Đầu tiên là loại máy bay có thể coi là dị nhất từng được Cục thiết kế Mikoyan chế tạo ra, đó là MiG-8. Đây là loại máy bay không được vũ trang, được chế tạo chỉ phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra và được sử dụng bởi OKB. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên thực tế thì chỉ duy nhất một chiếc này được ra đời và sử dụng một thời gian ngắn cuối năm 1945 trước khi cả chương trình MiG-8 bị khai tử. Nguồn ảnh: QQ.Loại máy bay này có trọng lượng cực nhẹ, tối đa chỉ 1,1 tấn, chiều dài 7 mét và sải cánh rộng 9,5 mét. MiG-8 có một động cơ công suất 110 mã lực cho phép nó bay được với tốc độ tối đa 205 km/h và tầm bay tối đa 500 km. Nguồn ảnh: QQ.Cũng trong cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, Cục thiết kế Mikoyan của Liên Xô còn sáng chế ra một kiểu máy bay lai cực độc, kết hợp giữa động cơ cánh quạt thông thường với động cơ phản lực, cho phép nó có tốc độ cao đủ để đối đầu với các máy bay phản lực đang được Đức sử dụng lúc đó. Nguồn ảnh: QQ.Loại máy bay này mang tên MiG-13 hay còn có tên khác là I-250. MiG-13 có động cơ cánh quạt như thông thường ở phía trước nhưng dọc thân máy bay là hệ thống trục cho phép truyền lực quay của động cơ cánh quạt xuống đuôi - nơi đặt máy nén khí để tạo ra lực đẩy như các loại động cơ phản lực. Nguồn ảnh: QQ.Tất nhiên là kiểu bay này nghe qua đã có vẻ... không bền và sự thật là MiG-13 chỉ duy trì trạng thái ép tốc độ sử dụng cả hai động cơ cùng lúc trong vòng 10 phút trước khi quá nhiệt và phải giảm công suất máy. Chỉ 12 chiếc MiG-13 từng được chế tạo, chủ yếu dùng cho hoạt động nghiên cứu và bay tuần tra. Nguồn ảnh: QQ.Năm 1976, Máy bay của Mikoyan đã vượt khỏi khuôn khổ của Trái Đất và nhắm tới việc chế tạo một tàu vũ trụ có thể vươn tới tận quỹ đạo. MiG-105 khi đó đã được ra đời và là một trong những đòn đáp trả liên hoàn mà Mỹ và Liên Xô dành cho nhau trong cuộc đua lên vũ trụ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: QQ.Là con bài đối trọng với chương trình tàu con thoi của Mỹ nhưng MiG-105 lại không được hoàn thiện đến nơi đến trốn. Độ cao lớn nhất mà "tàu vũ trụ" này đạt được chỉ là hơn 30 km so với mặt đất khi bay thử nghiệm - còn quá thấp để nó có thể ra khỏi quỹ đạo Trái Đất. Nguồn ảnh: QQ.Thực tế đau lòng là "tàu vũ trụ" MiG-105 chưa từng rời khỏi quỹ đạo Trái Đất. Dự án kết thúc vào đầu thập niên 80 và bất chấp các nỗ lực cải tiến của Mikoyan, MiG-105 cuối cùng vẫn được coi là không đủ khả năng bay vào vũ trụ. Nguồn ảnh: QQ.Cuối cùng là Đề án 1.44 - chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên được Nga phát triển vào cuối thập niên 90. Loại máy bay này còn có tên gọi khác là MiG-39. Nguồn ảnh: QQ.Chính phủ Nga giữ bí mật tuyệt đối trong thời gian MiG-39 được phát triển nhưng về cơ bản, đây chỉ là loại máy bay mang tính thử nghiệm, không thực sự có khả năng trở thành một loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không như nhiều người kỳ vọng. Nguồn ảnh: QQ.Chỉ một mẫu thử duy nhất của MiG-39 được ra đời và bay thử nghiệm đúng hai lần vào năm 2000 và 2001 trước khi chiếc tiêm kích thế hệ năm đầu tiên của Nga này bị cho vào nhà chứa niêm phong. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Sát thủ Mikoyan MiG-31 từng một thời khiến cả châu Âu nể sợ.
