Máy bay ném bom siêu âm Tu-160 lạng lách đánh võngHiện nay, lực lượng không quân Nga đang có trong biên chế 26 chiếc AWACS A-50U, được nâng cấp từ phiên bản AWACS A-50; mặc dù đã sử dụng một số công nghệ mới, nhưng AWACS A-50 là công nghệ của thập niên 1980, nếu nâng cấp lên chuẩn mới sẽ rất tốn kém, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.Chiếc AWACS A-100 sử dụng khung thân của máy bay vận tải quân sự chiến lược Il-476 (hay còn gọi là Il-76MD-90A); về thiết bị điện tử, được bố trí 2 radar (A-50 và A-50U chỉ có 1 radar), hoạt động trên hai băng tần khác nhau; như vậy khả năng phát hiện và nhận tín hiệu điện tử của nó đã được cải thiện hơn nữa.Radar thứ hai của chiếc A-100 là một radar nhỏ, được lắp phía trên buồng lái máy bay, với mục đích phát hiện các mục tiêu ở độ cao thấp và máy bay cũng lắp nhiều ăng-ten phụ hình “lưỡi kiếm” ở thân máy bay, dùng cho chức năng thu, phát tín hiệu điện tử.Radar sử dụng trên A-100, là loại radar mảng pha điện tử chủ động kỹ thuật số; trong khi máy bay A-50U sử dụng ăng-ten mảng pha thụ động cơ học kiểu cũ. Theo một số thông tin ít ỏi được công khai, A-100 có thể phát hiện tàu chiến ở khoảng cách xa tới 400km, tên lửa hành trình ở khoảng cách gần 300km.Hệ thống radar trên A-100 có thể trinh sát, phát hiện, theo dõi đồng thời ít nhất là trên 300 mục tiêu; đồng thời chỉ huy tác chiến tới 10 máy bay chiến đấu ở các khoảng cách khác nhau; có thể điều khiển máy bay không người lái cách xa 650 km. Với khả năng kết nối vệ tinh, AWACS A-100 đã tăng đáng kể phạm vi chiến đấu.Radar trên A-100 hoạt động trên hai băng tần S và UHF, nếu cấu hình ăng-ten này được sử dụng, thì A-100 sẽ là loại đầu tiên trên thế giới sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động băng tần kép. Một điều khó hiểu là A-100 vẫn sử dụng radar quét xoay, mà không dùng 3 ăng-ten cố định, bố trí trong vòm quét.Sau khi ăng-ten của A-100 thu được các tín hiệu điện từ, chúng có thể được sàng lọc và lưu trữ trong ổ cứng máy tính chủ, có công suất lớn trên máy bay, để giải mã và phân tích theo thời gian thực; hoặc thông tin có thể gửi về trung tâm chỉ huy để phân tích, sau đó được gửi lại máy bay; tính năng này không hề có trong AWACS A-50U.AWACS A-100 không chỉ được trang bị radar cảnh báo sớm công suất lớn, hoặc thiết bị giám sát hoặc gây nhiễu điện tử; trên thực tế, nó không chỉ đơn thuần chỉ là máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm, mà còn là phương tiện chế áp điện tử và là trung tâm điều khiển máy bay không người lái từ trên không.Những chiếc AWACS A-50/A-50U sử dụng khung thân của máy bay Il-76, thuộc công nghệ của thập niên 1970, nên buồng lái và các bảng điểu khiển của máy bay phần lớn là các loại đồng hồ analog và đèn tín hiệu.Trong khi đó chiếc Il-476 là phiên bản cải tiến sâu của Il-76, sử dụng các màn hình màu cảm ứng LCD, hiển thị dữ liệu và hình ảnh trực quan; đáp ứng yêu cầu của một loại máy bay AWACS hiện đại.Máy bay vận tải Il-476 sử dụng phần mềm điều khiển bay kỹ thuật số, so với các thiết bị cơ khí và điều khiển bay cơ học, đây là một cải tiến mang tính cách mạng, làm cho phi công thoải mái hơn trong một hành trình bay dài và điều khiển máy bay dễ dàng hơn.Máy bay Il-476 được trang bị động cơ mới PS-90A-76, cho khả năng hoạt động yên lặng và kinh tế hơn; với động cơ mới, chiếc Il-476 tăng 25% công suất, tức là tầm bay tăng thêm 1.500 km, thời gian hoạt động trên không dài hơn khoảng 2 giờ so với chiếc Il-76.Tuy nhiên, công nghệ điện tử là ngành Nga ít có lợi thế hơn phương Tây và Nhật Bản; mặc dù Nga có nhiều thành tựu về thiết kế máy bay chiến đấu, nhưng với máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không, cần yêu cầu cao hơn về công nghệ điện tử.Từ những điểm còn tồn tại, thiết kế hiện nay của chiếc A-100 vẫn chưa đạt đến cấp độ hàng đầu; nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, A-100 sẽ trở thành đối thủ mạnh hơn hẳn chiếc E-3 Sentry thuộc biên chế Không lực Mỹ.Video Hình ảnh đầu tiên về radar bay A-100 của Nga trên bầu trời - Nguồn: Military Stuff Videos@Youtube
Máy bay ném bom siêu âm Tu-160 lạng lách đánh võngHiện nay, lực lượng không quân Nga đang có trong biên chế 26 chiếc AWACS A-50U, được nâng cấp từ phiên bản AWACS A-50; mặc dù đã sử dụng một số công nghệ mới, nhưng AWACS A-50 là công nghệ của thập niên 1980, nếu nâng cấp lên chuẩn mới sẽ rất tốn kém, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.
