Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) có lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn, dài hơn 330m, chạy bằng năng lượng hạt nhân và là hàng không mẫu hạm khủng nhất nước Mỹ hiện nay. Tổng thống Donald Trump ca ngợi siêu hàng không mẫu hạm này được chế tạo chắc chắn và không dễ bị tấn công. Ảnh US NavyTuy nhiên, các chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng tàu sân bay USS Gerald R.Ford rất dễ bị tên lửa và ngư lôi đối phương đánh chìm. Ảnh US NavyÔng Trump cam kết sẽ tăng số lượng tàu sân bay từ 10 chiếc hiện tại lên 12 chiếc trong tương lai. Ngoài ra, ông cũng hứa giảm chi phí đóng mới 3 siêu hàng không mẫu hạm tiếp theo mà chi phí đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, từ 27 lên 36 tỷ USD. Ảnh US NavyKế hoạch mở rộng hạm đội tàu sân bay của tân Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh kẻ thù tiềm năng đã chế tạo các loại vũ khí chống tàu mới có khả năng phá hủy phần lớn hạm đội đắt tiền của Washington. Đặc biệt, các siêu hàng không mẫu hạm rất dễ bị tổn thương bởi tàu ngầm đối phương. Ảnh APTrong cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Florida vào năm 2015, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dù có hệ thống phòng thủ chống ngầm nhiều lớp nhưng vẫn lọt vào tầm ngắm của tàu ngầm tấn công hạt nhân Saphir của Pháp. Ảnh FathomTrong các cuộc tập trận hải quân khác từ năm 1980 đến nay, tàu sân bay Mỹ và Anh đã bị đánh chìm 14 lần trên các phương tiện mô phỏng tấn công, tàu ngầm điện - diesel thế hệ cũ cũng dễ dàng tiếp cận và mô phỏng đánh chìm được tàu sân bay Mỹ. Đồ họa DCNSCác loại vũ khí mới như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn khoảng 1.700 km và bay với tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh là nỗi khiếp đảm của hàng không mẫu hạm. Ảnh: US NavyNga, Trung Quốc và Iran được cho là có loại siêu ngư lôi. Loại ngư lôi đặc biệt này di chuyển bên trong một bong bóng khí cho phép đạt tốc độ hàng trăm km/h và nếu bắn thẳng vào tàu sân bay thì rất khó tránh. Ảnh: US NavyUSS Gerald R.Ford (CVN-78) là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu cùng lên được các công ty quốc phòng Mỹ thiết kế cho lực lượng hải quân nước này, nhằm thay thế lớp tàu Nimitz trong tương lai nhiều năm nữa. Theo kế hoạch, sẽ còn 9 chiếc nữa được chế tạo trong những năm tiếp theo. Ảnh: WikipediaUSS Gerald R.Ford được coi là tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay với lượng giãn nước toàn tải đến 110.000 tấn (lớn hơn một chút so với lớp Nimitz), dài 337m, cao 76m, mớn nước 12m. Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân A1B với 4 trục cung cấp năng lượng hoạt động tới 50 năm liên tục. Ảnh: WikipediaSo với thế hệ lớp Nimitz, Gerald R.Ford được trang bị hệ thống máy phóng điện tử EMALS tiên tiến hơn các máy phóng thủy lực. EMALS được đánh giá là hiệu quả hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn, năng lượng mạnh hơn và dễ điều khiển hơn so với máy phóng thủy lực. Ảnh: YoutubeƯớc tính, tàu sân bay Ford có thể chở tới 90 máy bay các loại gồm cả những mẫu máy bay đặc biệt như UAV tàng hình X-47B, tiêm kích tàng hình thế hệ mới F-35C. Ảnh: CNNNhững chiếc F-35C hứa hẹn sẽ giúp Hải quân Mỹ duy trì ưu thế trên mọi vùng nước biển khắp đại dương, khắp hành tinh. Mặc dù còn vài lỗi kỹ thuật, tuy nhiên sớm muộn F-35C sẽ được hoàn thiện 100% để sẵn sàng tham chiến bất cứ lúc nào. Ảnh: NavyliveHệ thống điện tử của lớp Ford mạnh mẽ hơn rất nhiều so với lớp Nimitz khi được trang bị radar đa năng X-band AN/SPY-3 và radar tìm kiếm S-band AN/SPY-4. Trong đó, mẫu AN/SPY-3 mới chỉ được trang bị cho tàu khu trục tương lai lớp Zumwalt. Ảnh: MliveHỏa lực tự bảo vệ của lớp Ford cũng hứa hẹn là tốt hơn khi được bổ sung tên lửa phòng không tầm trung chuyên chống tên lửa hành trình diệt hạm RIM-162 ESSM có tầm phóng 50km. Các hệ thống vũ khí bảo vệ lớp Nimitz chủ yếu là tên lửa, pháo tầm ngắn. Ảnh: Seaforces
