Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ trở lại đây, Hải quân Anh đã triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay, tới khu vực Ấn Độ Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đội hình bao gồm tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth, tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu khu trục phòng không và hàng loạt tàu hỗ trợ khác.Theo thiết kế, sẽ có 48 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B được triển khai trên hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh; nhưng do F-35B hiện là máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới, cộng với kinh tế Anh khó khăn và tốc độ giao F-35 chậm, nên quân đội Anh dự kiến sẽ giảm đáng kể các đơn đặt hàng F-35B.Với những lý do trên, đồng nghĩa với việc F-35B thuộc sở hữu của Hải quân Anh, không thể đủ số lượng hoạt động trên tàu sân bay của họ. Do đó, Queen Elizabeth đã phải "dồn" cả số máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ và số F-35B của Quân đội Anh, mới đủ số lượng.Mặc dù tiêm kích hạm F-35B có khả năng chiến đấu yếu hơn và tầm bay ngắn hơn các mẫu F-35 khác, nhưng ưu điểm là nó có thể hạ cánh trên một số tàu sân bay cấp thấp hơn, không được trang bị hệ thống máy phóng đắt tiền và cáp hãm đà.Ngoài tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh, các tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp và lớp U.S của Mỹ cũng có thể làm phương tiện cất và hạ cánh cho máy bay F-35B.Những chiếc F-35B của Mỹ được triển khai trên chiếc "Queen Elizabeth" xuất phát từ Phi đội tấn công chiến đấu số 211 (VMFA-211) của Thủy quân lục chiến Mỹ. Chiếc "Queen Elizabeth" hiện mang theo 10 chiếc F-35B của Mỹ và 8 chiếc F-35B của Anh.Số lượng máy bay chiến đấu trên tàu Queen Elizabeth ít hơn 63% so với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, nhưng nó vẫn là phi đội F-35B lớn nhất, từng được triển khai trên một tàu chiến.Trung tá Andrew D'Ambroge, Chỉ huy trưởng Phi đội VMFA-211 của Thủy quân lục chiến Mỹ nói, chúng tôi chưa từng thấy một tàu chiến nào chở 18 chiếc F-35B đi ngang nửa vòng trái đất như chiếc Queen Elizabeth. Đây là một bước đi khá táo bạo.Theo Andrew, tàu sân bay của Anh sẽ cho phép phi đội F-35B của anh ta triển khai và thực hiện các nhiệm vụ liên quan, kiểm tra những gì một phi đội F-35B có thể làm được.Việc di chuyển Queen Elizabeth đến khu vực Biển Đông còn nhằm thu thập dữ liệu liên quan, về việc sử dụng các máy bay chiến đấu F-35B trên tàu sân bay và để xác định xem những tính năng kỹ chiến thuật có đúng hay không; đồng thời đưa ra đề xuất về cách cải thiện.Trung tá D'Ambroge cũng giải thích thêm về lợi ích của việc triển khai F-35B tới Thái Bình Dương: Chúng tôi cho rằng, đây cũng là một hình thức huấn luyện phù hợp, để Thủy quân lục chiến có đủ khả năng, cho các nhiệm vụ trong tương lai.Một lý do chính khiến phi đội F-35B trên tàu sân bay Anh sẽ trở thành lực lượng máy bay thế hệ thứ 5, hoạt động trên tàu sân bay nhiều nhất thế giới, là do số lượng máy bay dựa trên tàu sân bay F-35C, mà Hải quân Mỹ sử dụng vẫn còn hạn chế.F-35C mặc dù rẻ hơn và có nhiều khả năng hơn, nhưng rõ ràng loại máy bay này không thể được triển khai trên các hàng không mẫu hạm nhỏ, cấu hình thấp; mà yêu cầu tàu sân bay phải có máy phóng máy bay và cáp hãm đà. Thời gian đưa vào hoạt động của F-35C muộn hơn F-35B khoảng 4 năm.Trong tương lai gần, F-35C sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của tàu sân bay lớp "Nimitz" và "Ford" của Hải quân Mỹ. Mặc dù "Queen Elizabeth" là tàu sân bay có lượng choán nước 65.000 tấn, nhưng con tàu không sử dụng hệ thống động lực chạy bằng năng lượng hạt nhân và không có máy phóng máy bay hoặc hệ thống cáp hãm đà máy bay.Do không có máy phóng, nên tàu sân bay Queen Elizabeth không thể tiếp nhận các máy bay tiếp nhiên liệu trên không hoạt động trên tàu sân bay như máy bay C-2 của Hải quân Mỹ; do đó các chiến đấu cơ như F-35B hoạt động trên Queen Elizabeth không thể có tầm hoạt động xa.Ngoài ra, bản thân tiêm kích F-35 vẫn còn lâu mới sẵn sàng cho các hoạt động cường độ cao. Trong năm qua, do nhiều khiếm khuyết khác nhau của chiến đấu cơ F-35 nói chung, loại máy bay này đã bị sự chỉ trích ngày càng gay gắt từ các quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ.Do phải hy sinh một phần trọng lượng của máy bay, cho bộ phận cất hạ cánh thẳng đứng (về cơ bản là trọng lượng chết trong quá trình bay), nên F-35B mang được ít nhiên liệu, vì vậy tầm bay hạn chế so với các loại F-35 khác và khoang vũ khí nhỏ hơn, chỉ có 4 tên lửa; điều này hạn chế khả năng đối đầu của F-35 với các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tiêm kích F-35B với tên lửa không đối không có khả năng phóng ngoài tầm nhìn AIM-120. Nguồn: USAF.
