Ngoài tàu ngầm Kilo của Việt Nam đang hoạt động tại Biển Đông thì còn có 2 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene do Pháp sản xuất đang hoạt động trong biên chế hải quân Malaysia.Được biết, hải quân Malaysia đã đặt mua 2 chiếc và đưa vào biên chế năm 2009 với tên gọi KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak.Tàu ngầm Scorpene là sản phẩm của Tập đoàn DCNS, tàu được ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong cấu trúc module, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt giúp tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.Thân tàu làm bằng loại thép cường độ cao và ít nhiễm từ, cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết, nó có thể hoạt động liên tục dài ngày trên biển.So với Kilo và Type 209 của Đức, tàu ngầm Scorpene do Pháp chế tạo nổi trội hơn ở khía cạnh động cơ khi nó được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) mang tên MESMA có đơn giá 50-60 triệu USD/bộ cho phép tàu ngầm lặn liên tục 21 ngày.Thời gian hoạt động trung bình trên biển lên tới 50 ngày, tổng cộng tàu ngầm có thể liên tục hiện diện đến 71 ngày - một kỷ lục mà Kilo 636 của Nga không thể đạt nổi.Tàu có lượng giãn nước khi nổi 1.500 tấn và khi lặn khoảng 2.000 tấn, kích cỡ dài từ 61-75m tùy phiên bản.Về hỏa lực, tàu ngầm Scorpene trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và cơ số đạn 18 quả tên lửa - ngư lôi hoặc đến 30 quả thủy lôi.Trang bị ngư lôi tiêu chuẩn của Scorpene là Black Shark có tầm bắn đến 50km.Ngoài ra, tàu ngầm Scorpene còn được trang bị các tên lửa đối hạm SM-39 Exocet.Các tên lửa chống hạm SM.39 Exocet này có tầm bắn khoảng 70km.Về hệ thống điện tử,tàu ngầm Scorpene được trang bị sonar quét mảng pha thụ động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar ứng dụng công nghệ quét mảng pha đa chiều S-Cube là TSM2233M và TSM2253 thuộc hàng tiên tiến nhất hiện nay.Hiện Philippines được cho là đang quan tâm và dự tính sẽ đặt mua loại tàu ngầm này để tăng cường sức mạnh trên biển.
Ngoài tàu ngầm Kilo của Việt Nam đang hoạt động tại Biển Đông thì còn có 2 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene do Pháp sản xuất đang hoạt động trong biên chế hải quân Malaysia.
Được biết, hải quân Malaysia đã đặt mua 2 chiếc và đưa vào biên chế năm 2009 với tên gọi KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak.
Tàu ngầm Scorpene là sản phẩm của Tập đoàn DCNS, tàu được ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong cấu trúc module, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt giúp tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.
Thân tàu làm bằng loại thép cường độ cao và ít nhiễm từ, cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết, nó có thể hoạt động liên tục dài ngày trên biển.
So với Kilo và Type 209 của Đức, tàu ngầm Scorpene do Pháp chế tạo nổi trội hơn ở khía cạnh động cơ khi nó được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) mang tên MESMA có đơn giá 50-60 triệu USD/bộ cho phép tàu ngầm lặn liên tục 21 ngày.
Thời gian hoạt động trung bình trên biển lên tới 50 ngày, tổng cộng tàu ngầm có thể liên tục hiện diện đến 71 ngày - một kỷ lục mà Kilo 636 của Nga không thể đạt nổi.
Tàu có lượng giãn nước khi nổi 1.500 tấn và khi lặn khoảng 2.000 tấn, kích cỡ dài từ 61-75m tùy phiên bản.
Về hỏa lực, tàu ngầm Scorpene trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và cơ số đạn 18 quả tên lửa - ngư lôi hoặc đến 30 quả thủy lôi.
Trang bị ngư lôi tiêu chuẩn của Scorpene là Black Shark có tầm bắn đến 50km.
Ngoài ra, tàu ngầm Scorpene còn được trang bị các tên lửa đối hạm SM-39 Exocet.
Các tên lửa chống hạm SM.39 Exocet này có tầm bắn khoảng 70km.
Về hệ thống điện tử,tàu ngầm Scorpene được trang bị sonar quét mảng pha thụ động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar ứng dụng công nghệ quét mảng pha đa chiều S-Cube là TSM2233M và TSM2253 thuộc hàng tiên tiến nhất hiện nay.
Hiện Philippines được cho là đang quan tâm và dự tính sẽ đặt mua loại tàu ngầm này để tăng cường sức mạnh trên biển.