Cán cân quyền lực ở Tây Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng. Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một quân đội “cường quốc” và đang nuôi hy vọng, có thể vượt qua Mỹ trong một tương lai không xa.Trung Quốc đang đầu tư vào một loạt các năng lực công nghệ cao, nhiều công nghệ trong số này được thiết kế rõ ràng để tiến công các khu vực có lợi thế của Mỹ. Đặc biệt, Quân đội Trung Quốc (PLA) đang nhanh chóng mở rộng khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô, tầm xa nhằm vào cả các căn cứ cố định và lực lượng cơ động.Không quân PLA hiện đang sử dụng số lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 và sẽ sớm đưa vào biên chế một loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình tầm xa mới có tên H-20.PLA đã triển khai một số lượng lớn tên lửa hành trình và đạn đạo dẫn đường chính xác tầm xa; một trong số đó là tên lửa đạn đạo DF-21D, được cho là được thiết kế đặc biệt, để tấn công các tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay Mỹ.Tên lửa mang đầu đạn thông thường sẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc tấn công hàng loạt, nhằm mục đích làm tê liệt các lực lượng đối lập ngay từ đầu các cuộc chiến. Hải quân PLA đang nhanh chóng mở rộng với các tàu ngầm tấn công mới, tàu sân bay, tàu khu trục tên lửa và tàu chiến đổ bộ cỡ lớn.Đáp lại, quân đội Mỹ đang thực hiện những thay đổi đáng kể đối với tư thế lực lượng và các khái niệm hoạt động. Mục tiêu chung là triển khai các đơn vị rộng hơn trong toàn khu vực, làm cho mỗi đơn vị hay phương tiện chiến đấu trở nên mạnh và cơ động hơn.Quân đội Mỹ đang đầu tư vào các khả năng mới và mở rộng để hỗ trợ các lực lượng này. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất để hiện đại hóa là trong các hệ thống tấn công chính xác, tầm xa như tên lửa hành trình Tomahawk Block V và Tên lửa tấn công chính xác của lục quân.Một lĩnh vực khác là phòng thủ tên lửa, Quân đội Mỹ sử dụng nhiều các hệ thống tên lửa phòng thủ trên đất liền như Aegis Ashore và Hệ thống phòng thủ khu vực THADD, Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên biển với radar SPY-6 mới.Các đồng minh của Mỹ chia sẻ quan điểm của Washington về mối đe dọa an ninh ngày càng tăng do Trung Quốc gây ra, bằng cách đang tăng chi tiêu quốc phòng. Một sáng kiến chính trong việc này là việc Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc đã mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35.Không thể không đánh giá cao tầm quan trọng của Nhật Bản với tư cách là đồng minh chính của Mỹ. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất đối với an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương do vị trí, sức mạnh kinh tế và mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ; và hiện Mỹ có các căn cứ quân sự nhiều nhất tại Nhật Bản.Chính phủ của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, coi việc ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên là ưu tiên số một về an ninh. Để đạt được mục tiêu đó, họ đã theo đuổi một chiến lược an ninh quốc gia, tập trung vào việc cải thiện Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) cả về chất và lượng, đồng thời phát triển khả năng tiến hành các hoạt động đa miền.Trong những năm gần đây, Tokyo đã thực hiện một chương trình hiện đại hóa quân sự quan trọng. Ngoài việc mua 147 chiếc F-35, Nhật Bản đã mua hoặc có kế hoạch mua trực thăng vận tải cánh lật V-22, máy bay tác chiến chống ngầm P-8, máy bay tiếp dầu trên không KC-46A, trực thăng vũ trang AH-64 Apache.Hầu hết hệ thống phòng thủ của Nhật Bản đều có nguồn gốc từ Mỹ, như hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Số tiêm kích đánh chặn hạng nặng của Nhật Bản đều là F-15J, sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử mới và khả năng mang vũ khí tối tân.Ngoài ra, Nhật Bản đang đầu tư vào các năng lực sản xuất quốc phòng trong nước. JSDF đã cải tiến hai tàu khu trục lớp Izumo thành tàu sân bay mini, có khả năng cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35B cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.Ngoài ra Nhật Bản cũng bắt đầu nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6, để thay thế những chiếc F-2 của không quân nước này trong tương lai. Nhật cũng sẽ hợp tác với Mỹ để phát triển và triển khai một loạt các vệ tinh cảnh báo tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp.Vài năm trước, chính phủ Abe đã quyết định mua hai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore. Đây là hệ thống tương tự hiện đang được triển khai ở châu Âu. