Theo thông tin vừa được Tạp chí Quốc phòng Ukraine đăng tải, Lầu Năm Góc sẽ sớm chuyển giao một lô hàng vũ khí cực kỳ hiện đại cho quân đội nước này.Trong số này, có bao gồm một loại tên lửa mang đầu đạn chống bức xạ, thậm chí còn chưa được đưa vào biên chế của quân đội Mỹ.Theo thông tin được Oleksiy Reznikov - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận, đây là loại tên lửa chống bức xạ hoàn toàn mới, chưa từng được đưa vào sử dụng trong biên chế chính thức của quân đội Mỹ.Ngoài ra, quân đội Ukraine cũng sẽ nhận được một loạt các viện trợ khác cùng trong lô hàng này, bao gồm 36.000 quả đạn pháo, vũ khí chống tăng và 580 máy bay không người lái cảm tử.Hiện tại, vẫn chưa rõ loại tên lửa chống bức xạ được nhắc tới trong lô hàng viện trợ này là gì. Truyền thông Ukraine đoán rằng, rất có thể loại vũ khí được nhắc tới chính là máy bay không người lái cảm từ Phoenix Ghost, tuy nhiên đây không phải là "tên lửa", không giống với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov.Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng, rất có thể loại tên lửa chống bức xạ này, sẽ tương thích với hệ thống phóng HIMARS. Mặc dù chưa từng xuất hiện, nhưng từ năm 2018, Mỹ đã nghiên cứu tích hợp HIMARS với tên lửa mang đầu đạn chống bức xạ.Theo thông tin được tập đoàn Northrop Grumman tiết lộ, tên lửa chống bức xạ phóng từ HIMARS, sẽ được phát triển từ tên lửa chống bức xạ AGM-88E AARGM - vốn cũng là một loại tên lửa chống bức xạ nhưng chỉ phóng từ máy bay chiến đấu.Tên lửa chống bức xạ là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, loại tên lửa này khi được phóng đi sẽ dò theo bức xạ phát ra từ các hệ thống radar của đối phương, và sau đó đâm thẳng vào nguồn phát.Việc tấn công vào các hệ thống radar của đối phương, được xem là một cách để "chọc mù mắt" các hệ thống vũ khí hiện đại, sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến.Các loại vũ khí chống bức xạ đòi hỏi công nghệ chế tạo rất cao, ít quốc gia trên thế giới sở hữu được công nghệ này. Bản thân các loại tên lửa chống bức xạ hiện đại của Mỹ hiện nay được cho là rất khó để đánh chặn.Trong quá khứ, cách thức khắc chế tên lửa chống bức xạ khá đơn giản, chỉ cần "bật - tắt" nhiều dàn radar khác nhau ở các vị trí khác nhau liên tục, sẽ khiến tên lửa chống bức xạ bị loạn, không thể tìm đúng mục tiêu.Tuy nhiên, các loại tên lửa chống bức xạ hiện nay, được cho là đều có khả năng "nhớ" mục tiêu, nghĩa nó có thể tìm chính xác vị trí phát ra bức xạ ngay cả khi hệ thống radar đó đã được tắt đi.
Theo thông tin vừa được Tạp chí Quốc phòng Ukraine đăng tải, Lầu Năm Góc sẽ sớm chuyển giao một lô hàng vũ khí cực kỳ hiện đại cho quân đội nước này.
Trong số này, có bao gồm một loại tên lửa mang đầu đạn chống bức xạ, thậm chí còn chưa được đưa vào biên chế của quân đội Mỹ.
Theo thông tin được Oleksiy Reznikov - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận, đây là loại tên lửa chống bức xạ hoàn toàn mới, chưa từng được đưa vào sử dụng trong biên chế chính thức của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, quân đội Ukraine cũng sẽ nhận được một loạt các viện trợ khác cùng trong lô hàng này, bao gồm 36.000 quả đạn pháo, vũ khí chống tăng và 580 máy bay không người lái cảm tử.
Hiện tại, vẫn chưa rõ loại tên lửa chống bức xạ được nhắc tới trong lô hàng viện trợ này là gì. Truyền thông Ukraine đoán rằng, rất có thể loại vũ khí được nhắc tới chính là máy bay không người lái cảm từ Phoenix Ghost, tuy nhiên đây không phải là "tên lửa", không giống với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov.
Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng, rất có thể loại tên lửa chống bức xạ này, sẽ tương thích với hệ thống phóng HIMARS. Mặc dù chưa từng xuất hiện, nhưng từ năm 2018, Mỹ đã nghiên cứu tích hợp HIMARS với tên lửa mang đầu đạn chống bức xạ.
Theo thông tin được tập đoàn Northrop Grumman tiết lộ, tên lửa chống bức xạ phóng từ HIMARS, sẽ được phát triển từ tên lửa chống bức xạ AGM-88E AARGM - vốn cũng là một loại tên lửa chống bức xạ nhưng chỉ phóng từ máy bay chiến đấu.
Tên lửa chống bức xạ là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, loại tên lửa này khi được phóng đi sẽ dò theo bức xạ phát ra từ các hệ thống radar của đối phương, và sau đó đâm thẳng vào nguồn phát.
Việc tấn công vào các hệ thống radar của đối phương, được xem là một cách để "chọc mù mắt" các hệ thống vũ khí hiện đại, sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến.
Các loại vũ khí chống bức xạ đòi hỏi công nghệ chế tạo rất cao, ít quốc gia trên thế giới sở hữu được công nghệ này. Bản thân các loại tên lửa chống bức xạ hiện đại của Mỹ hiện nay được cho là rất khó để đánh chặn.
Trong quá khứ, cách thức khắc chế tên lửa chống bức xạ khá đơn giản, chỉ cần "bật - tắt" nhiều dàn radar khác nhau ở các vị trí khác nhau liên tục, sẽ khiến tên lửa chống bức xạ bị loạn, không thể tìm đúng mục tiêu.
Tuy nhiên, các loại tên lửa chống bức xạ hiện nay, được cho là đều có khả năng "nhớ" mục tiêu, nghĩa nó có thể tìm chính xác vị trí phát ra bức xạ ngay cả khi hệ thống radar đó đã được tắt đi.