Nhiều nguồn tin từ phương Tây hay bóp méo những sản phẩm công nghệ vũ khí Nga nói chung và đặc biệt là về tập đoàn chuyên thiết kế và sản xuất máy bay Mikoyan nói riêng. Thậm chí có những trang thông tin của báo chí phương Tây cũng viết theo góc nhìn rất chủ quan, mà không khảo sát kĩ thông tin và cuối cùng là dẫn đến sai sự thật.Ví dụ có những bài viết bàn về các sản phẩm và doanh thu của Mikoyan nhưng lại bị so sánh thảm hại hơn nhiều so với kết quả của tập đoàn Sukhoi, trong khi hai công ty đó đều thuộc sự quản lý của tập đoàn nhà nước Rostec.Nhiều bài viết đề cao Sukhoi nhưng lại không biết được những sản phẩm của Sukhoi trong 05 năm trở lại đây chủ yếu bán được hàng như Su-30SM và Su-35 cho mỗi Trung quốc (24 chiếc tiêm kích Su-35 vào năm 2015) và Ai Cập (24 chiếc Su-35 trong năm 2018).Su-30 đã dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ngoại trừ Su-30SM nên chủ yếu bán phụ tùng cho các quốc gia trước kia mua Su-30 của Nga như Ấn Độ, Belarus, Serbia, Vietnam, Malaysia, Indonesia....Su-30SM được cho là vừa bán vừa “kỉ niệm” mấy chiếc cho Belarus và vài chiếc cho Armenia nhưng không bán vũ khí kèm theo cho các nước này, buộc các quốc gia này phải chi tiền mua hệ thống vũ khí kèm theo.Trong khi đó trong vòng 05 năm nay, Mikoyan bán khá nhiều MiG-29 các phiên bản khác nhau với số lượng khá lớn cho Ấn độ bao gồm MiG-29K, MiG-29 UPG đến khoảng 70 chiếc.Ai cập mua 50 chiếc MiG-29M từ 2016, Algeria mua 14 chiếc MiG-29M/M2 năm 2019. Syria mua 1 số lượng khá lớn không tiết lộ số lượng MiG-29 SMT vào tháng 5/2020. Argentina cũng mua 15 chiếc MiG-29M trong năm 2020.Có 1 số thông tin tiết lộ việc Nga bí mật bán cho Lybia một số MiG-29 không rõ phiên bản vào năm 2020 và người ta phát hiện một phi đội MiG-29 nằm tại căn cứ sân bay quân sự Al Jufrah giống như sự kiện Nga bán 34 chiếc MiG-29 SMT cho Yemen năm 2007.Hiện có hơn 30 quốc gia sở hữu dòng tiêm kích hạng nhẹ này và nguồn doanh thu bán phụ tùng, bảo dưỡng, đào tạo hàng năm của Mikoyan là khá lớn thậm chí còn vững hơn cả Sukhoi vốn được ưu ái cung cấp máy bay cho Lực lượng Không quân Nga vì chiến lược phát triển Không quân Nga hiện đã khác thời Xô Viết.Xét về các yếu tố như công nghệ đặc biệt về radar, điện tử và tính tự động hoá hoàn toàn như tích hợp trí tuệ nhân tạo lên tiêm kích thì Sukhoi đang còn phải “xách dép” cho Mikoyan.Ở phương Tây, những quốc gia đã từng sử dụng MiG-29 thuộc khối Warsaw cũ luôn có sự kính trọng dành riêng cho MiG-29 đặc biệt là các phi công Đức. Trong thời kì quan hệ Mỹ - Nga còn nồng ấm, đã có các cuộc giao lưu phi công MiG-29 giữa Nga và NATO.Các phi công NATO khi được mời lên cùng bay với MiG-29 Nga, đều bộc lộ sự thán phục về tính cơ động khó tin của nó cũng như các chiến thuật phòng thủ điểm của dòng tiêm kích này.Trong vài năm gần đây, hệ thống động cơ mới của MiG 29 là RD-33MK đã có những thay đổi lớn như bao gồm lực đẩy tăng, giảm tín hiệu hồng ngoại, tiêu hao nhiên liệu thấp, tuổi thọ động cơ tăng, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp, tỉ lệ tai nạn thấp so với các dòng tiêm kích phương Tây khác so cùng với giờ bay.Hệ thống radar chủ động AESA khá mạnh cùng với các hệ thống cảnh báo sớm và phòng thủ chủ động tiên tiến. Hệ thống vũ khí tấn công chính xác và thông minh với phạm vi hoạt động xa.Đặc biệt nếu có nhu cầu khách hàng có thể yêu cầu Mikoyan tích hợp máy tính thuật toán AI cho nó nhằm giúp phi công trong các pha xử lý khó khăn trong nhận thức tình huống, đưa ra các lời khuyên cho phi công lái chính như vai trò của phi công thứ hai. Thậm chí nó có thể tự đưa máy bay về căn cứ mà không cần sự tác động của phi công chính.Thiết kế tiêu biểu nhất của Mikoyan là MiG-35, chiếc tiêm kích hạng trung được phương Tây coi là đối thủ “khó gặm” nhất trong các loại tiêm kích Nga thế hệ 4 hiện có kể cả Su-35. Nó là đề tài bàn tán nhiều nhất về công nghệ tiêm kích Nga sau Su-57, Su-75 và PAK DP. Nguồn ảnh: Airlines.
