Với trang bị hơn 3.000 máy bay quân sự các loại cùng quân số gần 400 ngàn người, Không quân Trung Quốc được xem là một trong lực lượng không quân lớn nhất thế giới. Tuy nhiên quy mô trên của Không quân Trung Quốc chỉ mới dừng lại ở những con số khi khả năng tác chiến của họ luôn bị giới hạn bởi chính những gì họ đang xây dựng. Nguồn ảnh: wangchao.net.cn.Sở dĩ nói như vậy là bởi khả năng tác chiến Không quân Trung Quốc vẫn bị bó hẹp trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất và khó có thể vượt qua được chuỗi đảo thứ hai vốn được xem như là thước đo cho khả năng tác chiến của cả hải quân lẫn không quân nước này. Thậm chí ngay cả khi Bắc Kinh muốn tiến xa hơn về phía đông thì họ cũng không đủ năng lực bởi những gì có trong trang bị của Không quân Trung Quốc không cho phép họ lam điều đó. Nguồn ảnh: pixnet.net.Và để hiểu rõ hơn về lực lượng này hãy cùng điểm qua các dòng máy bay quân sự chủ lực của Không quân Trung Quốc vốn được xem là nền tảng giúp nước này hoàn tất giấc mơ thống trị bầu trời. Nguồn ảnh: military.china.com.Trong tổng số hơn 3.000 máy bay quân sự của Không quân Trung Quốc thì chiếm hơn hai phần ba trong số đó là máy bay chiến đấu có khả năng tấn cống, với trang bị có thể lên đến hơn 2.200 chiếc. Họ có những cái tên khá nổi tiếng như J-10, J-7, J-11, Su-27, Su-30 và cả Su-35. Nguồn ảnh: Latitude News.Tuy nhiên đóng vai trò xương sống trong các phi đội chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc chỉ có mình J-10 dòng tiêm kích đa năng do Trung Quốc tự phát triển được đưa vào trang bị từ năm 2005 cho tới nay. Tính tới thời điểm hiện tại biên chế của J-10 trong Không quân Trung Quốc đã lên con số hơn 400 chiếc và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguồn ảnh: Chinese Military.Về khả năng tác chiến một chiếc J-10 chỉ có thể mang theo tối đa 7 tấn vũ khí và phạm vi chiến đấu của nó bị giới hạn trong bán kính hơn 500km. Với nhưng con số này J-10 chỉ thể hoạt động hiệu quả trong và vươn ra xa hơn một chút ở chuỗi đảo thứ nhất và rất khó để tiếp cận chuỗi đảo thứ hai nếu như không được tiếp vận trên không. Nguồn ảnh: Aviation International.Ngay cả khi được tiếp vận trên không thì cũng quá mạo hiểm để Không quân Trung Quốc triển khai các phi đội J-10 của mình ra xa khỏi phạm vi mà họ có thể hổ trợ từ mặt đất. Và những điều nói ở trên đều là trong điều kiện những chiếc J-10 hoạt động hiệu quả, khi mà từ trước cho tới nay nó luôn bị đánh giá là yếu kém trong tác chiến tầm xa. Nguồn ảnh: blogspot.com.Bù đắp lại sự thiếu chắc chắn từ J-10, Không quân Trung Quốc sẽ triển khai xen kẽ thêm các phi đội J-11, J-16 hay thậm chí là cả những đứa con cưng Su-27 và Su-30. Các dòng tiêm kích này dù có tầm hoạt động xa hơn nhưng chúng chỉ sẽ đóng vai trò hỗ trợ trên không là chính chứ không tham gia tấn công, tất cả cũng chỉ gói gọn lại trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất hoặc có thể vượt xa hơn chuỗi đảo thứ hai với các hoạt động giới hạn. Nguồn ảnh: wordpress.com.Khả năng tác chiến của J-11, Su-27 và Su-30 của Không quân Trung Quốc thực sự không có quá nhiều điểm khác biệt khi chúng đều sử dụng chung một nền tảng, và bản thân J-11 cũng thiết kế dựa trên Su-27. Tầm hoạt động của các dòng tiêm kích này đều là trên 3.000km. Nguồn ảnh: 81.cn.