Hôm 25/10, trả lời Sputnik, Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga Alexey Rakhmanov cho biết, nước này đang xem xét việc chế tạo tàu sân bay thế hệ mới có công suất lớn hơn tàu Đô đốc Kuznetsov. Nguồn ảnh: Sputnik"Tập đoàn đóng tàu thống nhất đang nghiên cứu khả năng đóng tàu sân bay thế hệ mới, có công suất lớn hơn tàu Đô đốc Kuznetsov. Kết quả cho thấy chúng tôi có đủ tiềm năng để làm được việc này", ông Rakhmanov phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo RBC của Nga. Nguồn ảnh: popmechNói về các xí nghiệp đóng tàu có thể cho xuất xưởng "những chiếc tàu khổng lồ", ông lưu ý rằng hiện nay ở Nga có hai nhà máy như vậy. "Liên quan tới những chiếc tàu cực lớn, chúng ta có ít nhất hai nền tảng để thực hiện việc đóng tàu. Tôi đã nêu tên một nền tảng — đó là Sevmash, nền tảng thứ hai tạm thời tôi sẽ chưa công bố", Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu thống nhất giải thích. Nguồn ảnh: bastion-kapenkoTuy nhiên, chưa đầy một tuần sau tuyên bố tự tin của lãnh đạo đơn vị đóng tàu quân sự hàng đầu Liên bang Nga, hôm 30/10 vừa qua một sự cố đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov khi đang đại tu tại nhà máy Zvezdochka. Theo các nguồn tin ban đầu tại hiện trường, trong quá trình lai dắt chiếc Đô đốc Kuznetsov ra khỏi đốc nổi PD-5 thì đốc PD-50 đã gặp sự cố và bị chìm, dẫn tới hậu quả là một chiếc cần cẩu trên đốc đổ vào cảng, một chiếc đổ thẳng vào sàn tàu Đô đốc Kuznetsov. Nguồn ảnh: SinaSự cố tuy chỉ gây thương vong nhỏ về người và của nhưng ít nhiều nó cũng gây ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ sửa chữa, nâng cấp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Theo thời gian biểu được công bố, Kuznetsov sẽ được thử nghiệm sau nâng cấp trước cuối năm 2020 để bàn giao cho Hải quân Nga biên chế trở lại vào giữa năm 2021. Nguồn ảnh: SinaNgoài ra vụ tai nạn ở Zvezdochka cho thấy vấn đề lớn với nền công nghiệp đóng, sửa chữa tàu quân sự Nga. Bởi từ lâu nước Nga được biết tới là không còn chế tạo các loại tàu quân sự khổng lồ có lượng giãn nước trên 10.000 tấn. Thậm chí, thực tế phải nói rằng Moscow kể từ năm 1991 tới nay cũng chưa hoàn thành bất kỳ chiếc tàu chiến nào có lượng giãn nước đến 8.000-9.000 tấn. Nguồn ảnh: SinaTrong ảnh, tàu đổ bộ lớn nhất được Nga chế tạo kể từ sau năm 1991 với lượng giãn nước chỉ 6.600 tấn, dài 120m cùng thiết kế "cửa đổ bộ mũi" lỗi thời so với các tàu đổ bộ trên thế giới. Đó là chưa kể, nước Nga cần tới 14 năm để đóng Ivan Gren - khoảng thời gian khó hiểu cho một chiếc tàu quân vận thiết kế lạc hậu. Nguồn ảnh: WikipediaRõ ràng, có những vấn đề lớn với năng lực đóng tàu của nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay. Câu chuyện xem ra không phải chỉ nằm ở kinh phí mà nằm ở cả vấn đề kỹ thuật. Phải chăng khả năng đóng tàu chiến của Nga đã không còn phù hợp với hiện đại, hay là nó đã bị tàn phá nặng nề thời hậu Xô Viết? Đó là câu hỏi mà giới chức điện Kremlin phải trả lời nếu muốn nâng cấp sức mạnh hải quân. Nguồn ảnh: WikipediaTrở lại với câu chuyện phát triển tàu sân bay, liên tiếp trong mấy năm trở lại đây, đứng trước sự già cỗi của tàu Đô đốc Kuznetsov, Moscow nhiều lần tuyên bố sẽ chế tạo tàu sân bay mới, đồng thời hàng loạt các viện nghiên cứu cả nước tung ra các mô hình hàng không mẫu hạm tương lai trông rất hoành tráng. Thế nhưng, nhìn vào lịch sử chế tạo tàu sân bay Liên Xô, xem ra các tuyên bố lẫn mô hình có lẽ mang tính “ước vọng, giấc mơ” nhiều hơn là sự thực tế. Nguồn ảnh: SputnikBởi lẽ, tất cả các hàng không mẫu hạm từng hoạt động trong hạm đội Hải quân Liên Xô và Hải quân Nga hiện nay đều được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Chernomorsky 444 (bây giờ gọi là nhà máy đóng tàu Biển Đen) nằm trên lãnh thổ Ukraine.