Tàu sân bay Sao Paulo của Brazil trước đây có tên là Foch và phục vụ trong hải quân Pháp từ năm 1963 tới năm 2000 thì được bán cho phía Brazil. Nguồn ảnh: Sina.Tàu có độ giãn nước tối đa 32800 tấn, dài 265 mét, mớm nước 8,6 mét. Tàu sử dụng động cơ hơi nước với 6 nồi hơi và 4 turbin khí sản sinh ra công suất 126000 mã lực cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 59 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Tầm hoạt động của tàu sân bay Sao Paulo là 13900 km và nó được biên chế đủ với 1920 thành viên bao gồm thủy thủ đoàn, sỹ quan hải quân và các sỹ quan không quân. Nguồn ảnh: Sina.Gói nâng cấp tàu sân bay Sao Paulo được phía Brazil tham khảo với chủ cũ của con tàu này là Pháp vào năm 2014 với hàng loạt các cải tiến về động cơ, hệ thống cảm biến và trinh sát của tàu. Tuy nhiên những nâng cấp này lại có giá quá cao khiến phía Brazil từ bỏ ý định và quyết định cho chiếc Sao Paulo của mình về hưu. Nguồn ảnh: Sina.Việc tàu sân bay Sao Paulo về hưu sẽ là cơ hội tốt cho một vài quốc gia trên thế giới nếu muốn sở hữu chiếc hàng không mẫu hạm này. Trên thực tế, nó vẫn còn đang hoạt động tốt và chỉ cần trải qua một quá trình nâng cấp toàn diện một cách dần dần là hoàn toàn có thể tiếp tục phục vụ được. Nguồn ảnh: Sina.Theo thông tin mới đưa trên trang Sina thì giới truyền thông Trung Quốc đặc biệt lưu tâm đến vấn đề tàu Sao Paulo được Brazil cho nghỉ hưu và nhận định rằng đây là cơ hội hiếm có trong tương lai gần để nước này có thể sở hữu thêm một tàu sân bay nữa giúp tăng cường sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.So với tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay của Trung Quốc, rõ ràng chiếc Sao Paulo vượt trội hơn hẳn Liêu Ninh với động cơ đáng tin cậy, nhưng giá trị nhất là hệ thống máy phóng thủy lực - thứ công nghệ mà Trung Quốc đang khao khát vô cùng nhằm phát triển tàu sân bay nội địa. Nguồn ảnh: Sina.Với máy phóng thủy lực cho phép phóng cả máy bay vận tải hạng nhẹ và máy bay cảnh báo sớm động cơ cánh quạt - điều mà Liêu Ninh không thể làm được với thiết kế kiểu nhày cầu. Nguồn ảnh: Sina.Hiện Trung Quốc chỉ có duy nhất một tàu sân bay có khả năng hoạt động được trên biển đó là chiếc Liêu Ninh nhưng độ tin cậy không lớn khi nguồn gốc Liêu Ninh chính là chiếc Đô đốc Goshkov - cùng họ với chiếc Kuznetsov của Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay Sao Paulo của Brazil trước đây có tên là Foch và phục vụ trong hải quân Pháp từ năm 1963 tới năm 2000 thì được bán cho phía Brazil. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu có độ giãn nước tối đa 32800 tấn, dài 265 mét, mớm nước 8,6 mét. Tàu sử dụng động cơ hơi nước với 6 nồi hơi và 4 turbin khí sản sinh ra công suất 126000 mã lực cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 59 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Tầm hoạt động của tàu sân bay Sao Paulo là 13900 km và nó được biên chế đủ với 1920 thành viên bao gồm thủy thủ đoàn, sỹ quan hải quân và các sỹ quan không quân. Nguồn ảnh: Sina.
Gói nâng cấp tàu sân bay Sao Paulo được phía Brazil tham khảo với chủ cũ của con tàu này là Pháp vào năm 2014 với hàng loạt các cải tiến về động cơ, hệ thống cảm biến và trinh sát của tàu. Tuy nhiên những nâng cấp này lại có giá quá cao khiến phía Brazil từ bỏ ý định và quyết định cho chiếc Sao Paulo của mình về hưu. Nguồn ảnh: Sina.
Việc tàu sân bay Sao Paulo về hưu sẽ là cơ hội tốt cho một vài quốc gia trên thế giới nếu muốn sở hữu chiếc hàng không mẫu hạm này. Trên thực tế, nó vẫn còn đang hoạt động tốt và chỉ cần trải qua một quá trình nâng cấp toàn diện một cách dần dần là hoàn toàn có thể tiếp tục phục vụ được. Nguồn ảnh: Sina.
Theo thông tin mới đưa trên trang Sina thì giới truyền thông Trung Quốc đặc biệt lưu tâm đến vấn đề tàu Sao Paulo được Brazil cho nghỉ hưu và nhận định rằng đây là cơ hội hiếm có trong tương lai gần để nước này có thể sở hữu thêm một tàu sân bay nữa giúp tăng cường sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
So với tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay của Trung Quốc, rõ ràng chiếc Sao Paulo vượt trội hơn hẳn Liêu Ninh với động cơ đáng tin cậy, nhưng giá trị nhất là hệ thống máy phóng thủy lực - thứ công nghệ mà Trung Quốc đang khao khát vô cùng nhằm phát triển tàu sân bay nội địa. Nguồn ảnh: Sina.
Với máy phóng thủy lực cho phép phóng cả máy bay vận tải hạng nhẹ và máy bay cảnh báo sớm động cơ cánh quạt - điều mà Liêu Ninh không thể làm được với thiết kế kiểu nhày cầu. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện Trung Quốc chỉ có duy nhất một tàu sân bay có khả năng hoạt động được trên biển đó là chiếc Liêu Ninh nhưng độ tin cậy không lớn khi nguồn gốc Liêu Ninh chính là chiếc Đô đốc Goshkov - cùng họ với chiếc Kuznetsov của Nga. Nguồn ảnh: Sina.