Sáng ngày 25/9, tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand (HMNZS) Te Mana F111 đã cập Cảng Sài Gòn cùng thủy thủ đoàn gồm 178 người do Nữ thuyền trưởng - Trung tá Lisa Hunn dẫn đầu, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chuyến thăm, Hải quân New Zealand và Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Nguồn ảnh: Zing.Tham gia lễ đón tiếp, Thượng Tá - Nguyễn Ngọc Anh, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125 Hải quân (ngoài cùng bên phải), bày tỏ sự vui mừng khi chào đón Trung tá Hunn và thủy thủ đoàn tàu Te Mana. Được biết, Trung tá Hunn là nữ thuyền trưởng tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia New Zealand. Hình ảnh Trung tá Hunn (hàng đầu, thứ hai từ trái) trong dẫn đầu đoàn Hải quân New Zealand trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Nguồn ảnh: Zing.Trước đó vào năm 2017, tàu khu trục HMNZS Te Kaha F77, chiếc tàu "chị em" của tàu HMNZS Te Mana, từng đến thăm Đà Nẵng, qua đó cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển giữa Hải quân Việt Nam và New Zealand. Nguồn ảnh: Zing.Tàu khu trục HMNZS Te Mana F111 là một trong hai tàu chiến New Zealand thuộc lớp Anzac, có nhiệm vụ chính là giữ gìn an ninh vùng biển New Zealand thông qua các hoạt động tuần tra hàng hải, giám sát và bảo vệ các chuyến tàu công thương. Nguồn ảnh: Wikimedia.HMNZS Te Mana F111 chính thức gia nhập Hải quân New Zealand từ tháng 12/1999 và là tàu thứ hai thuộc lớp tàu khu trục Anzac của New Zealand. Tuy nhiên, so với một tàu khu trục 3.600 các tàu Anzac sở hữu sức mạnh không quá ấn tượng, thậm chí nó còn không được trang bị tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: US Military News & Video.Nguyên nhân của điều này một phần vì bởi quyết định mua tàu khu trục Anzac từng bị dư luận New Zealand chỉ trích dữ dội. Theo đó, lý do được đưa ra là Hải quân New Zealand lâu nay chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản, vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) nên không cần thiết phải mua tàu hộ vệ cỡ lớn. Chính vì điều này cũng khiến cho cấu hình của Anzac bị cắt giảm đáng kể. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tàu khu trục HMNZS Te Mana có lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.600 tấn, dài 118m, rộng 15m, mớn nước 4m, thủy thủ đoàn 177 người (gồm 25 sĩ quan và 152 thủy thủ). Ảnh: Cận cảnh tàu HMNZS Te Kaha đang ở thăm Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikimedia.Điều khá bất ngờ trên các tàu khu trục Anzac của New Zealand kể cả HMNZS Te Mana là chúng đều sử dụng các công nghệ hàng hải quân sự do Mỹ phát triển, bao gồm cả hệ thống vũ khí đi kèm mặc dù lớp tàu này do công ty AMECON phát triển dành riêng cho Hải quân Australia. Trong ảnh là pháo hạm 127mm Mk 45 Mod 2 trên HMNZS Te Mana. Nguồn ảnh: Wikimedia.Các tàu khu trục Anzac được tích hợp đầy đủ các hệ thống radar đối không - đối hải, radar đạo hàng, hệ thống tác chiến điện tử và kể cả sonar thủy âm truy tìm tàu ngầm. Trong ảnh, cận cảnh anten đài radar cảnh giới đường không AN/SPS-49(V)8 ANZ do Mỹ chế tạo. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống radar AN/SPS-49 với việc tích hợp hệ thống chiến đấu CelsiusTech 9LV-453. Tầm hoạt động của đài lên tới 500km. Nguồn ảnh: Zing.Cận cảnh hệ thống điều khiển hỏa lực 9LV 453 trên lớp khu trục Anzac. Nguồn ảnh: WikipediaVề mặt hỏa lực, tàu được trang bị bệ phóng thẳng đứng Mk 41 Mod 5 với 8 ống phóng cho phép triển khai nhiều loại tên lửa gồm tên lửa đối không, tên lửa đối đất và tên lửa chống ngầm. Tuy nhiên, phiên bản của New Zealand dùng để chứa tên lửa đối không. Nguồn ảnh: Wikipedia.Lớp Anzac được trang bị tên lửa phòng không trên hạm RIM-162 ESSM được thiết kế tối ưu đánh chặn các loại tên lửa chống hạm siêu âm, tất nhiên là cả máy bay hay trực thăng nếu cần. Nó có tầm bắn 50km, tốc độ tối đa Mach 4, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tổ hợp pháo cao tốc đánh chặn tầm gần CIWS Phalanx, thứ vũ khí được trang bị khá phổ biến trên các tàu chiến Mỹ. Nhìn chung, hệ thống vũ khí trên lớp Anzac đa phần có thiên hướng về phòng vệ và hỗ trợ tác chiến trong hạm đội hơn là tấn công. Nguồn ảnh: Wikimedia.Dù không trang bị tên lửa chống hạm tích hợp trên tàu, lớp Anzac lại có thể mang theo trực thăng đa nhiệm SH-2G Super Seasprite triển khai tên lửa chống hạm tầm ngắn AGM-119 với tầm phóng 30-50km. Điều đó đồng nghĩa, nếu SH-2G bị bắn hạ thì coi như Te Kaha mất luôn vũ khí chống tàu mặt nước và chỉ có thể phòng thủ, không thể tấn công. Nguồn ảnh: Wikimedia.Chiến hạm 3.600 tấn này có thể di chuyển với tốc độ tối đa 27 hải lý/h, dự trữ hành trình 11.000km, nhờ vào việc được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí LM2500 và diesel MTU cung cấp tổng công suất gần 40.000 mã lực. Nguồn ảnh: Wikimedia.Mời độc giả xem video: Tàu khu trục (HMNZS) Te Mana F111 tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2018. (US Military News & Video)
Sáng ngày 25/9, tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand (HMNZS) Te Mana F111 đã cập Cảng Sài Gòn cùng thủy thủ đoàn gồm 178 người do Nữ thuyền trưởng - Trung tá Lisa Hunn dẫn đầu, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chuyến thăm, Hải quân New Zealand và Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Nguồn ảnh: Zing.
Tham gia lễ đón tiếp, Thượng Tá - Nguyễn Ngọc Anh, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125 Hải quân (ngoài cùng bên phải), bày tỏ sự vui mừng khi chào đón Trung tá Hunn và thủy thủ đoàn tàu Te Mana. Được biết, Trung tá Hunn là nữ thuyền trưởng tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia New Zealand. Hình ảnh Trung tá Hunn (hàng đầu, thứ hai từ trái) trong dẫn đầu đoàn Hải quân New Zealand trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Nguồn ảnh: Zing.
Trước đó vào năm 2017, tàu khu trục HMNZS Te Kaha F77, chiếc tàu "chị em" của tàu HMNZS Te Mana, từng đến thăm Đà Nẵng, qua đó cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển giữa Hải quân Việt Nam và New Zealand. Nguồn ảnh: Zing.
Tàu khu trục HMNZS Te Mana F111 là một trong hai tàu chiến New Zealand thuộc lớp Anzac, có nhiệm vụ chính là giữ gìn an ninh vùng biển New Zealand thông qua các hoạt động tuần tra hàng hải, giám sát và bảo vệ các chuyến tàu công thương. Nguồn ảnh: Wikimedia.
HMNZS Te Mana F111 chính thức gia nhập Hải quân New Zealand từ tháng 12/1999 và là tàu thứ hai thuộc lớp tàu khu trục Anzac của New Zealand. Tuy nhiên, so với một tàu khu trục 3.600 các tàu Anzac sở hữu sức mạnh không quá ấn tượng, thậm chí nó còn không được trang bị tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: US Military News & Video.