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, họ đang tạm dừng việc mua sắm.Tuy nhiên trước mối đe dọa ngày càng tăng do các kho tên lửa đạn đạo ngày càng mở rộng của Trung Quốc và Triều Tiên, nhiều trong số đó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Nhật Bản cần phải cam kết nghiêm túc về khả năng phòng thủ tên lửa quốc gia.Kết thúc kỷ nguyên Abe là thời điểm để xem xét vai trò tương lai của Nhật Bản trong cấu trúc an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Khách quan đánh giá, Nhật Bản cần phải làm nhiều hơn nữa, nếu có hy vọng ngăn cản Trung Quốc và Triều Tiên.Về bản chất, Nhật Bản cần có khả năng làm chệch hướng và làm suy giảm bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu nào của Trung Quốc hoặc Triều Tiên vào nước này, tạo thời gian cho Mỹ và các đồng minh khác phản ứng quân sự.Với những khoản đầu tư bổ sung thích hợp vào khả năng tấn công và phòng thủ, Nhật Bản có thể trở thành một “hàng không mẫu hạm không thể chìm”, giống như vai trò của Anh và Liên Xô trong phần lớn Thế chiến thứ hai.Điều này yêu cầu Nhật Bản phải đầu tư nghiêm túc vào hệ thống phòng thủ chủ động và thụ động để chống lại các mối đe dọa từ không quân và tên lửa từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng họ cũng phải tiến hành các cuộc tấn công tầm xa, với mục đích làm gián đoạn các hoạt động của đối phương.Một số nhà quan sát thậm chí còn đi xa hơn, đề xuất Nhật Bản áp dụng chiến lược “chủ động răn đe” để làm cho Nhật Bản ít bị tấn công hơn, bằng cách mở rộng khả năng phòng thủ và đồng thời tăng cường khả năng tiêu diệt các lực lượng tấn công thù địch, ngay cả ở khoảng cách xa, từ chính lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh cách thức hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Nguồn: IAMD.
Cán cân quyền lực ở Tây Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng. Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một quân đội “cường quốc” và đang nuôi hy vọng, có thể vượt qua Mỹ trong một tương lai không xa.
Trung Quốc đang đầu tư vào một loạt các năng lực công nghệ cao, nhiều công nghệ trong số này được thiết kế rõ ràng để tiến công các khu vực có lợi thế của Mỹ. Đặc biệt, Quân đội Trung Quốc (PLA) đang nhanh chóng mở rộng khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô, tầm xa nhằm vào cả các căn cứ cố định và lực lượng cơ động.
Không quân PLA hiện đang sử dụng số lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 và sẽ sớm đưa vào biên chế một loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình tầm xa mới có tên H-20.
PLA đã triển khai một số lượng lớn tên lửa hành trình và đạn đạo dẫn đường chính xác tầm xa; một trong số đó là tên lửa đạn đạo DF-21D, được cho là được thiết kế đặc biệt, để tấn công các tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay Mỹ.
Tên lửa mang đầu đạn thông thường sẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc tấn công hàng loạt, nhằm mục đích làm tê liệt các lực lượng đối lập ngay từ đầu các cuộc chiến. Hải quân PLA đang nhanh chóng mở rộng với các tàu ngầm tấn công mới, tàu sân bay, tàu khu trục tên lửa và tàu chiến đổ bộ cỡ lớn.
Đáp lại, quân đội Mỹ đang thực hiện những thay đổi đáng kể đối với tư thế lực lượng và các khái niệm hoạt động. Mục tiêu chung là triển khai các đơn vị rộng hơn trong toàn khu vực, làm cho mỗi đơn vị hay phương tiện chiến đấu trở nên mạnh và cơ động hơn.
Quân đội Mỹ đang đầu tư vào các khả năng mới và mở rộng để hỗ trợ các lực lượng này. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất để hiện đại hóa là trong các hệ thống tấn công chính xác, tầm xa như tên lửa hành trình Tomahawk Block V và Tên lửa tấn công chính xác của lục quân.
Một lĩnh vực khác là phòng thủ tên lửa, Quân đội Mỹ sử dụng nhiều các hệ thống tên lửa phòng thủ trên đất liền như Aegis Ashore và Hệ thống phòng thủ khu vực THADD, Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên biển với radar SPY-6 mới.
