Cuối tuần vừa rồi, các phi công tiêm kích Rafale của Pháp đã thích thú "tự sướng" khi được bay cùng với các tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Dù ra đời sớm hơn - nghĩa là tới nay tuổi đời đã cao hơn nhưng các tiêm kích Rafale của Pháp vẫn đắt đỏ hơn rất nhiều so với chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, tiêm kích Rafale của Pháp bản rẻ nhất là Rafale C cũng có giá lên tới 68 triệu Euro - tương đương với 76 triệu USD. Các phiên bản khác của Rafale bao gồm bản Rafale B và Rafale M có giá lần lượt là 82 triệu và 88 triệu USD cho một chiếc. Nguồn ảnh: Sina.Trong khi đó giá thành của tiêm kích Su-30MKI lại "nhẹ nhàng" hơn nhiều khi chỉ vào khoảng 52 triệu USD cho mỗi chiếc. Đó là chưa kể tới việc, các quốc gia mua vũ khí từ Nga không nhất thiết phải "chồng tiền tươi" mà hoàn toàn có thể trả góp hoặc trả bằng hàng hoá, nông sản. Nguồn ảnh: Sina.Về động cơ, Rafale được trang bị động cơ Snecma M88 được thiết kế riêng cho chiếc chiến đấu cơ này với công suất đẩy khô chỉ là 50 kN và công suất tối đa khi đốt sau là 75 kN. Đây là công suất khá thua kém so với các tiêm kích do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Động cơ của Su-30MKI trong biên chế Ấn Độ là loại AL-31FP. Đây là dòng động cơ phản lực có khả năng đẩy Vector - điều mà Rafale hoàn toàn không có. Công suất của AL-31FP về cơ bản là vượt trội hoàn toàn so với động cơ của Pháp khi mà nó có thể dễ dàng đạt lực đẩy 123 kN - nghĩa là gần gấp đôi động cơ của Rafale. Nguồn ảnh: Sina.Tuy có động cơ yếu hơn nhưng Rafale lại "ăn tiền" ở thiết kế khí động học khi với động cơ yếu hơn, tốc độ bay tối đa của Rafale lại tương đương với Su-30MKI. Cụ thể, Rafale có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 ở độ cao lớn và tốc độ tối đa Mach 1.1 ở độ cao mực nước biển. Nguồn ảnh: Sina.Dù tốc độ tối đa của Su-30MKI ở độ cao lớn có thể lên tới Mach 2.0, tuy nhiên ở độ cao mực nước biển, chiếc chiến đấu cơ nặng nề này lại thua kém đôi chút so với Rafale khi có tốc độ tối đa chỉ Mach 1.09. Nên nhớ, động cơ của Su-30MKI có công Suất gần gấp đôi so với động cơ trên chiến đấu cơ Pháp. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài tốc độ nang ngửa dù công xuất không bằng, Rafale còn hơn Su-30MKI ở chỗ nó có tới 14 giá treo, mang được tối đa 9,5 tấn vũ khí các loại trong khi chiến đấu cơ của Ấn Độ chỉ có 12 giá treo, mang được tối đa 8,1 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Sina.Phần khung vỏ của Su-30MKI cũng được đánh giá là yếu hơn so với khung vỏ của Rafale khi mà Su-30MKI được cho là chỉ có khả năng chịu gia tốc trọng trường tối đa 9g, trong khi đó gia tốc trọng trường mà Rafale có thể chịu được tối đa lên tới 11g. Như vậy, dù động cơ Vector cung cấp khả năng cơ động tốt hơn, Su-30MKI cũng không thể thực hiện được các động tác nhào lộn với gia tốc trọng trường quá lớn như Rafale. Nguồn ảnh: Sina.Tựu chung lại, mặc dù Rafale có rất nhiều ưu điểm vượt trội chiến đấu cơ Su-30MKI trong biên chế Không quân Pháp, tuy nhiên cái giá của Rafale đưa ra là quá vô lý, không đủ sức thuyết phục để người mua chấp nhận những ưu thế có phần "không mấy nhỉnh hơn" chiến đấu cơ Nga vừa rẻ, vừa bền lại... đủ dùng như Su-30MKI. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng cơ động trên không và trên... mặt đất.