Chiếc AWACS A-100 sử dụng khung thân của máy bay vận tải quân sự chiến lược Il-476 (hay còn gọi là Il-76MD-90A); về thiết bị điện tử, được bố trí 2 radar (A-50 và A-50U chỉ có 1 radar), hoạt động trên hai băng tần khác nhau; như vậy khả năng phát hiện và nhận tín hiệu điện tử của nó đã được cải thiện hơn nữa.
Radar thứ hai của chiếc A-100 là một radar nhỏ, được lắp phía trên buồng lái máy bay, với mục đích phát hiện các mục tiêu ở độ cao thấp và máy bay cũng lắp nhiều ăng-ten phụ hình “lưỡi kiếm” ở thân máy bay, dùng cho chức năng thu, phát tín hiệu điện tử.
Radar sử dụng trên A-100, là loại radar mảng pha điện tử chủ động kỹ thuật số; trong khi máy bay A-50U sử dụng ăng-ten mảng pha thụ động cơ học kiểu cũ. Theo một số thông tin ít ỏi được công khai, A-100 có thể phát hiện tàu chiến ở khoảng cách xa tới 400km, tên lửa hành trình ở khoảng cách gần 300km.
Hệ thống radar trên A-100 có thể trinh sát, phát hiện, theo dõi đồng thời ít nhất là trên 300 mục tiêu; đồng thời chỉ huy tác chiến tới 10 máy bay chiến đấu ở các khoảng cách khác nhau; có thể điều khiển máy bay không người lái cách xa 650 km. Với khả năng kết nối vệ tinh, AWACS A-100 đã tăng đáng kể phạm vi chiến đấu.
Radar trên A-100 hoạt động trên hai băng tần S và UHF, nếu cấu hình ăng-ten này được sử dụng, thì A-100 sẽ là loại đầu tiên trên thế giới sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động băng tần kép. Một điều khó hiểu là A-100 vẫn sử dụng radar quét xoay, mà không dùng 3 ăng-ten cố định, bố trí trong vòm quét.
Sau khi ăng-ten của A-100 thu được các tín hiệu điện từ, chúng có thể được sàng lọc và lưu trữ trong ổ cứng máy tính chủ, có công suất lớn trên máy bay, để giải mã và phân tích theo thời gian thực; hoặc thông tin có thể gửi về trung tâm chỉ huy để phân tích, sau đó được gửi lại máy bay; tính năng này không hề có trong AWACS A-50U.
AWACS A-100 không chỉ được trang bị radar cảnh báo sớm công suất lớn, hoặc thiết bị giám sát hoặc gây nhiễu điện tử; trên thực tế, nó không chỉ đơn thuần chỉ là máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm, mà còn là phương tiện chế áp điện tử và là trung tâm điều khiển máy bay không người lái từ trên không.
Những chiếc AWACS A-50/A-50U sử dụng khung thân của máy bay Il-76, thuộc công nghệ của thập niên 1970, nên buồng lái và các bảng điểu khiển của máy bay phần lớn là các loại đồng hồ analog và đèn tín hiệu.
Trong khi đó chiếc Il-476 là phiên bản cải tiến sâu của Il-76, sử dụng các màn hình màu cảm ứng LCD, hiển thị dữ liệu và hình ảnh trực quan; đáp ứng yêu cầu của một loại máy bay AWACS hiện đại.
Máy bay vận tải Il-476 sử dụng phần mềm điều khiển bay kỹ thuật số, so với các thiết bị cơ khí và điều khiển bay cơ học, đây là một cải tiến mang tính cách mạng, làm cho phi công thoải mái hơn trong một hành trình bay dài và điều khiển máy bay dễ dàng hơn.
Máy bay Il-476 được trang bị động cơ mới PS-90A-76, cho khả năng hoạt động yên lặng và kinh tế hơn; với động cơ mới, chiếc Il-476 tăng 25% công suất, tức là tầm bay tăng thêm 1.500 km, thời gian hoạt động trên không dài hơn khoảng 2 giờ so với chiếc Il-76.
Tuy nhiên, công nghệ điện tử là ngành Nga ít có lợi thế hơn phương Tây và Nhật Bản; mặc dù Nga có nhiều thành tựu về thiết kế máy bay chiến đấu, nhưng với máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không, cần yêu cầu cao hơn về công nghệ điện tử.
Từ những điểm còn tồn tại, thiết kế hiện nay của chiếc A-100 vẫn chưa đạt đến cấp độ hàng đầu; nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, A-100 sẽ trở thành đối thủ mạnh hơn hẳn chiếc E-3 Sentry thuộc biên chế Không lực Mỹ.
Video Hình ảnh đầu tiên về radar bay A-100 của Nga trên bầu trời - Nguồn: Military Stuff Videos@Youtube