Nhiều nguồn tin từ phương Tây hay bóp méo những sản phẩm công nghệ vũ khí Nga nói chung và đặc biệt là về tập đoàn chuyên thiết kế và sản xuất máy bay Mikoyan nói riêng. Thậm chí có những trang thông tin của báo chí phương Tây cũng viết theo góc nhìn rất chủ quan, mà không khảo sát kĩ thông tin và cuối cùng là dẫn đến sai sự thật.
Ví dụ có những bài viết bàn về các sản phẩm và doanh thu của Mikoyan nhưng lại bị so sánh thảm hại hơn nhiều so với kết quả của tập đoàn Sukhoi, trong khi hai công ty đó đều thuộc sự quản lý của tập đoàn nhà nước Rostec.
Nhiều bài viết đề cao Sukhoi nhưng lại không biết được những sản phẩm của Sukhoi trong 05 năm trở lại đây chủ yếu bán được hàng như Su-30SM và Su-35 cho mỗi Trung quốc (24 chiếc tiêm kích Su-35 vào năm 2015) và Ai Cập (24 chiếc Su-35 trong năm 2018).
Su-30 đã dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ngoại trừ Su-30SM nên chủ yếu bán phụ tùng cho các quốc gia trước kia mua Su-30 của Nga như Ấn Độ, Belarus, Serbia, Vietnam, Malaysia, Indonesia....
Su-30SM được cho là vừa bán vừa “kỉ niệm” mấy chiếc cho Belarus và vài chiếc cho Armenia nhưng không bán vũ khí kèm theo cho các nước này, buộc các quốc gia này phải chi tiền mua hệ thống vũ khí kèm theo.
Trong khi đó trong vòng 05 năm nay, Mikoyan bán khá nhiều MiG-29 các phiên bản khác nhau với số lượng khá lớn cho Ấn độ bao gồm MiG-29K, MiG-29 UPG đến khoảng 70 chiếc.
Ai cập mua 50 chiếc MiG-29M từ 2016, Algeria mua 14 chiếc MiG-29M/M2 năm 2019. Syria mua 1 số lượng khá lớn không tiết lộ số lượng MiG-29 SMT vào tháng 5/2020. Argentina cũng mua 15 chiếc MiG-29M trong năm 2020.
Có 1 số thông tin tiết lộ việc Nga bí mật bán cho Lybia một số MiG-29 không rõ phiên bản vào năm 2020 và người ta phát hiện một phi đội MiG-29 nằm tại căn cứ sân bay quân sự Al Jufrah giống như sự kiện Nga bán 34 chiếc MiG-29 SMT cho Yemen năm 2007.
Hiện có hơn 30 quốc gia sở hữu dòng tiêm kích hạng nhẹ này và nguồn doanh thu bán phụ tùng, bảo dưỡng, đào tạo hàng năm của Mikoyan là khá lớn thậm chí còn vững hơn cả Sukhoi vốn được ưu ái cung cấp máy bay cho Lực lượng Không quân Nga vì chiến lược phát triển Không quân Nga hiện đã khác thời Xô Viết.
Xét về các yếu tố như công nghệ đặc biệt về radar, điện tử và tính tự động hoá hoàn toàn như tích hợp trí tuệ nhân tạo lên tiêm kích thì Sukhoi đang còn phải “xách dép” cho Mikoyan.
Ở phương Tây, những quốc gia đã từng sử dụng MiG-29 thuộc khối Warsaw cũ luôn có sự kính trọng dành riêng cho MiG-29 đặc biệt là các phi công Đức. Trong thời kì quan hệ Mỹ - Nga còn nồng ấm, đã có các cuộc giao lưu phi công MiG-29 giữa Nga và NATO.
Các phi công NATO khi được mời lên cùng bay với MiG-29 Nga, đều bộc lộ sự thán phục về tính cơ động khó tin của nó cũng như các chiến thuật phòng thủ điểm của dòng tiêm kích này.
Trong vài năm gần đây, hệ thống động cơ mới của MiG 29 là RD-33MK đã có những thay đổi lớn như bao gồm lực đẩy tăng, giảm tín hiệu hồng ngoại, tiêu hao nhiên liệu thấp, tuổi thọ động cơ tăng, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp, tỉ lệ tai nạn thấp so với các dòng tiêm kích phương Tây khác so cùng với giờ bay.
Hệ thống radar chủ động AESA khá mạnh cùng với các hệ thống cảnh báo sớm và phòng thủ chủ động tiên tiến. Hệ thống vũ khí tấn công chính xác và thông minh với phạm vi hoạt động xa.
Đặc biệt nếu có nhu cầu khách hàng có thể yêu cầu Mikoyan tích hợp máy tính thuật toán AI cho nó nhằm giúp phi công trong các pha xử lý khó khăn trong nhận thức tình huống, đưa ra các lời khuyên cho phi công lái chính như vai trò của phi công thứ hai. Thậm chí nó có thể tự đưa máy bay về căn cứ mà không cần sự tác động của phi công chính.
Thiết kế tiêu biểu nhất của Mikoyan là MiG-35, chiếc tiêm kích hạng trung được phương Tây coi là đối thủ “khó gặm” nhất trong các loại tiêm kích Nga thế hệ 4 hiện có kể cả Su-35. Nó là đề tài bàn tán nhiều nhất về công nghệ tiêm kích Nga sau Su-57, Su-75 và PAK DP. Nguồn ảnh: Airlines.