Điều tiếp theo khiến Không quân Trung Quốc vẫn chưa thực sự đủ tầm chính là việc nước này thiếu hụt các máy bay ném bom tầm xa, khi nước này chỉ sở hữu một dòng máy bay ném bom tầm xa duy nhất là H-6. Bản thân mẫu máy bay ném bom này cũng chỉ có tầm tác chiến hiệu quả khoảng 6.000km. Nguồn ảnh: China News.Trên thực tế Không quân Trung Quốc cũng đã cố gắng phát triển một dòng máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới nhưng tất cả đều chưa có kết quả, và lúc này họ chỉ có thể dựa vào mỗi mình H-6 nếu như muốn triển khai một chiến dịch tấn công toàn diện trên không. Do đó, Không quân Trung Quốc sẽ không thể tung ra sức mạnh duy nhất của mình chỉ trong một trận đánh mà chỉ có thể sử dụng đến nó khi thật sự cần thiết. Nguồn ảnh: China Defence.Dù có nhiều hạn chế trong tác chiến tầm xa nhưng Không quân Trung Quốc lại khá hiệu quả trong tác chiến tầm gần, khi họ đang xây dựng được cho mình các đơn vị hỗ trợ không vận hiệu quả không hề thua kém Nga hay Mỹ. Trong đó các đơn vị trực thăng vũ trang luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên chiến trường. Nguồn ảnh: MilitaryImages.Net.Trong ảnh là phi đội trực thăng vận tải quân sự Mi-17 của Không quân Trung Quốc, bên cạnh việc tự trang bị các dòng trực thăng vũ trang Trung Quốc còn phải nhập khẩu thêm một số dòng trực thăng quân sự từ bên ngoài nhất là từ Nga. Nguồn ảnh: chinamil.com.cn.Ngoài các dòng chiến đấu cơ, các phi đội máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc cũng được xây dựng khá toàn diện với các dòng máy bay vận tải hạng nặng, máy bay tiếp vận trên không hay cả máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không. Nguồn ảnh: China News.Tóm lại khác với tầm vóc của mình, Không quân Trung Quốc vẫn chưa thực sự đạt được sức mạnh cần thiết để có thể trở thành một cường quốc không quân đúng nghĩa. Và họ còn quá nhiều điều phải làm nếu như muốn thống trị bầu trời như những gì mà người Mỹ đang có. Nguồn ảnh: China News.
Với trang bị hơn 3.000 máy bay quân sự các loại cùng quân số gần 400 ngàn người, Không quân Trung Quốc được xem là một trong lực lượng không quân lớn nhất thế giới. Tuy nhiên quy mô trên của Không quân Trung Quốc chỉ mới dừng lại ở những con số khi khả năng tác chiến của họ luôn bị giới hạn bởi chính những gì họ đang xây dựng. Nguồn ảnh: wangchao.net.cn.
Sở dĩ nói như vậy là bởi khả năng tác chiến Không quân Trung Quốc vẫn bị bó hẹp trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất và khó có thể vượt qua được chuỗi đảo thứ hai vốn được xem như là thước đo cho khả năng tác chiến của cả hải quân lẫn không quân nước này. Thậm chí ngay cả khi Bắc Kinh muốn tiến xa hơn về phía đông thì họ cũng không đủ năng lực bởi những gì có trong trang bị của Không quân Trung Quốc không cho phép họ lam điều đó. Nguồn ảnh: pixnet.net.
Và để hiểu rõ hơn về lực lượng này hãy cùng điểm qua các dòng máy bay quân sự chủ lực của Không quân Trung Quốc vốn được xem là nền tảng giúp nước này hoàn tất giấc mơ thống trị bầu trời. Nguồn ảnh: military.china.com.
Trong tổng số hơn 3.000 máy bay quân sự của Không quân Trung Quốc thì chiếm hơn hai phần ba trong số đó là máy bay chiến đấu có khả năng tấn cống, với trang bị có thể lên đến hơn 2.200 chiếc. Họ có những cái tên khá nổi tiếng như J-10, J-7, J-11, Su-27, Su-30 và cả Su-35. Nguồn ảnh: Latitude News.
Tuy nhiên đóng vai trò xương sống trong các phi đội chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc chỉ có mình J-10 dòng tiêm kích đa năng do Trung Quốc tự phát triển được đưa vào trang bị từ năm 2005 cho tới nay. Tính tới thời điểm hiện tại biên chế của J-10 trong Không quân Trung Quốc đã lên con số hơn 400 chiếc và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguồn ảnh: Chinese Military.