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ trở lại đây, Hải quân Anh đã triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay, tới khu vực Ấn Độ Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đội hình bao gồm tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth, tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu khu trục phòng không và hàng loạt tàu hỗ trợ khác.
Theo thiết kế, sẽ có 48 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B được triển khai trên hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh; nhưng do F-35B hiện là máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới, cộng với kinh tế Anh khó khăn và tốc độ giao F-35 chậm, nên quân đội Anh dự kiến sẽ giảm đáng kể các đơn đặt hàng F-35B.
Với những lý do trên, đồng nghĩa với việc F-35B thuộc sở hữu của Hải quân Anh, không thể đủ số lượng hoạt động trên tàu sân bay của họ. Do đó, Queen Elizabeth đã phải "dồn" cả số máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ và số F-35B của Quân đội Anh, mới đủ số lượng.
Mặc dù tiêm kích hạm F-35B có khả năng chiến đấu yếu hơn và tầm bay ngắn hơn các mẫu F-35 khác, nhưng ưu điểm là nó có thể hạ cánh trên một số tàu sân bay cấp thấp hơn, không được trang bị hệ thống máy phóng đắt tiền và cáp hãm đà.
Ngoài tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh, các tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp và lớp U.S của Mỹ cũng có thể làm phương tiện cất và hạ cánh cho máy bay F-35B.
Những chiếc F-35B của Mỹ được triển khai trên chiếc "Queen Elizabeth" xuất phát từ Phi đội tấn công chiến đấu số 211 (VMFA-211) của Thủy quân lục chiến Mỹ. Chiếc "Queen Elizabeth" hiện mang theo 10 chiếc F-35B của Mỹ và 8 chiếc F-35B của Anh.
Số lượng máy bay chiến đấu trên tàu Queen Elizabeth ít hơn 63% so với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, nhưng nó vẫn là phi đội F-35B lớn nhất, từng được triển khai trên một tàu chiến.
Trung tá Andrew D'Ambroge, Chỉ huy trưởng Phi đội VMFA-211 của Thủy quân lục chiến Mỹ nói, chúng tôi chưa từng thấy một tàu chiến nào chở 18 chiếc F-35B đi ngang nửa vòng trái đất như chiếc Queen Elizabeth. Đây là một bước đi khá táo bạo.
Theo Andrew, tàu sân bay của Anh sẽ cho phép phi đội F-35B của anh ta triển khai và thực hiện các nhiệm vụ liên quan, kiểm tra những gì một phi đội F-35B có thể làm được.
Việc di chuyển Queen Elizabeth đến khu vực Biển Đông còn nhằm thu thập dữ liệu liên quan, về việc sử dụng các máy bay chiến đấu F-35B trên tàu sân bay và để xác định xem những tính năng kỹ chiến thuật có đúng hay không; đồng thời đưa ra đề xuất về cách cải thiện.
Trung tá D'Ambroge cũng giải thích thêm về lợi ích của việc triển khai F-35B tới Thái Bình Dương: Chúng tôi cho rằng, đây cũng là một hình thức huấn luyện phù hợp, để Thủy quân lục chiến có đủ khả năng, cho các nhiệm vụ trong tương lai.
Một lý do chính khiến phi đội F-35B trên tàu sân bay Anh sẽ trở thành lực lượng máy bay thế hệ thứ 5, hoạt động trên tàu sân bay nhiều nhất thế giới, là do số lượng máy bay dựa trên tàu sân bay F-35C, mà Hải quân Mỹ sử dụng vẫn còn hạn chế.
F-35C mặc dù rẻ hơn và có nhiều khả năng hơn, nhưng rõ ràng loại máy bay này không thể được triển khai trên các hàng không mẫu hạm nhỏ, cấu hình thấp; mà yêu cầu tàu sân bay phải có máy phóng máy bay và cáp hãm đà. Thời gian đưa vào hoạt động của F-35C muộn hơn F-35B khoảng 4 năm.
Trong tương lai gần, F-35C sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của tàu sân bay lớp "Nimitz" và "Ford" của Hải quân Mỹ. Mặc dù "Queen Elizabeth" là tàu sân bay có lượng choán nước 65.000 tấn, nhưng con tàu không sử dụng hệ thống động lực chạy bằng năng lượng hạt nhân và không có máy phóng máy bay hoặc hệ thống cáp hãm đà máy bay.
Do không có máy phóng, nên tàu sân bay Queen Elizabeth không thể tiếp nhận các máy bay tiếp nhiên liệu trên không hoạt động trên tàu sân bay như máy bay C-2 của Hải quân Mỹ; do đó các chiến đấu cơ như F-35B hoạt động trên Queen Elizabeth không thể có tầm hoạt động xa.
Ngoài ra, bản thân tiêm kích F-35 vẫn còn lâu mới sẵn sàng cho các hoạt động cường độ cao. Trong năm qua, do nhiều khiếm khuyết khác nhau của chiến đấu cơ F-35 nói chung, loại máy bay này đã bị sự chỉ trích ngày càng gay gắt từ các quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ.
Do phải hy sinh một phần trọng lượng của máy bay, cho bộ phận cất hạ cánh thẳng đứng (về cơ bản là trọng lượng chết trong quá trình bay), nên F-35B mang được ít nhiên liệu, vì vậy tầm bay hạn chế so với các loại F-35 khác và khoang vũ khí nhỏ hơn, chỉ có 4 tên lửa; điều này hạn chế khả năng đối đầu của F-35 với các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tiêm kích F-35B với tên lửa không đối không có khả năng phóng ngoài tầm nhìn AIM-120. Nguồn: USAF.