Nguyên nhân của điều này một phần vì bởi quyết định mua tàu khu trục Anzac từng bị dư luận New Zealand chỉ trích dữ dội. Theo đó, lý do được đưa ra là Hải quân New Zealand lâu nay chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản, vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) nên không cần thiết phải mua tàu hộ vệ cỡ lớn. Chính vì điều này cũng khiến cho cấu hình của Anzac bị cắt giảm đáng kể. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tàu khu trục HMNZS Te Mana có lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.600 tấn, dài 118m, rộng 15m, mớn nước 4m, thủy thủ đoàn 177 người (gồm 25 sĩ quan và 152 thủy thủ). Ảnh: Cận cảnh tàu HMNZS Te Kaha đang ở thăm Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Điều khá bất ngờ trên các tàu khu trục Anzac của New Zealand kể cả HMNZS Te Mana là chúng đều sử dụng các công nghệ hàng hải quân sự do Mỹ phát triển, bao gồm cả hệ thống vũ khí đi kèm mặc dù lớp tàu này do công ty AMECON phát triển dành riêng cho Hải quân Australia. Trong ảnh là pháo hạm 127mm Mk 45 Mod 2 trên HMNZS Te Mana. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Các tàu khu trục Anzac được tích hợp đầy đủ các hệ thống radar đối không - đối hải, radar đạo hàng, hệ thống tác chiến điện tử và kể cả sonar thủy âm truy tìm tàu ngầm. Trong ảnh, cận cảnh anten đài radar cảnh giới đường không AN/SPS-49(V)8 ANZ do Mỹ chế tạo. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống radar AN/SPS-49 với việc tích hợp hệ thống chiến đấu CelsiusTech 9LV-453. Tầm hoạt động của đài lên tới 500km. Nguồn ảnh: Zing.
Cận cảnh hệ thống điều khiển hỏa lực 9LV 453 trên lớp khu trục Anzac. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, tàu được trang bị bệ phóng thẳng đứng Mk 41 Mod 5 với 8 ống phóng cho phép triển khai nhiều loại tên lửa gồm tên lửa đối không, tên lửa đối đất và tên lửa chống ngầm. Tuy nhiên, phiên bản của New Zealand dùng để chứa tên lửa đối không. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Lớp Anzac được trang bị tên lửa phòng không trên hạm RIM-162 ESSM được thiết kế tối ưu đánh chặn các loại tên lửa chống hạm siêu âm, tất nhiên là cả máy bay hay trực thăng nếu cần. Nó có tầm bắn 50km, tốc độ tối đa Mach 4, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tổ hợp pháo cao tốc đánh chặn tầm gần CIWS Phalanx, thứ vũ khí được trang bị khá phổ biến trên các tàu chiến Mỹ. Nhìn chung, hệ thống vũ khí trên lớp Anzac đa phần có thiên hướng về phòng vệ và hỗ trợ tác chiến trong hạm đội hơn là tấn công. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Dù không trang bị tên lửa chống hạm tích hợp trên tàu, lớp Anzac lại có thể mang theo trực thăng đa nhiệm SH-2G Super Seasprite triển khai tên lửa chống hạm tầm ngắn AGM-119 với tầm phóng 30-50km. Điều đó đồng nghĩa, nếu SH-2G bị bắn hạ thì coi như Te Kaha mất luôn vũ khí chống tàu mặt nước và chỉ có thể phòng thủ, không thể tấn công. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Chiến hạm 3.600 tấn này có thể di chuyển với tốc độ tối đa 27 hải lý/h, dự trữ hành trình 11.000km, nhờ vào việc được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí LM2500 và diesel MTU cung cấp tổng công suất gần 40.000 mã lực. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Mời độc giả xem video: Tàu khu trục (HMNZS) Te Mana F111 tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2018. (US Military News & Video)