Về khả năng tác chiến một chiếc J-10 chỉ có thể mang theo tối đa 7 tấn vũ khí và phạm vi chiến đấu của nó bị giới hạn trong bán kính hơn 500km. Với nhưng con số này J-10 chỉ thể hoạt động hiệu quả trong và vươn ra xa hơn một chút ở chuỗi đảo thứ nhất và rất khó để tiếp cận chuỗi đảo thứ hai nếu như không được tiếp vận trên không. Nguồn ảnh: Aviation International.
Ngay cả khi được tiếp vận trên không thì cũng quá mạo hiểm để Không quân Trung Quốc triển khai các phi đội J-10 của mình ra xa khỏi phạm vi mà họ có thể hổ trợ từ mặt đất. Và những điều nói ở trên đều là trong điều kiện những chiếc J-10 hoạt động hiệu quả, khi mà từ trước cho tới nay nó luôn bị đánh giá là yếu kém trong tác chiến tầm xa. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Bù đắp lại sự thiếu chắc chắn từ J-10, Không quân Trung Quốc sẽ triển khai xen kẽ thêm các phi đội J-11, J-16 hay thậm chí là cả những đứa con cưng Su-27 và Su-30. Các dòng tiêm kích này dù có tầm hoạt động xa hơn nhưng chúng chỉ sẽ đóng vai trò hỗ trợ trên không là chính chứ không tham gia tấn công, tất cả cũng chỉ gói gọn lại trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất hoặc có thể vượt xa hơn chuỗi đảo thứ hai với các hoạt động giới hạn. Nguồn ảnh: wordpress.com.
Khả năng tác chiến của J-11, Su-27 và Su-30 của Không quân Trung Quốc thực sự không có quá nhiều điểm khác biệt khi chúng đều sử dụng chung một nền tảng, và bản thân J-11 cũng thiết kế dựa trên Su-27. Tầm hoạt động của các dòng tiêm kích này đều là trên 3.000km. Nguồn ảnh: 81.cn.
Điều tiếp theo khiến Không quân Trung Quốc vẫn chưa thực sự đủ tầm chính là việc nước này thiếu hụt các máy bay ném bom tầm xa, khi nước này chỉ sở hữu một dòng máy bay ném bom tầm xa duy nhất là H-6. Bản thân mẫu máy bay ném bom này cũng chỉ có tầm tác chiến hiệu quả khoảng 6.000km. Nguồn ảnh: China News.
Trên thực tế Không quân Trung Quốc cũng đã cố gắng phát triển một dòng máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới nhưng tất cả đều chưa có kết quả, và lúc này họ chỉ có thể dựa vào mỗi mình H-6 nếu như muốn triển khai một chiến dịch tấn công toàn diện trên không. Do đó, Không quân Trung Quốc sẽ không thể tung ra sức mạnh duy nhất của mình chỉ trong một trận đánh mà chỉ có thể sử dụng đến nó khi thật sự cần thiết. Nguồn ảnh: China Defence.
Dù có nhiều hạn chế trong tác chiến tầm xa nhưng Không quân Trung Quốc lại khá hiệu quả trong tác chiến tầm gần, khi họ đang xây dựng được cho mình các đơn vị hỗ trợ không vận hiệu quả không hề thua kém Nga hay Mỹ. Trong đó các đơn vị trực thăng vũ trang luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên chiến trường. Nguồn ảnh: MilitaryImages.Net.
Trong ảnh là phi đội trực thăng vận tải quân sự Mi-17 của Không quân Trung Quốc, bên cạnh việc tự trang bị các dòng trực thăng vũ trang Trung Quốc còn phải nhập khẩu thêm một số dòng trực thăng quân sự từ bên ngoài nhất là từ Nga. Nguồn ảnh: chinamil.com.cn.
Ngoài các dòng chiến đấu cơ, các phi đội máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc cũng được xây dựng khá toàn diện với các dòng máy bay vận tải hạng nặng, máy bay tiếp vận trên không hay cả máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không. Nguồn ảnh: China News.
Tóm lại khác với tầm vóc của mình, Không quân Trung Quốc vẫn chưa thực sự đạt được sức mạnh cần thiết để có thể trở thành một cường quốc không quân đúng nghĩa. Và họ còn quá nhiều điều phải làm nếu như muốn thống trị bầu trời như những gì mà người Mỹ đang có. Nguồn ảnh: China News.