Điều đó có nghĩa là, mọi thiết kế, mọi máy móc, nhà xưởng để đóng tàu loại lớn như hàng không mẫu hạm đều đặt ở Ukraine, Liên bang Nga chẳng có gì cả. Cứ cho rằng, công nghệ đóng tàu lớn ở Ukraine cũng đã lỗi thời, nhưng nó là nền tảng phát triển công nghệ mới – “không có gốc thì sao có ngọn”. Nguồn ảnh: sovietwatchstoreCòn về tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Nga về nhà máy được lựa chọn chế tàu sân bay “khủng” hơn Kuznetsov – Sevmash. Thật vậy, đây có lẽ là đơn vị duy nhất ở Nga từng cải tạo thành công một tàu tuần dương tên lửa hạng nặng trở thành tàu sân bay đích thực - chiếc INS Vikramaditya của Ấn Độ. Tuy vậy, quá trình cải tạo này mất hơn 10 năm, tiêu tốn khoản kinh phí khổng lồ, từng nhiều lần khiến New Delhi nổi giận vì chậm tiến độ. Nguồn ảnh:WikipediaBây giờ nước Nga lại muốn giao việc đóng tàu sân bay mới cho một nhà máy vốn phải rất chật vật mới cải tạo được thứ đã có thành thứ cấp tiến hơn sao? Xem ra đã tới lúc Moscow nên suy nghĩ một cách “thực tế hơn” về năng lực nền công nghiệp đóng tàu chính mình. Nếu không đủ khả năng thì tốt nhất một là từ bỏ, hai là đi mua và ba là nghiên cứu thật kỹ càng, bỏ thêm thời gian xây dưng lại con người, kỹ thuật trước khi tiến hành cuộc phiêu lưu chế tạo tàu sân bay. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video hoạt động nhộn nhịp trên mặt boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nguồn video: RT
Hôm 25/10, trả lời Sputnik, Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga Alexey Rakhmanov cho biết, nước này đang xem xét việc chế tạo tàu sân bay thế hệ mới có công suất lớn hơn tàu Đô đốc Kuznetsov. Nguồn ảnh: Sputnik
"Tập đoàn đóng tàu thống nhất đang nghiên cứu khả năng đóng tàu sân bay thế hệ mới, có công suất lớn hơn tàu Đô đốc Kuznetsov. Kết quả cho thấy chúng tôi có đủ tiềm năng để làm được việc này", ông Rakhmanov phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo RBC của Nga. Nguồn ảnh: popmech
Nói về các xí nghiệp đóng tàu có thể cho xuất xưởng "những chiếc tàu khổng lồ", ông lưu ý rằng hiện nay ở Nga có hai nhà máy như vậy. "Liên quan tới những chiếc tàu cực lớn, chúng ta có ít nhất hai nền tảng để thực hiện việc đóng tàu. Tôi đã nêu tên một nền tảng — đó là Sevmash, nền tảng thứ hai tạm thời tôi sẽ chưa công bố", Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu thống nhất giải thích. Nguồn ảnh: bastion-kapenko
Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau tuyên bố tự tin của lãnh đạo đơn vị đóng tàu quân sự hàng đầu Liên bang Nga, hôm 30/10 vừa qua một sự cố đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov khi đang đại tu tại nhà máy Zvezdochka. Theo các nguồn tin ban đầu tại hiện trường, trong quá trình lai dắt chiếc Đô đốc Kuznetsov ra khỏi đốc nổi PD-5 thì đốc PD-50 đã gặp sự cố và bị chìm, dẫn tới hậu quả là một chiếc cần cẩu trên đốc đổ vào cảng, một chiếc đổ thẳng vào sàn tàu Đô đốc Kuznetsov. Nguồn ảnh: Sina
