"Một đại đội xe tăng T-14 Armata của Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn một lữ đoàn xe tăng của bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào mà không bị tổn thất gì", trang Avia-pro của Nga cho biết.Tính năng có một không hai nói trên của phương tiện chiến đấu mặt đất tiên tiến nhất do Nga chế tạo đã được các nhà phát triển của dòng xe tăng chủ lực này tiết lộ.Và mặc dù tình huống đã nêu có vẻ kỳ diệu và phi thực tế như vậy, người ta vẫn biết rằng xe tăng T-14 Armata của Nga thực sự có những khả năng đáng kinh ngạc nói trên.Theo dữ liệu được trình bày, một nhóm xe tăng T-14 Armata của Nga được kết nối thông qua một hệ thống điều khiển tự động duy nhất, cho phép các phương tiện chiến đấu thuộc một đơn vị có thể nhanh chóng trao đổi thông tin.Trong trường hợp quân địch đông hơn gấp nhiều lần, người chỉ huy có thể ra lệnh cho pháo binh tấn công vào các vị trí chính xác của đối phương, và như vậy chỉ cần một đại đội xe tăng là có thể dễ dàng tiêu diệt cả một lữ đoàn chiến xa NATO.Các chuyên gia chú ý đến thực tế là không có xe tăng chủ lực nào trên thế giới có được cơ hội như vậy, điều này mang lại lợi thế rất đáng kể trước lực lượng của đối phương, ngay cả khi quân địch đông hơn tới vài chục lần.Tuy nhiên tuyên bố trên của Nga vẫn đang bị nghi ngờ vì chưa được kiểm chứng ngoài thực tế, bởi tính đến thời điểm này xe tăng T-14 Armata vẫn chưa được sản xuất hàng loạt để bàn giao cho Lục quân Nga.Những tuyên bố của Nga về việc T-14 Armata đã được kiểm nghiệm tại chiến trường Syria cũng đã bị chứng minh chỉ là “lời nói khoác”, khi không có bất cứ bằng chứng nào được đưa ra, trái ngược với sự ồn ào trước đó.Đáng chú ý là mới đây chính bản thân báo chí Nga đã phải thừa nhận T-14 Armata đang đi từ đỉnh cao tới sự thất vọng lớn, khi thời gian hoàn thiện quá dài và nhiều đối tác trên thế giới đã bày tỏ sự nghi ngờ.Với thực tế này, động thái mới đây của Moskva có vẻ như nhằm mục đích chính là “hâm nóng tình hình”, nhằm khiến truyền thông quốc tế phải lưu ý trở lại phương tiện tác chiến thế hệ mới của mình.Không chỉ có vậy, việc liên kết các xe tăng trong biên đội thành mạng tác chiến đã được liên minh quân sự NATO triển khai từ lâu và chứng minh trong hai cuộc chiến tranh tại vùng Vịnh, mang lại hiệu quả rất cao trước T-72 của Iraq.Ngoài ra giới chuyên gia quân sự còn cho biết nếu T-14 Armata phải gọi pháo binh tới trợ chiến thì không thể nói rằng chúng đã độc lập đối mặt kẻ thù, khi Mỹ còn có thể làm tốt hơn nhiều lần.Với những biên đội oanh tạc cơ A-10 cũng như máy bay không người lái MQ-1 Predator hay MQ-9 Reaper, khi phối hợp tác chiến với xe tăng M1 Abrams, hàng sư đoàn xe tăng của Iraq với vài ngàn chiếc T-72 đã bị tiêu diệt trên khắp sa mạc.Rõ ràng để mang lại niềm tin đối với T-14 Armata, việc Nga cần làm phải là nhanh chóng sản xuất hàng loạt nó rồi mang đi “thử lửa” chứ không phải những tuyên bố rất to tát như trên.
"Một đại đội xe tăng T-14 Armata của Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn một lữ đoàn xe tăng của bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào mà không bị tổn thất gì", trang Avia-pro của Nga cho biết.
Tính năng có một không hai nói trên của phương tiện chiến đấu mặt đất tiên tiến nhất do Nga chế tạo đã được các nhà phát triển của dòng xe tăng chủ lực này tiết lộ.
Và mặc dù tình huống đã nêu có vẻ kỳ diệu và phi thực tế như vậy, người ta vẫn biết rằng xe tăng T-14 Armata của Nga thực sự có những khả năng đáng kinh ngạc nói trên.
Theo dữ liệu được trình bày, một nhóm xe tăng T-14 Armata của Nga được kết nối thông qua một hệ thống điều khiển tự động duy nhất, cho phép các phương tiện chiến đấu thuộc một đơn vị có thể nhanh chóng trao đổi thông tin.
Trong trường hợp quân địch đông hơn gấp nhiều lần, người chỉ huy có thể ra lệnh cho pháo binh tấn công vào các vị trí chính xác của đối phương, và như vậy chỉ cần một đại đội xe tăng là có thể dễ dàng tiêu diệt cả một lữ đoàn chiến xa NATO.
Các chuyên gia chú ý đến thực tế là không có xe tăng chủ lực nào trên thế giới có được cơ hội như vậy, điều này mang lại lợi thế rất đáng kể trước lực lượng của đối phương, ngay cả khi quân địch đông hơn tới vài chục lần.
Tuy nhiên tuyên bố trên của Nga vẫn đang bị nghi ngờ vì chưa được kiểm chứng ngoài thực tế, bởi tính đến thời điểm này xe tăng T-14 Armata vẫn chưa được sản xuất hàng loạt để bàn giao cho Lục quân Nga.
Những tuyên bố của Nga về việc T-14 Armata đã được kiểm nghiệm tại chiến trường Syria cũng đã bị chứng minh chỉ là “lời nói khoác”, khi không có bất cứ bằng chứng nào được đưa ra, trái ngược với sự ồn ào trước đó.
Đáng chú ý là mới đây chính bản thân báo chí Nga đã phải thừa nhận T-14 Armata đang đi từ đỉnh cao tới sự thất vọng lớn, khi thời gian hoàn thiện quá dài và nhiều đối tác trên thế giới đã bày tỏ sự nghi ngờ.
Với thực tế này, động thái mới đây của Moskva có vẻ như nhằm mục đích chính là “hâm nóng tình hình”, nhằm khiến truyền thông quốc tế phải lưu ý trở lại phương tiện tác chiến thế hệ mới của mình.
Không chỉ có vậy, việc liên kết các xe tăng trong biên đội thành mạng tác chiến đã được liên minh quân sự NATO triển khai từ lâu và chứng minh trong hai cuộc chiến tranh tại vùng Vịnh, mang lại hiệu quả rất cao trước T-72 của Iraq.
Ngoài ra giới chuyên gia quân sự còn cho biết nếu T-14 Armata phải gọi pháo binh tới trợ chiến thì không thể nói rằng chúng đã độc lập đối mặt kẻ thù, khi Mỹ còn có thể làm tốt hơn nhiều lần.
Với những biên đội oanh tạc cơ A-10 cũng như máy bay không người lái MQ-1 Predator hay MQ-9 Reaper, khi phối hợp tác chiến với xe tăng M1 Abrams, hàng sư đoàn xe tăng của Iraq với vài ngàn chiếc T-72 đã bị tiêu diệt trên khắp sa mạc.
Rõ ràng để mang lại niềm tin đối với T-14 Armata, việc Nga cần làm phải là nhanh chóng sản xuất hàng loạt nó rồi mang đi “thử lửa” chứ không phải những tuyên bố rất to tát như trên.