Có lẽ thế giới chưa bao giờ đứng trước nguy cơ về một cuộc thế chiến lớn như thế này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990 cùng với sự tan rã của Liên Xô. Và cuộc chiến ở Syria đang trở thành một tiền đề nguy hiểm trước nguy cơ đối đầu quân sự giữa các cường quốc trên thế giới, mà cụ thể ở đây là Mỹ - các phương Tây và bên còn lại chính là Nga. Nguồn ảnh: Wall Street Journal.Chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh vào Syria trong đêm 14/4 đã một phần nào đó nói lên nguy cơ này, và nếu một trong hai bên không đủ tỉnh táo để kiềm chế các hành động của mình thì nguy cơ chiến tranh lan rộng ra khắp khu vực Trung Đông hay cả thế giới là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nguồn ảnh: Wall Street Journal.Ở thời điểm hiện tại Mỹ vẫn là quốc gia sở hữu tiềm lực quân sự lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng hiện tại đã đạt tới con số hơn 600 tỷ USD cùng với đó là quy mô quân đội gần 1.3 triệu người và 800 nghìn quân dự bị. Nguồn ảnh: Reddit.Mỹ cũng là quốc gia có sự hiện diện quân sự ở ngoài nhiều nhất trên thế giới tại hơn 150 quốc gia với hàng trăm căn cứ lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở châu Âu và Đông Bắc Á. Các căn cứ này cho phép Quân đội Mỹ có thể triển khai quân đến bất kỳ đâu trong vòng 24 giờ bằng đường không. Nguồn ảnh: Business Insider.Quân đội Mỹ còn sở hữu lực lượng không quân và hải quân mạnh nhất thế giới khi đây bộ đôi nền tảng tạo nên sức mạnh của lực lượng viễn chính Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Do đo nếu có một cuộc chiến với quy mô toàn cầu diễn ra thì Mỹ vẫn là quốc gia nắm thế chủ động, tất nhiên trường hợp này không nói đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nguồn ảnh: qz.com.Hai đồng minh của Mỹ thường tham gia vào các chiến dịch quân sự ở Syria là Anh và Pháp cũng nằm trong top 10 nước sở hữu tiềm lực quốc phòng mạnh nhất, với vị trí lần lượt là 6 và 7. Ngân sách quốc phòng của họ cũng gần tương đương nhau với 46 tỷ và 41 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ảnh: IBTimes UK.Quân số của nước Anh vào khoảng 150 nghìn người với quân dự bị hơn 81 nghìn, trong khi con số này của Pháp là 365 nghìn người với 52 nghìn quân dự bị. Quy mô của hai cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu đã được rút gọn rất nhiều so với cuối Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: wiltshiretimes.co.uk.Không sở hữu khả năng tác chiến toàn diện của Mỹ, Anh và Pháp phụ thuộc khá nhiều vào Khối liên minh quân sự NATO. Mọi hành động quân sự tập thể của họ ít nhiều đều bị ràng buộc bởi hiệp ước liên minh này, bù lại nó cho phép họ xây dựng được một hệ thống phòng thủ rộng khắp và từ xa trước các mối đe dọa từ Nga. Nguồn ảnh: The Independent.Cả Anh và Pháp cũng đều có các căn cứ quân sự ở nước ngoài, tuy nhiên các căn cứ này đa phần đóng vai trò tiền đồn hơn là một căn cứ có khả năng triển khai quân quy mô lớn, khiến khả năng triển khai quân của hai quốc gia này phải mất tới 36 giờ. Nguồn ảnh: Army.mil.Cường quốc quân sự tiếp theo đứng một mình một phe ở chiến trường Syria chính là Nga, cường quốc quân sự lớn thứ 4 thế giới với ngân sách quốc phòng hàng năm ước tính chỉ hơn 61 tỷ USD. Tuy nhiên, về năng lực quân sự họ chỉ đứng sau Mỹ. Nguồn ảnh: New Europe.Thông qua cuộc chiến ở Syria, ít nhiều cũng có thể thấy được tiềm lực quân sự của Nga dành cho một cuộc chiến tranh suy hao và họ đã tham chiến được tại đây gần 3 năm. Quân đội Nga hiện tại có quân số hơn 1 triệu người với 2.5 triệu quân dự bị chỉ xếp sau Trung Quốc và nhiều hơn cả Mỹ. Nguồn ảnh: Bellingcat.Nga có khá ít căn cứ quân sự ở nước ngoài và chỉ hiện diện quân sự ở một số quốc gia đồng mình, hầu hết đều tập trung ở các nước Đông Âu và Trung Á từng thuộc Liên Xô trước đây, quy mô các căn cứ này cũng hạn chế và đa phần là dành cho phòng thủ. Nguồn ảnh: MintPress News.Từ những con số trên có thể thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh thông thường giữa Nga và các nước phương Tây thì Moscow hơi có phần lép vế trong trường hợp thực hiến kế hoạch tấn công phủ đầu, tuy nhiên nếu chỉ phòng thủ họ hoàn toàn có thể đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược nào và lịch sử đã chứng minh điều này. Nguồn ảnh: New Europe.Mời độc giả xem video: Sức mạnh quân sự thật của nước Mỹ. (nguồn US Defense News)
Có lẽ thế giới chưa bao giờ đứng trước nguy cơ về một cuộc thế chiến lớn như thế này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990 cùng với sự tan rã của Liên Xô. Và cuộc chiến ở Syria đang trở thành một tiền đề nguy hiểm trước nguy cơ đối đầu quân sự giữa các cường quốc trên thế giới, mà cụ thể ở đây là Mỹ - các phương Tây và bên còn lại chính là Nga. Nguồn ảnh: Wall Street Journal.
Chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh vào Syria trong đêm 14/4 đã một phần nào đó nói lên nguy cơ này, và nếu một trong hai bên không đủ tỉnh táo để kiềm chế các hành động của mình thì nguy cơ chiến tranh lan rộng ra khắp khu vực Trung Đông hay cả thế giới là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nguồn ảnh: Wall Street Journal.
Ở thời điểm hiện tại Mỹ vẫn là quốc gia sở hữu tiềm lực quân sự lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng hiện tại đã đạt tới con số hơn 600 tỷ USD cùng với đó là quy mô quân đội gần 1.3 triệu người và 800 nghìn quân dự bị. Nguồn ảnh: Reddit.
Mỹ cũng là quốc gia có sự hiện diện quân sự ở ngoài nhiều nhất trên thế giới tại hơn 150 quốc gia với hàng trăm căn cứ lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở châu Âu và Đông Bắc Á. Các căn cứ này cho phép Quân đội Mỹ có thể triển khai quân đến bất kỳ đâu trong vòng 24 giờ bằng đường không. Nguồn ảnh: Business Insider.
Quân đội Mỹ còn sở hữu lực lượng không quân và hải quân mạnh nhất thế giới khi đây bộ đôi nền tảng tạo nên sức mạnh của lực lượng viễn chính Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Do đo nếu có một cuộc chiến với quy mô toàn cầu diễn ra thì Mỹ vẫn là quốc gia nắm thế chủ động, tất nhiên trường hợp này không nói đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nguồn ảnh: qz.com.
Hai đồng minh của Mỹ thường tham gia vào các chiến dịch quân sự ở Syria là Anh và Pháp cũng nằm trong top 10 nước sở hữu tiềm lực quốc phòng mạnh nhất, với vị trí lần lượt là 6 và 7. Ngân sách quốc phòng của họ cũng gần tương đương nhau với 46 tỷ và 41 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ảnh: IBTimes UK.
Quân số của nước Anh vào khoảng 150 nghìn người với quân dự bị hơn 81 nghìn, trong khi con số này của Pháp là 365 nghìn người với 52 nghìn quân dự bị. Quy mô của hai cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu đã được rút gọn rất nhiều so với cuối Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: wiltshiretimes.co.uk.
Không sở hữu khả năng tác chiến toàn diện của Mỹ, Anh và Pháp phụ thuộc khá nhiều vào Khối liên minh quân sự NATO. Mọi hành động quân sự tập thể của họ ít nhiều đều bị ràng buộc bởi hiệp ước liên minh này, bù lại nó cho phép họ xây dựng được một hệ thống phòng thủ rộng khắp và từ xa trước các mối đe dọa từ Nga. Nguồn ảnh: The Independent.
Cả Anh và Pháp cũng đều có các căn cứ quân sự ở nước ngoài, tuy nhiên các căn cứ này đa phần đóng vai trò tiền đồn hơn là một căn cứ có khả năng triển khai quân quy mô lớn, khiến khả năng triển khai quân của hai quốc gia này phải mất tới 36 giờ. Nguồn ảnh: Army.mil.
Cường quốc quân sự tiếp theo đứng một mình một phe ở chiến trường Syria chính là Nga, cường quốc quân sự lớn thứ 4 thế giới với ngân sách quốc phòng hàng năm ước tính chỉ hơn 61 tỷ USD. Tuy nhiên, về năng lực quân sự họ chỉ đứng sau Mỹ. Nguồn ảnh: New Europe.
Thông qua cuộc chiến ở Syria, ít nhiều cũng có thể thấy được tiềm lực quân sự của Nga dành cho một cuộc chiến tranh suy hao và họ đã tham chiến được tại đây gần 3 năm. Quân đội Nga hiện tại có quân số hơn 1 triệu người với 2.5 triệu quân dự bị chỉ xếp sau Trung Quốc và nhiều hơn cả Mỹ. Nguồn ảnh: Bellingcat.
Nga có khá ít căn cứ quân sự ở nước ngoài và chỉ hiện diện quân sự ở một số quốc gia đồng mình, hầu hết đều tập trung ở các nước Đông Âu và Trung Á từng thuộc Liên Xô trước đây, quy mô các căn cứ này cũng hạn chế và đa phần là dành cho phòng thủ. Nguồn ảnh: MintPress News.
Từ những con số trên có thể thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh thông thường giữa Nga và các nước phương Tây thì Moscow hơi có phần lép vế trong trường hợp thực hiến kế hoạch tấn công phủ đầu, tuy nhiên nếu chỉ phòng thủ họ hoàn toàn có thể đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược nào và lịch sử đã chứng minh điều này. Nguồn ảnh: New Europe.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh quân sự thật của nước Mỹ. (nguồn US Defense News)