Sự cố tuy chỉ gây thương vong nhỏ về người và của nhưng ít nhiều nó cũng gây ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ sửa chữa, nâng cấp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Theo thời gian biểu được công bố, Kuznetsov sẽ được thử nghiệm sau nâng cấp trước cuối năm 2020 để bàn giao cho Hải quân Nga biên chế trở lại vào giữa năm 2021. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài ra vụ tai nạn ở Zvezdochka cho thấy vấn đề lớn với nền công nghiệp đóng, sửa chữa tàu quân sự Nga. Bởi từ lâu nước Nga được biết tới là không còn chế tạo các loại tàu quân sự khổng lồ có lượng giãn nước trên 10.000 tấn. Thậm chí, thực tế phải nói rằng Moscow kể từ năm 1991 tới nay cũng chưa hoàn thành bất kỳ chiếc tàu chiến nào có lượng giãn nước đến 8.000-9.000 tấn. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh, tàu đổ bộ lớn nhất được Nga chế tạo kể từ sau năm 1991 với lượng giãn nước chỉ 6.600 tấn, dài 120m cùng thiết kế "cửa đổ bộ mũi" lỗi thời so với các tàu đổ bộ trên thế giới. Đó là chưa kể, nước Nga cần tới 14 năm để đóng Ivan Gren - khoảng thời gian khó hiểu cho một chiếc tàu quân vận thiết kế lạc hậu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Rõ ràng, có những vấn đề lớn với năng lực đóng tàu của nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay. Câu chuyện xem ra không phải chỉ nằm ở kinh phí mà nằm ở cả vấn đề kỹ thuật. Phải chăng khả năng đóng tàu chiến của Nga đã không còn phù hợp với hiện đại, hay là nó đã bị tàn phá nặng nề thời hậu Xô Viết? Đó là câu hỏi mà giới chức điện Kremlin phải trả lời nếu muốn nâng cấp sức mạnh hải quân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trở lại với câu chuyện phát triển tàu sân bay, liên tiếp trong mấy năm trở lại đây, đứng trước sự già cỗi của tàu Đô đốc Kuznetsov, Moscow nhiều lần tuyên bố sẽ chế tạo tàu sân bay mới, đồng thời hàng loạt các viện nghiên cứu cả nước tung ra các mô hình hàng không mẫu hạm tương lai trông rất hoành tráng. Thế nhưng, nhìn vào lịch sử chế tạo tàu sân bay Liên Xô, xem ra các tuyên bố lẫn mô hình có lẽ mang tính “ước vọng, giấc mơ” nhiều hơn là sự thực tế. Nguồn ảnh: Sputnik
Bởi lẽ, tất cả các hàng không mẫu hạm từng hoạt động trong hạm đội Hải quân Liên Xô và Hải quân Nga hiện nay đều được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Chernomorsky 444 (bây giờ gọi là nhà máy đóng tàu Biển Đen) nằm trên lãnh thổ Ukraine.
Điều đó có nghĩa là, mọi thiết kế, mọi máy móc, nhà xưởng để đóng tàu loại lớn như hàng không mẫu hạm đều đặt ở Ukraine, Liên bang Nga chẳng có gì cả. Cứ cho rằng, công nghệ đóng tàu lớn ở Ukraine cũng đã lỗi thời, nhưng nó là nền tảng phát triển công nghệ mới – “không có gốc thì sao có ngọn”. Nguồn ảnh: sovietwatchstore
Còn về tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Nga về nhà máy được lựa chọn chế tàu sân bay “khủng” hơn Kuznetsov – Sevmash. Thật vậy, đây có lẽ là đơn vị duy nhất ở Nga từng cải tạo thành công một tàu tuần dương tên lửa hạng nặng trở thành tàu sân bay đích thực - chiếc INS Vikramaditya của Ấn Độ. Tuy vậy, quá trình cải tạo này mất hơn 10 năm, tiêu tốn khoản kinh phí khổng lồ, từng nhiều lần khiến New Delhi nổi giận vì chậm tiến độ. Nguồn ảnh:Wikipedia
Bây giờ nước Nga lại muốn giao việc đóng tàu sân bay mới cho một nhà máy vốn phải rất chật vật mới cải tạo được thứ đã có thành thứ cấp tiến hơn sao? Xem ra đã tới lúc Moscow nên suy nghĩ một cách “thực tế hơn” về năng lực nền công nghiệp đóng tàu chính mình. Nếu không đủ khả năng thì tốt nhất một là từ bỏ, hai là đi mua và ba là nghiên cứu thật kỹ càng, bỏ thêm thời gian xây dưng lại con người, kỹ thuật trước khi tiến hành cuộc phiêu lưu chế tạo tàu sân bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video hoạt động nhộn nhịp trên mặt boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nguồn video: RT