Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của nước này hiện đang thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, cũng như tập trận với tàu khu trục mang theo trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản – chiến hạm JS Kaga, cuộc tập trận diễn ra trên biển Đông.Theo thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải, các đơn vị thuộc Hải quân Nhật Bản và Hải quân Mỹ đã tiến hành huấn luyện chiến thuật, phối hợp giữa các đơn vị mặt nước và không chiến. Các con tàu được tiếp nhiên liệu trên biển và thực thi các cuộc tập trận tấn công trên biển.Lầu Năm Góc cho biết, các hoạt động hợp tác này là một phần trong nỗ lực của Mỹ, nhằm duy trì sự hiện diện thường xuyên của Mỹ trên biển Đông nói riêng và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung.Chuẩn đô đốc Dan Martin - chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ, ông cho biết "Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khu vực năng động và thông qua việc tổ chức hoạt động hợp tác thường xuyên với các đồng minh và đối tác ở vùng biển và không phận quốc tế, chúng tôi thể hiện cam kết kiên định của mình trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển và trên không, và đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đều có thể làm như vậy mà không sợ hãi hay tranh chấp".Không chỉ gần đây, kể từ khi được triển khai đến Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ vào mùa hè, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson cũng đã tham gia hàng loạt các hoạt động an ninh cũng như tập trận với Nhật Bản.Gần đây nhất chính là cuộc tập trận Malabar 2021, cùng với đó là 2 thành viên còn lại thuộc “bộ tứ” là Australia và Ấn Độ tại vịnh Bengal.Về sức mạnh của USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ, đây được coi là một siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ. Siêu tàu sân bay lớp Nimitz này là chiếc thứ 3 trực thuộc biên chế của Hải quân Mỹ.CVN-70 được đặt đóng, phát triển bởi hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding của Mỹ, được hạ thủy lần đầu vào năm 1980 và thực hiện chuyến đi đầu tiên vào năm 1983.USS Carl Vinson sở hữu cho mình tải trọng choán nước lên tới hơn 100.000 tấn với chiều dài thân đạt đến 332,8m và cao hơn 317m so với mực nước biển. Con tàu có sức chứa khá đồ sộ, có thể mang theo tối đa 90 máy bay quân sự và trực thăng quân sự, cùng với trên 6.000 thủy thủ đoàn mỗi lần xuất kích.USS Carl Vinson được trang bị cho mình tới 2 lò phản ứng hạt nhân A4W cùng 4 tuabin hơi nước, cho phép kỳ hạm này đạt vận tốc tối đa lên tới trên 30 hải lý/ giờ. Mang lại cho nó khả năng cơ động, linh hoạt trên mặt biển và tạo ra cơ hội cho các máy bay xuất kích trên con tàu này.Đi kèm với sự cơ động nhờ tốc độ, hàng không mẫu hạm của Mỹ còn được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, bao gồm các hệ thống radar, dẫn đường. Đem lại cho CVN-70 khả năng quan sát, kiểm soát mục tiêu cũng như tác chiến hiệu quả.Và để tác chiến hiệu quả nhất khi xuất kích, tàu khu trục này cũng có vũ trang cực kì đáng gờm. Xuất hiện trên con tàu này có sự góp mặt của 3 hệ thống Phalanx CIWS, 2 bệ phóng dành cho tên lửa RIM-116 và 2 bệ phóng khác cho tên lửa Mk 57 mod 3.Còn về JS Kaga (DDH-184) của Nhật Bản, tàu khu trục này hoạt động như một tàu sân bay trực thăng và là chiếc thứ 2 trong lớp tàu khu trục Izumo của nước này, thuộc Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản.JS Kaga được phát triển, sản xuất bởi nhà máy Yokohama của Nhật Bản vào năm 2013, ra mắt lần đầu vào tháng 8/2015 và chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2017.Tàu khu trục trực thăng này được thiết kế với tải trọng choán nước tiêu chuẩn đạt 19,5 tấn, khi đầy tải có thể đạt đến 27 tấn. Kích thước chiều dài thân của con tàu là 248m. DDH-184 có thể mang theo tối đa là 28 máy bay, trong đó có sự xuất hiện của 7 chiếc trực thăng ASW và 2 trực thăng SAR. Cùng với đó là hệ thống vũ khí tân tiến bao gồm 2-3 hệ thống Phalanx CIWS và 2 SeaRAM.JS Kaga cũng được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, đảm bảo công tác tác chiến hiệu quả trong khi thực thi nhiệm vụ. Và với việc được trang bị hệ thống động cơ bao gồm 4 tuabin khí GE/IHI LM2500IEC, tàu khu trục này có thể đạt vận tốc tối đa lên tới trên 30 hải lý/ giờ, đảm bảo sự cơ động. Có thể nói, việc Tokyo cùng Mỹ và Lực lượng Hải quân Các đồng minh tiến hành hợp tác, đã thể hiện một sự thống nhất, cũng như ý chí mạnh mẽ của các bên nhằm hướng tới mục tiêu “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa”.
Hình ảnh về cuộc tập trận tàu sân bay Mỹ-Nhật trên biển Đông. Nguồn: VTC NOW.
Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của nước này hiện đang thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, cũng như tập trận với tàu khu trục mang theo trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản – chiến hạm JS Kaga, cuộc tập trận diễn ra trên biển Đông.
Theo thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải, các đơn vị thuộc Hải quân Nhật Bản và Hải quân Mỹ đã tiến hành huấn luyện chiến thuật, phối hợp giữa các đơn vị mặt nước và không chiến. Các con tàu được tiếp nhiên liệu trên biển và thực thi các cuộc tập trận tấn công trên biển.
Lầu Năm Góc cho biết, các hoạt động hợp tác này là một phần trong nỗ lực của Mỹ, nhằm duy trì sự hiện diện thường xuyên của Mỹ trên biển Đông nói riêng và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung.
Chuẩn đô đốc Dan Martin - chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ, ông cho biết "Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khu vực năng động và thông qua việc tổ chức hoạt động hợp tác thường xuyên với các đồng minh và đối tác ở vùng biển và không phận quốc tế, chúng tôi thể hiện cam kết kiên định của mình trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển và trên không, và đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đều có thể làm như vậy mà không sợ hãi hay tranh chấp".
Không chỉ gần đây, kể từ khi được triển khai đến Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ vào mùa hè, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson cũng đã tham gia hàng loạt các hoạt động an ninh cũng như tập trận với Nhật Bản.
Gần đây nhất chính là cuộc tập trận Malabar 2021, cùng với đó là 2 thành viên còn lại thuộc “bộ tứ” là Australia và Ấn Độ tại vịnh Bengal.
Về sức mạnh của USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ, đây được coi là một siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ. Siêu tàu sân bay lớp Nimitz này là chiếc thứ 3 trực thuộc biên chế của Hải quân Mỹ.
CVN-70 được đặt đóng, phát triển bởi hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding của Mỹ, được hạ thủy lần đầu vào năm 1980 và thực hiện chuyến đi đầu tiên vào năm 1983.
USS Carl Vinson sở hữu cho mình tải trọng choán nước lên tới hơn 100.000 tấn với chiều dài thân đạt đến 332,8m và cao hơn 317m so với mực nước biển.
Con tàu có sức chứa khá đồ sộ, có thể mang theo tối đa 90 máy bay quân sự và trực thăng quân sự, cùng với trên 6.000 thủy thủ đoàn mỗi lần xuất kích.
USS Carl Vinson được trang bị cho mình tới 2 lò phản ứng hạt nhân A4W cùng 4 tuabin hơi nước, cho phép kỳ hạm này đạt vận tốc tối đa lên tới trên 30 hải lý/ giờ. Mang lại cho nó khả năng cơ động, linh hoạt trên mặt biển và tạo ra cơ hội cho các máy bay xuất kích trên con tàu này.
Đi kèm với sự cơ động nhờ tốc độ, hàng không mẫu hạm của Mỹ còn được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, bao gồm các hệ thống radar, dẫn đường. Đem lại cho CVN-70 khả năng quan sát, kiểm soát mục tiêu cũng như tác chiến hiệu quả.
Và để tác chiến hiệu quả nhất khi xuất kích, tàu khu trục này cũng có vũ trang cực kì đáng gờm. Xuất hiện trên con tàu này có sự góp mặt của 3 hệ thống Phalanx CIWS, 2 bệ phóng dành cho tên lửa RIM-116 và 2 bệ phóng khác cho tên lửa Mk 57 mod 3.
Còn về JS Kaga (DDH-184) của Nhật Bản, tàu khu trục này hoạt động như một tàu sân bay trực thăng và là chiếc thứ 2 trong lớp tàu khu trục Izumo của nước này, thuộc Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản.
JS Kaga được phát triển, sản xuất bởi nhà máy Yokohama của Nhật Bản vào năm 2013, ra mắt lần đầu vào tháng 8/2015 và chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2017.
Tàu khu trục trực thăng này được thiết kế với tải trọng choán nước tiêu chuẩn đạt 19,5 tấn, khi đầy tải có thể đạt đến 27 tấn. Kích thước chiều dài thân của con tàu là 248m.
DDH-184 có thể mang theo tối đa là 28 máy bay, trong đó có sự xuất hiện của 7 chiếc trực thăng ASW và 2 trực thăng SAR. Cùng với đó là hệ thống vũ khí tân tiến bao gồm 2-3 hệ thống Phalanx CIWS và 2 SeaRAM.
JS Kaga cũng được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, đảm bảo công tác tác chiến hiệu quả trong khi thực thi nhiệm vụ. Và với việc được trang bị hệ thống động cơ bao gồm 4 tuabin khí GE/IHI LM2500IEC, tàu khu trục này có thể đạt vận tốc tối đa lên tới trên 30 hải lý/ giờ, đảm bảo sự cơ động.
Có thể nói, việc Tokyo cùng Mỹ và Lực lượng Hải quân Các đồng minh tiến hành hợp tác, đã thể hiện một sự thống nhất, cũng như ý chí mạnh mẽ của các bên nhằm hướng tới mục tiêu “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa”.
Hình ảnh về cuộc tập trận tàu sân bay Mỹ-Nhật trên biển Đông. Nguồn: VTC NOW.