Các đồng minh của Mỹ chia sẻ quan điểm của Washington về mối đe dọa an ninh ngày càng tăng do Trung Quốc gây ra, bằng cách đang tăng chi tiêu quốc phòng. Một sáng kiến chính trong việc này là việc Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc đã mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Không thể không đánh giá cao tầm quan trọng của Nhật Bản với tư cách là đồng minh chính của Mỹ. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất đối với an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương do vị trí, sức mạnh kinh tế và mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ; và hiện Mỹ có các căn cứ quân sự nhiều nhất tại Nhật Bản.
Chính phủ của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, coi việc ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên là ưu tiên số một về an ninh. Để đạt được mục tiêu đó, họ đã theo đuổi một chiến lược an ninh quốc gia, tập trung vào việc cải thiện Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) cả về chất và lượng, đồng thời phát triển khả năng tiến hành các hoạt động đa miền.
Trong những năm gần đây, Tokyo đã thực hiện một chương trình hiện đại hóa quân sự quan trọng. Ngoài việc mua 147 chiếc F-35, Nhật Bản đã mua hoặc có kế hoạch mua trực thăng vận tải cánh lật V-22, máy bay tác chiến chống ngầm P-8, máy bay tiếp dầu trên không KC-46A, trực thăng vũ trang AH-64 Apache.
Hầu hết hệ thống phòng thủ của Nhật Bản đều có nguồn gốc từ Mỹ, như hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Số tiêm kích đánh chặn hạng nặng của Nhật Bản đều là F-15J, sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử mới và khả năng mang vũ khí tối tân.
Ngoài ra, Nhật Bản đang đầu tư vào các năng lực sản xuất quốc phòng trong nước. JSDF đã cải tiến hai tàu khu trục lớp Izumo thành tàu sân bay mini, có khả năng cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35B cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Ngoài ra Nhật Bản cũng bắt đầu nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6, để thay thế những chiếc F-2 của không quân nước này trong tương lai. Nhật cũng sẽ hợp tác với Mỹ để phát triển và triển khai một loạt các vệ tinh cảnh báo tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp.
Vài năm trước, chính phủ Abe đã quyết định mua hai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore. Đây là hệ thống tương tự hiện đang được triển khai ở châu Âu. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, họ đang tạm dừng việc mua sắm.
Tuy nhiên trước mối đe dọa ngày càng tăng do các kho tên lửa đạn đạo ngày càng mở rộng của Trung Quốc và Triều Tiên, nhiều trong số đó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Nhật Bản cần phải cam kết nghiêm túc về khả năng phòng thủ tên lửa quốc gia.
Kết thúc kỷ nguyên Abe là thời điểm để xem xét vai trò tương lai của Nhật Bản trong cấu trúc an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Khách quan đánh giá, Nhật Bản cần phải làm nhiều hơn nữa, nếu có hy vọng ngăn cản Trung Quốc và Triều Tiên.
Về bản chất, Nhật Bản cần có khả năng làm chệch hướng và làm suy giảm bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu nào của Trung Quốc hoặc Triều Tiên vào nước này, tạo thời gian cho Mỹ và các đồng minh khác phản ứng quân sự.
Với những khoản đầu tư bổ sung thích hợp vào khả năng tấn công và phòng thủ, Nhật Bản có thể trở thành một “hàng không mẫu hạm không thể chìm”, giống như vai trò của Anh và Liên Xô trong phần lớn Thế chiến thứ hai.
Điều này yêu cầu Nhật Bản phải đầu tư nghiêm túc vào hệ thống phòng thủ chủ động và thụ động để chống lại các mối đe dọa từ không quân và tên lửa từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng họ cũng phải tiến hành các cuộc tấn công tầm xa, với mục đích làm gián đoạn các hoạt động của đối phương.
Một số nhà quan sát thậm chí còn đi xa hơn, đề xuất Nhật Bản áp dụng chiến lược “chủ động răn đe” để làm cho Nhật Bản ít bị tấn công hơn, bằng cách mở rộng khả năng phòng thủ và đồng thời tăng cường khả năng tiêu diệt các lực lượng tấn công thù địch, ngay cả ở khoảng cách xa, từ chính lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh cách thức hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Nguồn: IAMD.