Đối với các lực lượng dân quân tự vệ, súng máy phòng không DShK cũng được sử dụng rất rộng rãi. Trong hai cuộc chiến bảo vệ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoạt của không quân Mỹ; DShK được trang bị cho các trung đội và tiểu đội dân quân, tạo thành màn hỏa lực tầm thấp tiêu diệt máy bay. Tiêu biểu, đêm 22 rạng sáng ngày 23/12/1972, ba trung đội tự vệ của Nhà máy cơ khí Mai Động, Nhà máy cơ khí Lương Yên và xí nghiệp Gỗ Bạch Đằng đã phục kích tại cảng Vân Đồn (Hà Nội); sử dụng 3 khẩu DShK và 2 tổ hợp súng máy phòng không ZPU-1 14,5 mm đã bắn rơi tại chỗ một máy bay F-111A của không quân Mỹ, bắt sống phi công. Súng đại liên DShK được kết hợp với nhiều vũ khí phòng không khác như, pháo phòng không 37 mm hay 57 mm; chiến đấu tại các binh trạm của QĐND Việt Nam và của QGPMN Việt Nam, bố trí dọc theo đường Trường Sơn để chống lại các cuộc càn quét, bắn phá của không quân Mỹ, cũng như không quân chính quyền Sài Gòn nhắm vào con đường này. Đại liên DShK được các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, là một trong những thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm, đối với các loại trực thăng của Mỹ trong chiến tranh Việt nam. Những người lính giải phóng thường dùng chiến thuật "đón lõng đường bay" để săn tìm, phá hủy trực thăng Mỹ. Những chiến sĩ QGPMN Việt Nam ẩn nấp, ngụy trang dưới hầm hoặc dưới tán cây rậm rạp, đợi trực thăng Mỹ thấp xuống tìm mục tiêu hoặc đổ quân chi viện thì nổ súng để triệt hạ. Chỉ cần vài phát đạn 12,7 mm bắn trúng trực diện chiếc trực thăng cũng đủ để bắn rơi nó. Trong số hơn 7.000 trực thăng các loại của Mỹ bị phá hủy ở Việt Nam, tỷ lệ trực thăng bị hạ lớn nhất là do DShK gây nên. Có những chiến sĩ của QĐNDVN đã triệt hạ được rất nhiều máy bay Mỹ bằng DShK trong chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1970-1972, chiến sĩ Lê Xuân Tưởng (sinh năm 1950, quê Lệ Thủy, Quảng Bình) đã cùng với đồng đội của anh tiêu diệt tới 37 máy bay Mỹ bằng DShK, trong đó có 2 chiếc máy bay phản lực F-4 Phantom. Đặc biệt, trong trận đánh ngày 02/07/1970 ở căn cứ Dốc Mây, chỉ trong 30 phút, Lê Xuân Tưởng đã bắn hạ tới 5 chiếc máy bay UH-1A của Mỹ.Chiến sĩ Tạ Duy Sản (quê Hoà Bình) sử dụng DShK đã hạ 4 máy bay Mỹ trong 3 ngày 15, 16, 17/7/1968, trung đội của anh đóng chốt tại sân bay Khe Sanh đã hạ tới 7 máy bay CH-47, trong đó, chiến sĩ Tạ Duy Sản tự mình bắn hạ 1 chiếc.Lê Hữu Tựu (1944 - 1972), Anh hùng LLVTND; Đại đội phó Đại đội phòng không 3, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 2, quân khu 5, quê Đông Anh, Hà Nội. Ông là xạ thủ súng máy phòng không 12,7 mm, chiến đấu trên 50 trận, bắn rơi 31 trực thăng Mỹ. Chiến sĩ Nguyễn Văn Nhương (Anh hùng LLVTND, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) đã dùng DShK tham gia 175 trận đánh trong những năm từ 1968 đến 1972, bắn rơi 13 máy bay các loại (riêng trong Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, bản thân ông đã bắn rơi 7 máy bay). Ngày 30/7/1970, tại khu vực núi Cô Pung, tây Thừa Thiên Huế, khẩu đội súng máy 12,7mm, thuộc sư đoàn 324, xạ thủ Đặng Thọ Truật đã tổ chức phục kích trực thăng Mỹ đổ quân. Trong khoảng 30 phút, với 125 viên đạn, Đặng Thọ Truật đã bắn rơi tại chỗ 13 trực thăng, bắn hỏng 11 chiếc khác.Trong kháng chiến chống Mỹ, Đặng Thọ Truật được tặng thưởng 5 danh hiệu “Dũng sĩ diệt máy bay”, 2 danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” cùng nhiều phần thưởng khác. Ngày 10/8/2015, Đặng Thọ Truật được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lúc 13h ngày 13/9/1968, Đại đội 18, Trung đoàn 320, với 2 khẩu DShK và 40 viên đạn đã bắn rơi 2 chiếc trực thăng UH-1, trong đó 1 chiếc đang chở ban chỉ huy Mỹ, giết chết thiếu tướng Mỹ Keith Lincoln Ware (Tư lệnh Sư đoàn 1 "Anh Cả Đỏ" của Mỹ). Trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, DShK do Liên Xô viện trợ trực tiếp cho Việt Nam, được sử dụng hết sức rộng rãi tại các căn cứ phòng thủ phía Bắc. Uy lực khủng khiếp của nó gây tổn thất lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho chiến thuật biển người của quân đội Trung Quốc. Hiện nay, DShK trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam đang dần được thay thế bằng loại súng máy 12,7mm khác tiên tiến hơn là NSV. Thế nhưng, DShK vẫn được Quân đội nhân dân Việt Nam tin tưởng sử dụng trong một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: TH.