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) có lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn, dài hơn 330m, chạy bằng năng lượng hạt nhân và là hàng không mẫu hạm khủng nhất nước Mỹ hiện nay. Tổng thống Donald Trump ca ngợi siêu hàng không mẫu hạm này được chế tạo chắc chắn và không dễ bị tấn công. Ảnh US Navy
Tuy nhiên, các chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng tàu sân bay USS Gerald R.Ford rất dễ bị tên lửa và ngư lôi đối phương đánh chìm. Ảnh US Navy
Ông Trump cam kết sẽ tăng số lượng tàu sân bay từ 10 chiếc hiện tại lên 12 chiếc trong tương lai. Ngoài ra, ông cũng hứa giảm chi phí đóng mới 3 siêu hàng không mẫu hạm tiếp theo mà chi phí đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, từ 27 lên 36 tỷ USD. Ảnh US Navy
Kế hoạch mở rộng hạm đội tàu sân bay của tân Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh kẻ thù tiềm năng đã chế tạo các loại vũ khí chống tàu mới có khả năng phá hủy phần lớn hạm đội đắt tiền của Washington. Đặc biệt, các siêu hàng không mẫu hạm rất dễ bị tổn thương bởi tàu ngầm đối phương. Ảnh AP
Trong cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Florida vào năm 2015, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dù có hệ thống phòng thủ chống ngầm nhiều lớp nhưng vẫn lọt vào tầm ngắm của tàu ngầm tấn công hạt nhân Saphir của Pháp. Ảnh Fathom
Trong các cuộc tập trận hải quân khác từ năm 1980 đến nay, tàu sân bay Mỹ và Anh đã bị đánh chìm 14 lần trên các phương tiện mô phỏng tấn công, tàu ngầm điện - diesel thế hệ cũ cũng dễ dàng tiếp cận và mô phỏng đánh chìm được tàu sân bay Mỹ. Đồ họa DCNS
Các loại vũ khí mới như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn khoảng 1.700 km và bay với tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh là nỗi khiếp đảm của hàng không mẫu hạm. Ảnh: US Navy
Nga, Trung Quốc và Iran được cho là có loại siêu ngư lôi. Loại ngư lôi đặc biệt này di chuyển bên trong một bong bóng khí cho phép đạt tốc độ hàng trăm km/h và nếu bắn thẳng vào tàu sân bay thì rất khó tránh. Ảnh: US Navy
USS Gerald R.Ford (CVN-78) là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu cùng lên được các công ty quốc phòng Mỹ thiết kế cho lực lượng hải quân nước này, nhằm thay thế lớp tàu Nimitz trong tương lai nhiều năm nữa. Theo kế hoạch, sẽ còn 9 chiếc nữa được chế tạo trong những năm tiếp theo. Ảnh: Wikipedia
USS Gerald R.Ford được coi là tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay với lượng giãn nước toàn tải đến 110.000 tấn (lớn hơn một chút so với lớp Nimitz), dài 337m, cao 76m, mớn nước 12m. Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân A1B với 4 trục cung cấp năng lượng hoạt động tới 50 năm liên tục. Ảnh: Wikipedia
So với thế hệ lớp Nimitz, Gerald R.Ford được trang bị hệ thống máy phóng điện tử EMALS tiên tiến hơn các máy phóng thủy lực. EMALS được đánh giá là hiệu quả hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn, năng lượng mạnh hơn và dễ điều khiển hơn so với máy phóng thủy lực. Ảnh: Youtube
Ước tính, tàu sân bay Ford có thể chở tới 90 máy bay các loại gồm cả những mẫu máy bay đặc biệt như UAV tàng hình X-47B, tiêm kích tàng hình thế hệ mới F-35C. Ảnh: CNN
Những chiếc F-35C hứa hẹn sẽ giúp Hải quân Mỹ duy trì ưu thế trên mọi vùng nước biển khắp đại dương, khắp hành tinh. Mặc dù còn vài lỗi kỹ thuật, tuy nhiên sớm muộn F-35C sẽ được hoàn thiện 100% để sẵn sàng tham chiến bất cứ lúc nào. Ảnh: Navylive
Hệ thống điện tử của lớp Ford mạnh mẽ hơn rất nhiều so với lớp Nimitz khi được trang bị radar đa năng X-band AN/SPY-3 và radar tìm kiếm S-band AN/SPY-4. Trong đó, mẫu AN/SPY-3 mới chỉ được trang bị cho tàu khu trục tương lai lớp Zumwalt. Ảnh: Mlive
Hỏa lực tự bảo vệ của lớp Ford cũng hứa hẹn là tốt hơn khi được bổ sung tên lửa phòng không tầm trung chuyên chống tên lửa hành trình diệt hạm RIM-162 ESSM có tầm phóng 50km. Các hệ thống vũ khí bảo vệ lớp Nimitz chủ yếu là tên lửa, pháo tầm ngắn. Ảnh: Seaforces