Cuối tuần vừa rồi, các phi công tiêm kích Rafale của Pháp đã thích thú "tự sướng" khi được bay cùng với các tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Dù ra đời sớm hơn - nghĩa là tới nay tuổi đời đã cao hơn nhưng các tiêm kích Rafale của Pháp vẫn đắt đỏ hơn rất nhiều so với chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, tiêm kích Rafale của Pháp bản rẻ nhất là Rafale C cũng có giá lên tới 68 triệu Euro - tương đương với 76 triệu USD. Các phiên bản khác của Rafale bao gồm bản Rafale B và Rafale M có giá lần lượt là 82 triệu và 88 triệu USD cho một chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi đó giá thành của tiêm kích Su-30MKI lại "nhẹ nhàng" hơn nhiều khi chỉ vào khoảng 52 triệu USD cho mỗi chiếc. Đó là chưa kể tới việc, các quốc gia mua vũ khí từ Nga không nhất thiết phải "chồng tiền tươi" mà hoàn toàn có thể trả góp hoặc trả bằng hàng hoá, nông sản. Nguồn ảnh: Sina.
Về động cơ, Rafale được trang bị động cơ Snecma M88 được thiết kế riêng cho chiếc chiến đấu cơ này với công suất đẩy khô chỉ là 50 kN và công suất tối đa khi đốt sau là 75 kN. Đây là công suất khá thua kém so với các tiêm kích do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ của Su-30MKI trong biên chế Ấn Độ là loại AL-31FP. Đây là dòng động cơ phản lực có khả năng đẩy Vector - điều mà Rafale hoàn toàn không có. Công suất của AL-31FP về cơ bản là vượt trội hoàn toàn so với động cơ của Pháp khi mà nó có thể dễ dàng đạt lực đẩy 123 kN - nghĩa là gần gấp đôi động cơ của Rafale. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy có động cơ yếu hơn nhưng Rafale lại "ăn tiền" ở thiết kế khí động học khi với động cơ yếu hơn, tốc độ bay tối đa của Rafale lại tương đương với Su-30MKI. Cụ thể, Rafale có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 ở độ cao lớn và tốc độ tối đa Mach 1.1 ở độ cao mực nước biển. Nguồn ảnh: Sina.
Dù tốc độ tối đa của Su-30MKI ở độ cao lớn có thể lên tới Mach 2.0, tuy nhiên ở độ cao mực nước biển, chiếc chiến đấu cơ nặng nề này lại thua kém đôi chút so với Rafale khi có tốc độ tối đa chỉ Mach 1.09. Nên nhớ, động cơ của Su-30MKI có công Suất gần gấp đôi so với động cơ trên chiến đấu cơ Pháp. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài tốc độ nang ngửa dù công xuất không bằng, Rafale còn hơn Su-30MKI ở chỗ nó có tới 14 giá treo, mang được tối đa 9,5 tấn vũ khí các loại trong khi chiến đấu cơ của Ấn Độ chỉ có 12 giá treo, mang được tối đa 8,1 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Sina.
Phần khung vỏ của Su-30MKI cũng được đánh giá là yếu hơn so với khung vỏ của Rafale khi mà Su-30MKI được cho là chỉ có khả năng chịu gia tốc trọng trường tối đa 9g, trong khi đó gia tốc trọng trường mà Rafale có thể chịu được tối đa lên tới 11g. Như vậy, dù động cơ Vector cung cấp khả năng cơ động tốt hơn, Su-30MKI cũng không thể thực hiện được các động tác nhào lộn với gia tốc trọng trường quá lớn như Rafale. Nguồn ảnh: Sina.
Tựu chung lại, mặc dù Rafale có rất nhiều ưu điểm vượt trội chiến đấu cơ Su-30MKI trong biên chế Không quân Pháp, tuy nhiên cái giá của Rafale đưa ra là quá vô lý, không đủ sức thuyết phục để người mua chấp nhận những ưu thế có phần "không mấy nhỉnh hơn" chiến đấu cơ Nga vừa rẻ, vừa bền lại... đủ dùng như Su-30MKI. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng cơ động trên không và trên... mặt đất.