Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga gần đây đã đạt được những bước đột phá lớn trong lĩnh vực hàng không quân sự. Loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Nga hiện nay là máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, đã lập kỷ lục “đáng kinh ngạc” trên thế giới.Theo thông tin được tiết lộ của hãng tin Sputnik, một chiếc chiến đấu cơ Su-57 đã bắn hạ thành công 2 chiến đấu cơ Ukraine ở khoảng cách 217 km, khiến chiến đấu cơ F-16 của Ukraine dù chưa tham chiến, nhưng đã phải đối mặt với áp lực cạnh tranh chưa từng có.Là máy bay thế hệ thứ 5 duy nhất của Nga, tính năng của Su-57 rất nổi trội. Thân máy bay rất lớn với tổng chiều dài 19,8 mét và sải cánh 13,95 mét, được trang bị hai động cơ đốt sau AL41F117S mạnh mẽ, giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa tới Mach 2.Không chỉ vậy, khoảng cách bay tối đa của Su-57 lên tới 4.000 km, có thể bay tự do ở độ cao 20.000 mét và bán kính chiến đấu mang đủ tải vũ khí tới 1.200 km; nếu được tiếp dầu trên không, bán kính chiến đấu có thể tăng gấp đôi.Máy bay chiến đấu Su-57 có trọng lượng cất cánh tối đa ít nhất 18 tấn. Về vũ khí không chiến, Su-57 có thể mang nhiều loại tên lửa không đối không và được trang bị một khẩu pháo hàng không GSH301. Có thể nói, với sự hỗ trợ của Su-57, Nga sẽ tự tin hơn trước những mối đe dọa tiềm tàng từ NATO. Mặc dù máy bay Su-57 có thành tích xuất sắc, nhưng Nga lại không đưa nó vào chiến đấu ngay từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Có nhiều cân nhắc đằng sau vấn đề này để Không quân Nga đưa Su-57 vào tham chiến, nói một cách đơn giản là Nga không cần “mang dao mổ trâu để giết gà”.Lý do giải thích cho vấn đề trên, trước hết đó là sức mạnh không quân của Ukraine tương đối yếu, trong khi Nga đã có sẵn một phi đội máy bay chiến đấu cao cấp lớn như Su-30, Su-34 và Su-35 thuộc loại hàng đầu thế giới, đủ sức tấn công và giải quyết các thách thức từ lực lượng Không quân Ukraine.Thứ hai, số lượng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga có hạn và vẫn đang trong giai đoạn hình thành sức mạnh chiến đấu; trong khi hệ thống phòng không Patriot được Mỹ sử dụng để hỗ trợ Ukraine cực kỳ mạnh mẽ. Nếu Su-57 bị bắn hạ, danh tiếng của máy bay Nga sẽ bị tổn hại đáng kể.Tuy nhiên, khi xung đột tiếp diễn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã mất nhiều máy bay chiến đấu và tầm quan trọng của Su-57 ngày càng trở nên rõ ràng. Đồng thời, NATO có ý định cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, buộc Nga phải điều động Su-57 để duy trì an ninh không phận.Trong một hoạt động chiến đấu diễn ra từ năm 2022, máy bay Su-57 của Nga đã phóng 2 tên lửa không đối không tầm xa R37M từ khoảng cách 217 km và bắn hạ thành công một máy bay chiến đấu Su-27 và một chiếc cường kích Su-24 của Ukraine.Các nhà phân tích chỉ ra rằng, tên lửa chủ lực R-77M được trang bị cho Su-57 chỉ có tầm bắn 200 km. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng, tên lửa tầm xa R-37M có khả năng bắn trúng mục tiêu bay ở khoảng cách 400 km; mặc dù nó không được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chiến đấu cơ động cỡ nhỏ.Thành tích này không chỉ phá kỷ lục tấn công mục tiêu là khinh khí cầu của chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ, mà còn lập kỷ lục về khoảng cách bắn hạ máy bay địch ở khoảng cách xa nhất trong lịch sử không chiến của thế giới.Mặc dù Nga tuyên bố máy bay chiến đấu Ukraine bị tên lửa phòng không S-300V4 ở tiền tuyến bắn hạ, nhưng Mỹ phủ nhận điều này. Sự khác biệt trong tuyên bố của hai bên có thể xuất phát từ việc Nga muốn che giấu sức mạnh thực sự của Su-57, trong khi Mỹ hy vọng dùng điều này để phô diễn sức mạnh của Su-57, nhằm tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. (Nguồn ảnh: Sputnik, Wikipedia).