Đối với các lực lượng dân quân tự vệ, súng máy phòng không DShK cũng được sử dụng rất rộng rãi. Trong hai cuộc chiến bảo vệ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoạt của không quân Mỹ; DShK được trang bị cho các trung đội và tiểu đội dân quân, tạo thành màn hỏa lực tầm thấp tiêu diệt máy bay.
Tiêu biểu, đêm 22 rạng sáng ngày 23/12/1972, ba trung đội tự vệ của Nhà máy cơ khí Mai Động, Nhà máy cơ khí Lương Yên và xí nghiệp Gỗ Bạch Đằng đã phục kích tại cảng Vân Đồn (Hà Nội); sử dụng 3 khẩu DShK và 2 tổ hợp súng máy phòng không ZPU-1 14,5 mm đã bắn rơi tại chỗ một máy bay F-111A của không quân Mỹ, bắt sống phi công.
Súng đại liên DShK được kết hợp với nhiều vũ khí phòng không khác như, pháo phòng không 37 mm hay 57 mm; chiến đấu tại các binh trạm của QĐND Việt Nam và của QGPMN Việt Nam, bố trí dọc theo đường Trường Sơn để chống lại các cuộc càn quét, bắn phá của không quân Mỹ, cũng như không quân chính quyền Sài Gòn nhắm vào con đường này.
Đại liên DShK được các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, là một trong những thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm, đối với các loại trực thăng của Mỹ trong chiến tranh Việt nam. Những người lính giải phóng thường dùng chiến thuật "đón lõng đường bay" để săn tìm, phá hủy trực thăng Mỹ.
Những chiến sĩ QGPMN Việt Nam ẩn nấp, ngụy trang dưới hầm hoặc dưới tán cây rậm rạp, đợi trực thăng Mỹ thấp xuống tìm mục tiêu hoặc đổ quân chi viện thì nổ súng để triệt hạ. Chỉ cần vài phát đạn 12,7 mm bắn trúng trực diện chiếc trực thăng cũng đủ để bắn rơi nó.
Trong số hơn 7.000 trực thăng các loại của Mỹ bị phá hủy ở Việt Nam, tỷ lệ trực thăng bị hạ lớn nhất là do DShK gây nên. Có những chiến sĩ của QĐNDVN đã triệt hạ được rất nhiều máy bay Mỹ bằng DShK trong chiến tranh Việt Nam.
Từ năm 1970-1972, chiến sĩ Lê Xuân Tưởng (sinh năm 1950, quê Lệ Thủy, Quảng Bình) đã cùng với đồng đội của anh tiêu diệt tới 37 máy bay Mỹ bằng DShK, trong đó có 2 chiếc máy bay phản lực F-4 Phantom. Đặc biệt, trong trận đánh ngày 02/07/1970 ở căn cứ Dốc Mây, chỉ trong 30 phút, Lê Xuân Tưởng đã bắn hạ tới 5 chiếc máy bay UH-1A của Mỹ.
Chiến sĩ Tạ Duy Sản (quê Hoà Bình) sử dụng DShK đã hạ 4 máy bay Mỹ trong 3 ngày 15, 16, 17/7/1968, trung đội của anh đóng chốt tại sân bay Khe Sanh đã hạ tới 7 máy bay CH-47, trong đó, chiến sĩ Tạ Duy Sản tự mình bắn hạ 1 chiếc.
Lê Hữu Tựu (1944 - 1972), Anh hùng LLVTND; Đại đội phó Đại đội phòng không 3, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 2, quân khu 5, quê Đông Anh, Hà Nội. Ông là xạ thủ súng máy phòng không 12,7 mm, chiến đấu trên 50 trận, bắn rơi 31 trực thăng Mỹ.
Chiến sĩ Nguyễn Văn Nhương (Anh hùng LLVTND, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) đã dùng DShK tham gia 175 trận đánh trong những năm từ 1968 đến 1972, bắn rơi 13 máy bay các loại (riêng trong Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, bản thân ông đã bắn rơi 7 máy bay).
Ngày 30/7/1970, tại khu vực núi Cô Pung, tây Thừa Thiên Huế, khẩu đội súng máy 12,7mm, thuộc sư đoàn 324, xạ thủ Đặng Thọ Truật đã tổ chức phục kích trực thăng Mỹ đổ quân. Trong khoảng 30 phút, với 125 viên đạn, Đặng Thọ Truật đã bắn rơi tại chỗ 13 trực thăng, bắn hỏng 11 chiếc khác.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đặng Thọ Truật được tặng thưởng 5 danh hiệu “Dũng sĩ diệt máy bay”, 2 danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” cùng nhiều phần thưởng khác. Ngày 10/8/2015, Đặng Thọ Truật được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lúc 13h ngày 13/9/1968, Đại đội 18, Trung đoàn 320, với 2 khẩu DShK và 40 viên đạn đã bắn rơi 2 chiếc trực thăng UH-1, trong đó 1 chiếc đang chở ban chỉ huy Mỹ, giết chết thiếu tướng Mỹ Keith Lincoln Ware (Tư lệnh Sư đoàn 1 "Anh Cả Đỏ" của Mỹ).
Trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, DShK do Liên Xô viện trợ trực tiếp cho Việt Nam, được sử dụng hết sức rộng rãi tại các căn cứ phòng thủ phía Bắc. Uy lực khủng khiếp của nó gây tổn thất lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho chiến thuật biển người của quân đội Trung Quốc.
Hiện nay, DShK trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam đang dần được thay thế bằng loại súng máy 12,7mm khác tiên tiến hơn là NSV. Thế nhưng, DShK vẫn được Quân đội nhân dân Việt Nam tin tưởng sử dụng trong một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: TH.