Các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M142 Himars của Mỹ vừa mới chỉ đặt chân tới Ukraine ít ngày, nhưng nhiều nguồn tin khẳng định, các tổ hợp này đã tung nhiều đòn quyết định vào quân đội Nga.Trước đó, Ukraine đã nhiều lần đề nghị Mỹ chuyển giao các tổ hợp vũ khí hạng nặng như Himars tới quốc gia này, nhưng tới nay yêu cầu này của Ukraine mới được đáp lại.Ra đời từ năm 2004, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng M142 của Mỹ được xem là thứ vũ khí đối trọng với các dàn pháo phản lực BM-30 Smerch trong kho vũ khí của Nga.Với giá thành mỗi đơn vị lên tới 5,1 triệu USD, Himars được biết tới như một tổ hợp vũ khí "đánh theo số lượng như kiểu Liên Xô - nhưng chất lượng từng quả đạn lại chính xác như đồ Mỹ".Cụ thể, tổ hợp pháo phản lực khủng này của Mỹ, khi sử dụng với đạn tăng tầm có dẫn đường vệ tinh, có thể đạt tầm bắn lên tới 300 km - một tầm bắn tương đương với các loại tên lửa tầm ngắn.Đây là yếu tố vượt trội so với các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên giá thành của những quả đạn dẫn đường tầm xa này cũng cực kỳ đắt đỏ. Các phiên bản được Mỹ chuyển giao cho Ukraine, nhiều khả năng chỉ bắn được đạn thông thường, tầm bắn không quá 42 km.Ngoài ra, Himars còn sử dụng cỡ nòng 227mm - kém hơn nhiều so với cỡ đạn 300 mm trên pháo phản lực Smerch của Nga. Dàn phóng của Himars cũng chỉ có tối đa 6 ống - so với dàn phóng 12 ống của tổ hợp BM-30.Ưu điểm lớn nhất của pháo phản lực Himars so với các tổ hợp BM-30 đó là khả năng nạp đạn cực nhanh. Do có cấu tạo toàn bộ bệ phóng dạng khối hộp, Himars có thể nạp cùng lúc cả 6 quả đạn - thay vì từng quả như BM-30.Đây là ưu điểm cực lớn trên chiến trường, giúp các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Mỹ bù lấp sự thiệt thòi khi chỉ được trang bị 6 ống phóng cùng lúc - thay vì 12 ống phóng như tổ hợp pháo phản lực của Nga.Toàn bộ 6 ống phóng của tổ hợp pháo phản lực Himars có thể được tháo rời và lắp đặt lại với thao tác đơn giản.Ngoài ra, tổ hợp Himars còn nhẹ hơn, tốc độ cao hơn so với phảo phản lực BM-30 của Nga. Tuy nhiên tại Ukraine, sự xuất hiện với số lượng khá ít ỏi của M142, khó có thể thay đổi được thực tế là lực lượng pháo binh Nga đang đông gấp 10 lần những gì Ukraine có trong tay.
Các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M142 Himars của Mỹ vừa mới chỉ đặt chân tới Ukraine ít ngày, nhưng nhiều nguồn tin khẳng định, các tổ hợp này đã tung nhiều đòn quyết định vào quân đội Nga.
Trước đó, Ukraine đã nhiều lần đề nghị Mỹ chuyển giao các tổ hợp vũ khí hạng nặng như Himars tới quốc gia này, nhưng tới nay yêu cầu này của Ukraine mới được đáp lại.
Ra đời từ năm 2004, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng M142 của Mỹ được xem là thứ vũ khí đối trọng với các dàn pháo phản lực BM-30 Smerch trong kho vũ khí của Nga.
Với giá thành mỗi đơn vị lên tới 5,1 triệu USD, Himars được biết tới như một tổ hợp vũ khí "đánh theo số lượng như kiểu Liên Xô - nhưng chất lượng từng quả đạn lại chính xác như đồ Mỹ".
Cụ thể, tổ hợp pháo phản lực khủng này của Mỹ, khi sử dụng với đạn tăng tầm có dẫn đường vệ tinh, có thể đạt tầm bắn lên tới 300 km - một tầm bắn tương đương với các loại tên lửa tầm ngắn.
Đây là yếu tố vượt trội so với các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên giá thành của những quả đạn dẫn đường tầm xa này cũng cực kỳ đắt đỏ. Các phiên bản được Mỹ chuyển giao cho Ukraine, nhiều khả năng chỉ bắn được đạn thông thường, tầm bắn không quá 42 km.
Ngoài ra, Himars còn sử dụng cỡ nòng 227mm - kém hơn nhiều so với cỡ đạn 300 mm trên pháo phản lực Smerch của Nga. Dàn phóng của Himars cũng chỉ có tối đa 6 ống - so với dàn phóng 12 ống của tổ hợp BM-30.
Ưu điểm lớn nhất của pháo phản lực Himars so với các tổ hợp BM-30 đó là khả năng nạp đạn cực nhanh. Do có cấu tạo toàn bộ bệ phóng dạng khối hộp, Himars có thể nạp cùng lúc cả 6 quả đạn - thay vì từng quả như BM-30.
Đây là ưu điểm cực lớn trên chiến trường, giúp các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Mỹ bù lấp sự thiệt thòi khi chỉ được trang bị 6 ống phóng cùng lúc - thay vì 12 ống phóng như tổ hợp pháo phản lực của Nga.
Toàn bộ 6 ống phóng của tổ hợp pháo phản lực Himars có thể được tháo rời và lắp đặt lại với thao tác đơn giản.
Ngoài ra, tổ hợp Himars còn nhẹ hơn, tốc độ cao hơn so với phảo phản lực BM-30 của Nga. Tuy nhiên tại Ukraine, sự xuất hiện với số lượng khá ít ỏi của M142, khó có thể thay đổi được thực tế là lực lượng pháo binh Nga đang đông gấp 10 lần những gì Ukraine có trong tay.