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga gần đây đã đạt được những bước đột phá lớn trong lĩnh vực hàng không quân sự. Loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Nga hiện nay là máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, đã lập kỷ lục “đáng kinh ngạc” trên thế giới.
Theo thông tin được tiết lộ của hãng tin Sputnik, một chiếc chiến đấu cơ Su-57 đã bắn hạ thành công 2 chiến đấu cơ Ukraine ở khoảng cách 217 km, khiến chiến đấu cơ F-16 của Ukraine dù chưa tham chiến, nhưng đã phải đối mặt với áp lực cạnh tranh chưa từng có.
Là máy bay thế hệ thứ 5 duy nhất của Nga, tính năng của Su-57 rất nổi trội. Thân máy bay rất lớn với tổng chiều dài 19,8 mét và sải cánh 13,95 mét, được trang bị hai động cơ đốt sau AL41F117S mạnh mẽ, giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa tới Mach 2.
Không chỉ vậy, khoảng cách bay tối đa của Su-57 lên tới 4.000 km, có thể bay tự do ở độ cao 20.000 mét và bán kính chiến đấu mang đủ tải vũ khí tới 1.200 km; nếu được tiếp dầu trên không, bán kính chiến đấu có thể tăng gấp đôi.
Máy bay chiến đấu Su-57 có trọng lượng cất cánh tối đa ít nhất 18 tấn. Về vũ khí không chiến, Su-57 có thể mang nhiều loại tên lửa không đối không và được trang bị một khẩu pháo hàng không GSH301. Có thể nói, với sự hỗ trợ của Su-57, Nga sẽ tự tin hơn trước những mối đe dọa tiềm tàng từ NATO.
Mặc dù máy bay Su-57 có thành tích xuất sắc, nhưng Nga lại không đưa nó vào chiến đấu ngay từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Có nhiều cân nhắc đằng sau vấn đề này để Không quân Nga đưa Su-57 vào tham chiến, nói một cách đơn giản là Nga không cần “mang dao mổ trâu để giết gà”.
Lý do giải thích cho vấn đề trên, trước hết đó là sức mạnh không quân của Ukraine tương đối yếu, trong khi Nga đã có sẵn một phi đội máy bay chiến đấu cao cấp lớn như Su-30, Su-34 và Su-35 thuộc loại hàng đầu thế giới, đủ sức tấn công và giải quyết các thách thức từ lực lượng Không quân Ukraine.
Thứ hai, số lượng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga có hạn và vẫn đang trong giai đoạn hình thành sức mạnh chiến đấu; trong khi hệ thống phòng không Patriot được Mỹ sử dụng để hỗ trợ Ukraine cực kỳ mạnh mẽ. Nếu Su-57 bị bắn hạ, danh tiếng của máy bay Nga sẽ bị tổn hại đáng kể.
Tuy nhiên, khi xung đột tiếp diễn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã mất nhiều máy bay chiến đấu và tầm quan trọng của Su-57 ngày càng trở nên rõ ràng. Đồng thời, NATO có ý định cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, buộc Nga phải điều động Su-57 để duy trì an ninh không phận.
Trong một hoạt động chiến đấu diễn ra từ năm 2022, máy bay Su-57 của Nga đã phóng 2 tên lửa không đối không tầm xa R37M từ khoảng cách 217 km và bắn hạ thành công một máy bay chiến đấu Su-27 và một chiếc cường kích Su-24 của Ukraine.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, tên lửa chủ lực R-77M được trang bị cho Su-57 chỉ có tầm bắn 200 km. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng, tên lửa tầm xa R-37M có khả năng bắn trúng mục tiêu bay ở khoảng cách 400 km; mặc dù nó không được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chiến đấu cơ động cỡ nhỏ.
Thành tích này không chỉ phá kỷ lục tấn công mục tiêu là khinh khí cầu của chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ, mà còn lập kỷ lục về khoảng cách bắn hạ máy bay địch ở khoảng cách xa nhất trong lịch sử không chiến của thế giới.
Mặc dù Nga tuyên bố máy bay chiến đấu Ukraine bị tên lửa phòng không S-300V4 ở tiền tuyến bắn hạ, nhưng Mỹ phủ nhận điều này. Sự khác biệt trong tuyên bố của hai bên có thể xuất phát từ việc Nga muốn che giấu sức mạnh thực sự của Su-57, trong khi Mỹ hy vọng dùng điều này để phô diễn sức mạnh của Su-57, nhằm tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. (Nguồn ảnh: Sputnik, Wikipedia).