Đầu tiên là loại máy bay có thể coi là dị nhất từng được Cục thiết kế Mikoyan chế tạo ra, đó là MiG-8. Đây là loại máy bay không được vũ trang, được chế tạo chỉ phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra và được sử dụng bởi OKB. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên thực tế thì chỉ duy nhất một chiếc này được ra đời và sử dụng một thời gian ngắn cuối năm 1945 trước khi cả chương trình MiG-8 bị khai tử. Nguồn ảnh: QQ.
Loại máy bay này có trọng lượng cực nhẹ, tối đa chỉ 1,1 tấn, chiều dài 7 mét và sải cánh rộng 9,5 mét. MiG-8 có một động cơ công suất 110 mã lực cho phép nó bay được với tốc độ tối đa 205 km/h và tầm bay tối đa 500 km. Nguồn ảnh: QQ.
Cũng trong cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, Cục thiết kế Mikoyan của Liên Xô còn sáng chế ra một kiểu máy bay lai cực độc, kết hợp giữa động cơ cánh quạt thông thường với động cơ phản lực, cho phép nó có tốc độ cao đủ để đối đầu với các máy bay phản lực đang được Đức sử dụng lúc đó. Nguồn ảnh: QQ.
Loại máy bay này mang tên MiG-13 hay còn có tên khác là I-250. MiG-13 có động cơ cánh quạt như thông thường ở phía trước nhưng dọc thân máy bay là hệ thống trục cho phép truyền lực quay của động cơ cánh quạt xuống đuôi - nơi đặt máy nén khí để tạo ra lực đẩy như các loại động cơ phản lực. Nguồn ảnh: QQ.
Tất nhiên là kiểu bay này nghe qua đã có vẻ... không bền và sự thật là MiG-13 chỉ duy trì trạng thái ép tốc độ sử dụng cả hai động cơ cùng lúc trong vòng 10 phút trước khi quá nhiệt và phải giảm công suất máy. Chỉ 12 chiếc MiG-13 từng được chế tạo, chủ yếu dùng cho hoạt động nghiên cứu và bay tuần tra. Nguồn ảnh: QQ.
Năm 1976, Máy bay của Mikoyan đã vượt khỏi khuôn khổ của Trái Đất và nhắm tới việc chế tạo một tàu vũ trụ có thể vươn tới tận quỹ đạo. MiG-105 khi đó đã được ra đời và là một trong những đòn đáp trả liên hoàn mà Mỹ và Liên Xô dành cho nhau trong cuộc đua lên vũ trụ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: QQ.
Là con bài đối trọng với chương trình tàu con thoi của Mỹ nhưng MiG-105 lại không được hoàn thiện đến nơi đến trốn. Độ cao lớn nhất mà "tàu vũ trụ" này đạt được chỉ là hơn 30 km so với mặt đất khi bay thử nghiệm - còn quá thấp để nó có thể ra khỏi quỹ đạo Trái Đất. Nguồn ảnh: QQ.
Thực tế đau lòng là "tàu vũ trụ" MiG-105 chưa từng rời khỏi quỹ đạo Trái Đất. Dự án kết thúc vào đầu thập niên 80 và bất chấp các nỗ lực cải tiến của Mikoyan, MiG-105 cuối cùng vẫn được coi là không đủ khả năng bay vào vũ trụ. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng là Đề án 1.44 - chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên được Nga phát triển vào cuối thập niên 90. Loại máy bay này còn có tên gọi khác là MiG-39. Nguồn ảnh: QQ.
Chính phủ Nga giữ bí mật tuyệt đối trong thời gian MiG-39 được phát triển nhưng về cơ bản, đây chỉ là loại máy bay mang tính thử nghiệm, không thực sự có khả năng trở thành một loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không như nhiều người kỳ vọng. Nguồn ảnh: QQ.
Chỉ một mẫu thử duy nhất của MiG-39 được ra đời và bay thử nghiệm đúng hai lần vào năm 2000 và 2001 trước khi chiếc tiêm kích thế hệ năm đầu tiên của Nga này bị cho vào nhà chứa niêm phong. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Sát thủ Mikoyan MiG-31 từng một thời khiến cả châu Âu nể sợ.