Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẽ sớm chuyển giao cho Belarus những tổ hợp tên lửa Iskander-M mới nhất trong thời gian tới.Lời phát biểu được ông Putin đưa ra trong một hội nghị diễn ra ở Saint Petersburg hôm thứ bảy vừa rồi. Ông Putin cho biết, việc chuyển giao vũ khí sẽ giúp mối quan hệ giữa Moscow và Minsk thêm phần khăng khít.Ngoài việc hứa hẹn chuyển giao cho Belarus tên lửa đạn đạo Iskander-M với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, Nga cũng cam kết sẽ nâng cấp phi đội Su-25 của Belarus để lực lượng này có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.Đây là một động thái rất bất ngờ của Moscow, khi quốc gia này sẵn sàng gia tăng năng lực hạt nhân của một nước láng giềng - điều mà kể từ đầu thế kỷ 21 tới nay, không một cường quốc nào dám thực hiện.Tên lửa Iskander-M được xem là "con bài tẩy" trong tay Nga. Loại tên lửa đạn đạo tầm ngắm này có tầm bắn từ 400 tới 500 km, tuy nhiên nhiều nguồn tin cho rằng tầm bắn của Iskander-M có thể lên tới trên 1000 km.Có tổng trọng lượng 3,8 tấn, tên lửa Iskander-M mang theo được đầu đạn có trọng lượng từ 480 tới 700 kg, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể triển khai từ bệ phóng di động.Điểm đặc biệt của tên lửa Iskander-M đó là động cơ của nó không phân tầng, điều này giúp Iskander tăng tốc độ cực nhanh ngay sau khi rời bệ phóng. Tốc độ cực đại của nó có thể lên tới 2000 mét/giây.Ở tốc độ này, việc phát hiện và đánh chặn được Iskander là khá khó khăn, do thời gian phản ứng rất ngắn. Phía Nga cũng từng tuyên bố, không một loại tên lửa phòng không nào có thể đánh chặn được Iskander.Dù có khả năng mang theo đầu đạn rất lớn, tuy nhiên Iskander-M lại có độ chính xác rất đáng nể. Ở khoảng cách bắn tối đa, độ lệch tâm của loại tên lửa này chỉ khoảng 7 mét - hoàn toàn không có nghĩa lý gì với trọng lượng đầu đạn mà nó mang theo.Belarus đã bắt đầu để mắt tới loại tên lửa đạn đạo này từ lâu, tuy nhiên mọi việc chỉ dần được công khai kể từ tháng 5 vừa rồi trong một bài phát biểu của Tổng thống Alexander Lukashenko.Trước đó, Armenia và Algeria cũng đã sở hữu loại vũ khí khủng này trong biên chế. Tuy nhiên, hai nước này chỉ sở hữu Iskander-E phiên bản xuất khẩu. Nhiều khả năng, Belarus sẽ được sở hữu phiên bản Iskander-M - phiên bản mạnh nhất của dòng tên lửa Iskander ở thời điểm hiện tại.
Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẽ sớm chuyển giao cho Belarus những tổ hợp tên lửa Iskander-M mới nhất trong thời gian tới.
Lời phát biểu được ông Putin đưa ra trong một hội nghị diễn ra ở Saint Petersburg hôm thứ bảy vừa rồi. Ông Putin cho biết, việc chuyển giao vũ khí sẽ giúp mối quan hệ giữa Moscow và Minsk thêm phần khăng khít.
Ngoài việc hứa hẹn chuyển giao cho Belarus tên lửa đạn đạo Iskander-M với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, Nga cũng cam kết sẽ nâng cấp phi đội Su-25 của Belarus để lực lượng này có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.
Đây là một động thái rất bất ngờ của Moscow, khi quốc gia này sẵn sàng gia tăng năng lực hạt nhân của một nước láng giềng - điều mà kể từ đầu thế kỷ 21 tới nay, không một cường quốc nào dám thực hiện.
Tên lửa Iskander-M được xem là "con bài tẩy" trong tay Nga. Loại tên lửa đạn đạo tầm ngắm này có tầm bắn từ 400 tới 500 km, tuy nhiên nhiều nguồn tin cho rằng tầm bắn của Iskander-M có thể lên tới trên 1000 km.
Có tổng trọng lượng 3,8 tấn, tên lửa Iskander-M mang theo được đầu đạn có trọng lượng từ 480 tới 700 kg, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể triển khai từ bệ phóng di động.
Điểm đặc biệt của tên lửa Iskander-M đó là động cơ của nó không phân tầng, điều này giúp Iskander tăng tốc độ cực nhanh ngay sau khi rời bệ phóng. Tốc độ cực đại của nó có thể lên tới 2000 mét/giây.
Ở tốc độ này, việc phát hiện và đánh chặn được Iskander là khá khó khăn, do thời gian phản ứng rất ngắn. Phía Nga cũng từng tuyên bố, không một loại tên lửa phòng không nào có thể đánh chặn được Iskander.
Dù có khả năng mang theo đầu đạn rất lớn, tuy nhiên Iskander-M lại có độ chính xác rất đáng nể. Ở khoảng cách bắn tối đa, độ lệch tâm của loại tên lửa này chỉ khoảng 7 mét - hoàn toàn không có nghĩa lý gì với trọng lượng đầu đạn mà nó mang theo.
Belarus đã bắt đầu để mắt tới loại tên lửa đạn đạo này từ lâu, tuy nhiên mọi việc chỉ dần được công khai kể từ tháng 5 vừa rồi trong một bài phát biểu của Tổng thống Alexander Lukashenko.
Trước đó, Armenia và Algeria cũng đã sở hữu loại vũ khí khủng này trong biên chế. Tuy nhiên, hai nước này chỉ sở hữu Iskander-E phiên bản xuất khẩu. Nhiều khả năng, Belarus sẽ được sở hữu phiên bản Iskander-M - phiên bản mạnh nhất của dòng tên lửa Iskander ở thời điểm hiện tại.