Khẩu súng máy MG 131 nổi tiếng của Không quân Luftwaffe (không quân Đức) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là một trong những khẩu súng máy hiếm hoi trên thế giới sử dụng cỡ đạn 13mm. Nguồn ảnh: TA.Thông thường, các quốc gia trên thế giới sẽ sử dụng cỡ đạn 12,7mm hoặc 14,5mm cho hoả lực súng máy hạng nhẹ trên máy bay chiến đấu, tuy nhiên hoả lực 13mm lại rất ít quốc gia sử dụng, chỉ xuất hiện ở Đức, Italia và Nhật Bản. Nguồn ảnh: TA.Đây có thể coi là cỡ đạn lai giữa 12,7mm và 14,5mm, có động năng tốt, khả năng công phá mạnh nhưng lại không quá tốn diện tích như cỡ đạn 14,5mm và không cần làm mát bằng dung dịch. Nguồn ảnh: TA.Khẩu súng máy MG 131 của Đức chỉ được trang bị trên các loại máy bay của lực lượng Luftwaffe, không được sử dụng cho lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: TA.Một vài loại máy bay huyền thoại của Đức từng khiến phi công Đồng minh hãi hùng khi bắt gặp có sử dụng khẩu súng máy 13mm này đó là Bf 109, Fw 190, Ju 88, Ju 388 hay He 177. Nguồn ảnh: TA.Ngoại trừ một vài hệ thống súng máy điều khiển từ xa được trang bị chỉ một khẩu MG 131, còn lại chủ yếu MG 131 được trang bị theo cặp để tăng tối đa mật độ hoả lực cũng như khả năng chính xác tăng lên gấp đôi. Nguồn ảnh: TA.Toàn bộ trọng lượng của một khẩu MG 131 (chưa kèm đạn) khoảng 16,6 kg, dài 1170mm trong đó chiều dài nòng là 550mm - chiếm khoảng 50% chiều dài tổng thể của súng. Nguồn ảnh: TA.Sử dụng cỡ đạn 13x65mmB, khẩu súng máy này có thể cho phép bắn được với tốc độ lên tới 900 viên/phút, sơ tốc đầu nòng lên tời 750 mét/giây; tầm bắn hiệu quả tối đa 1800 mét. Nguồn ảnh: TA.Thông thường các phi công của Đức quốc xã sẽ áp sát mục tiêu đối phương ở khoảng cách dưới 200 mét trước khi khai hoả. Với sức công phá của MG 131, khoảng cách dưới 200 mét sẽ là cực kỳ "chết chóc" với mọi loại mục tiêu. Nguồn ảnh: TA.Không quân Luftwaffe thậm chí còn gắn khẩu súng máy này vào các ụ súng phụ trên các loại máy bay ném bom, máy bay cường kích để tăng sức chiến đấu với tiêm kích đối phương. Nguồn ảnh: TA.Một trong những nhược điểm lớn nhất của cỡ đạn 13mm khiến nó gần như bị xoá sổ sau này đó là cỡ đạn này yêu cầu một dây chuyền sản xuất riêng biệt, rất khó cung ứng trong điều kiện khó khăn cuối chiến tranh khi mà các nhà máy của Đức bị Đồng minh ném bom huỷ diệt. Nguồn ảnh: TA.Sức mạnh của Không quân Luftwaffe trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Khẩu súng máy MG 131 nổi tiếng của Không quân Luftwaffe (không quân Đức) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là một trong những khẩu súng máy hiếm hoi trên thế giới sử dụng cỡ đạn 13mm. Nguồn ảnh: TA.
Thông thường, các quốc gia trên thế giới sẽ sử dụng cỡ đạn 12,7mm hoặc 14,5mm cho hoả lực súng máy hạng nhẹ trên máy bay chiến đấu, tuy nhiên hoả lực 13mm lại rất ít quốc gia sử dụng, chỉ xuất hiện ở Đức, Italia và Nhật Bản. Nguồn ảnh: TA.
Đây có thể coi là cỡ đạn lai giữa 12,7mm và 14,5mm, có động năng tốt, khả năng công phá mạnh nhưng lại không quá tốn diện tích như cỡ đạn 14,5mm và không cần làm mát bằng dung dịch. Nguồn ảnh: TA.
Khẩu súng máy MG 131 của Đức chỉ được trang bị trên các loại máy bay của lực lượng Luftwaffe, không được sử dụng cho lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: TA.
Một vài loại máy bay huyền thoại của Đức từng khiến phi công Đồng minh hãi hùng khi bắt gặp có sử dụng khẩu súng máy 13mm này đó là Bf 109, Fw 190, Ju 88, Ju 388 hay He 177. Nguồn ảnh: TA.
Ngoại trừ một vài hệ thống súng máy điều khiển từ xa được trang bị chỉ một khẩu MG 131, còn lại chủ yếu MG 131 được trang bị theo cặp để tăng tối đa mật độ hoả lực cũng như khả năng chính xác tăng lên gấp đôi. Nguồn ảnh: TA.
Toàn bộ trọng lượng của một khẩu MG 131 (chưa kèm đạn) khoảng 16,6 kg, dài 1170mm trong đó chiều dài nòng là 550mm - chiếm khoảng 50% chiều dài tổng thể của súng. Nguồn ảnh: TA.
Sử dụng cỡ đạn 13x65mmB, khẩu súng máy này có thể cho phép bắn được với tốc độ lên tới 900 viên/phút, sơ tốc đầu nòng lên tời 750 mét/giây; tầm bắn hiệu quả tối đa 1800 mét. Nguồn ảnh: TA.
Thông thường các phi công của Đức quốc xã sẽ áp sát mục tiêu đối phương ở khoảng cách dưới 200 mét trước khi khai hoả. Với sức công phá của MG 131, khoảng cách dưới 200 mét sẽ là cực kỳ "chết chóc" với mọi loại mục tiêu. Nguồn ảnh: TA.
Không quân Luftwaffe thậm chí còn gắn khẩu súng máy này vào các ụ súng phụ trên các loại máy bay ném bom, máy bay cường kích để tăng sức chiến đấu với tiêm kích đối phương. Nguồn ảnh: TA.
Một trong những nhược điểm lớn nhất của cỡ đạn 13mm khiến nó gần như bị xoá sổ sau này đó là cỡ đạn này yêu cầu một dây chuyền sản xuất riêng biệt, rất khó cung ứng trong điều kiện khó khăn cuối chiến tranh khi mà các nhà máy của Đức bị Đồng minh ném bom huỷ diệt. Nguồn ảnh: TA.
Sức mạnh của Không quân Luftwaffe trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.