Ra đời từ năm 1941, loại máy bay vận tải siêu nặng của Đức quốc xã mang tên Messerschmitt Me 323 được coi là loại vận tải cơ khỏe nhất từng được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Jsvoc.Máy bay vận tải Me 323 của Không quân Đức quốc xã được ra đời từ năm 1941, mục đích của Đức quốc xã khi thiết kế loại máy bay này đó là để mang hàng hóa hạng nặng như xe tăng, thiết giáp,... vượt eo biển tấn công vào Anh trong Chiến dịch Sealion. Nguồn ảnh: Jsvoc.Tuy nhiên, do Không quân Đức không thể làm chủ được bầu trời, chiến dịch Sealion chưa bao giờ được diễn ra và loại máy bay này chỉ được sản xuất từ năm 1941 tới năm 1942 trước khi bị "bỏ xó" cùng với chiến dịch tấn công nước Anh. Nguồn ảnh: Jsvoc.Me 323 được trang bị tới 6 động cơ loại Gnome-Rhone 14N-48/49. Đây là loại động cơ có công suất cực lớn, lên tới 868 kW (mỗi động cơ), giúp máy bay cất cánh được với trọng lượng tối đa lên tới 43 tấn. Nguồn ảnh: Jsvoc.Me 323 có phi hành đoàn bao gồm 5 người, có khả năng chở theo tối đa 130 lính với đầy đủ trang bị hoặc 10 tới 12 tấn hàng tùy cách đóng gói. Nguồn ảnh: Jsvoc.Loại máy bay này có chiều dài 28,2 mét, sải cánh rộng 55,2 mét, cao tới 10,15 mét và có diện tích mặt cánh 300 mét vuông. Trọng lượng rỗng của Me 323 đã lên tới 27,3 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa của nó lên tới 43 tấn. Nguồn ảnh: Jsvoc.So với các loại máy bay vận tải thời bấy giờ, Me 323 có tốc độ cực chậm, chỉ 285 km/h nghĩa là tương đương với các loại trực thăng ngày nay. Tốc độ hành trình của nó là 218 km/h và có tầm hoạt động tối đa chỉ 1100 km - quá ngắn cho một dòng máy bay vận tải chiến lược tầm xa. Nguồn ảnh: Jsvoc.Trần bay tối đa của Me 323 cũng chỉ lên tới 4000 mét. Giống với nhiều loại máy bay cỡ lớn cùng thời, Me 323 cũng được trang bị một loạt các ổ súng máy MG 15 hoặc MG 131 để "phòng thân". Tuy nhiên khi bị tiêm kích Đồng minh áp sát, chiếc máy bay này chắc chắn sẽ bị hạ. Nguồn ảnh: Jsvoc.Tổng cộng chỉ có khoảng 200 chiếc Me 323 từng được sản xuất và sử dụng chủ yếu ở mặt trận phía Đông thay vì sử dụng để chở hàng tiếp tế tới Anh như dự định. Mặc dù vậy, chiếc máy bay này đã bị "tuyệt chủng" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và không còn bất cứ chiếc Me 323 hoàn thiện nào còn tồn tại tới ngày nay. Nguồn ảnh: Jsvoc.Năm 2012, người ta tìm thấy xác của một chiếc Me 323 còn gần như nguyên vẹn ở dưới đáy biển gần khu vực La Maddalena, Italia. Đối chiếu với các ghi chép, các nhà sử gia khẳng định chiếc máy bay này bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ Anh và đã nằm đây từ ngày 26/7/1943. Nguồn ảnh: Jsvoc.Do có trọng lượng quá lớn và nằm dưới đáy biển đã hơn 70 năm, mọi nỗ lực trục với chiếc máy bay này nguyên trạng đều được coi là bất khả thi và cho tới tận ngày nay, chiếc Me 323 duy nhất còn nguyên vẹn trên thế giới vẫn nằm ở độ sâu 60 mét dưới lòng biển. Nguồn ảnh: Jsvoc.Me 323 có thiết kế cực kỳ thông minh với cửa khoang hàng mở ra ở phía trước mõm máy bay - đây là thiết kế mà các loại máy bay vận tải cỡ lớn sau này đều học tập lại. Nguồn ảnh: Jsvoc. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh máy bay vận tải Me 323 của Không quân Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ra đời từ năm 1941, loại máy bay vận tải siêu nặng của Đức quốc xã mang tên Messerschmitt Me 323 được coi là loại vận tải cơ khỏe nhất từng được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Máy bay vận tải Me 323 của Không quân Đức quốc xã được ra đời từ năm 1941, mục đích của Đức quốc xã khi thiết kế loại máy bay này đó là để mang hàng hóa hạng nặng như xe tăng, thiết giáp,... vượt eo biển tấn công vào Anh trong Chiến dịch Sealion. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Tuy nhiên, do Không quân Đức không thể làm chủ được bầu trời, chiến dịch Sealion chưa bao giờ được diễn ra và loại máy bay này chỉ được sản xuất từ năm 1941 tới năm 1942 trước khi bị "bỏ xó" cùng với chiến dịch tấn công nước Anh. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Me 323 được trang bị tới 6 động cơ loại Gnome-Rhone 14N-48/49. Đây là loại động cơ có công suất cực lớn, lên tới 868 kW (mỗi động cơ), giúp máy bay cất cánh được với trọng lượng tối đa lên tới 43 tấn. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Me 323 có phi hành đoàn bao gồm 5 người, có khả năng chở theo tối đa 130 lính với đầy đủ trang bị hoặc 10 tới 12 tấn hàng tùy cách đóng gói. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Loại máy bay này có chiều dài 28,2 mét, sải cánh rộng 55,2 mét, cao tới 10,15 mét và có diện tích mặt cánh 300 mét vuông. Trọng lượng rỗng của Me 323 đã lên tới 27,3 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa của nó lên tới 43 tấn. Nguồn ảnh: Jsvoc.
So với các loại máy bay vận tải thời bấy giờ, Me 323 có tốc độ cực chậm, chỉ 285 km/h nghĩa là tương đương với các loại trực thăng ngày nay. Tốc độ hành trình của nó là 218 km/h và có tầm hoạt động tối đa chỉ 1100 km - quá ngắn cho một dòng máy bay vận tải chiến lược tầm xa. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Trần bay tối đa của Me 323 cũng chỉ lên tới 4000 mét. Giống với nhiều loại máy bay cỡ lớn cùng thời, Me 323 cũng được trang bị một loạt các ổ súng máy MG 15 hoặc MG 131 để "phòng thân". Tuy nhiên khi bị tiêm kích Đồng minh áp sát, chiếc máy bay này chắc chắn sẽ bị hạ. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Tổng cộng chỉ có khoảng 200 chiếc Me 323 từng được sản xuất và sử dụng chủ yếu ở mặt trận phía Đông thay vì sử dụng để chở hàng tiếp tế tới Anh như dự định. Mặc dù vậy, chiếc máy bay này đã bị "tuyệt chủng" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và không còn bất cứ chiếc Me 323 hoàn thiện nào còn tồn tại tới ngày nay. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Năm 2012, người ta tìm thấy xác của một chiếc Me 323 còn gần như nguyên vẹn ở dưới đáy biển gần khu vực La Maddalena, Italia. Đối chiếu với các ghi chép, các nhà sử gia khẳng định chiếc máy bay này bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ Anh và đã nằm đây từ ngày 26/7/1943. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Do có trọng lượng quá lớn và nằm dưới đáy biển đã hơn 70 năm, mọi nỗ lực trục với chiếc máy bay này nguyên trạng đều được coi là bất khả thi và cho tới tận ngày nay, chiếc Me 323 duy nhất còn nguyên vẹn trên thế giới vẫn nằm ở độ sâu 60 mét dưới lòng biển. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Me 323 có thiết kế cực kỳ thông minh với cửa khoang hàng mở ra ở phía trước mõm máy bay - đây là thiết kế mà các loại máy bay vận tải cỡ lớn sau này đều học tập lại. Nguồn ảnh: Jsvoc.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh máy bay vận tải Me 323 của Không quân Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.