Theo tờ Tankler News, trong một dòng trạng thái đăng tải trên Facebook mới đây, Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố muốn Hải quân Philippines sẽ đưa vào trang bị càng sớm càng tốt các tàu hộ vệ Sa'ar S-72 do Israel chế tạo. Và cho rằng Sa'ar S-72 là mẫu tàu chiến mà hải quân này thật sự cần tới. Nguồn ảnh: cont.ws.Theo cách diễn giải của Tổng thống Duterte, Sa'ar S-72 không chỉ đơn thuần là một mẫu tàu hộ vệ mang tên lửa mà nó còn thể hoạt động như một lớp tàu chiến đa năng dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác. Tân Tổng thống Philippines còn tuyên bố sẽ sớm phê duyệt một kế hoạch trang bị Sa'ar S-72 cho hải quân nước này trong thời gian sớm nhất. Nguồn ảnh: militar.org.ua.Kể từ khi nhậm chức cho tới nay, Tổng thống Duterte của Philippines thường đưa ra các kế hoạch mua sắm quốc phòng khá hoành tráng, tuy nhiên có rất ít trong số đó được thực hiện một cách nghiêm túc. Và với trường hợp của Sa'ar S-72, nhiều khả năng cũng sẽ như vậy, bên cạnh đó công ty thiết kế mẫu tàu hộ vệ này là Israel Shipyards còn chưa có một kế hoạch phát triển rõ ràng cho Sa'ar S-72 nói chi tới việc bán nó cho Philippines. Nguồn ảnh: defence.pk.Sa'ar 72 là mẫu tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới của Hải quân Israel do Israel Shipyards thiết kế và đóng mới. Nó được xem là một biến thể cải tiến của các lớp tàu hộ vệ Sa'ar 4,5 và Sa'ar 5 trước đó. Theo kế hoạch Sa'ar 72 sẽ được Hải quân Israel đưa vào trang bị trong năm 2015 nhưng cho tới nay hình dáng thật sự của nó vẫn chưa có ai biết tới. Nguồn ảnh: Wikipedia.Dựa trên thông số kỹ thuật do Israel Shipyards cung cấp, tàu hộ vệ tên lửa Sa'ar 72 là một mẫu tàu chiến cỡ nhỏ có lượng giãn nước khoảng 800 tấn và dài 72m. Nó phù hợp với vai trò hỗ trợ tác chiến và tuần tra ven biển. Tầm hoạt động của nó khoảng hơn 5.000km với dự trữ hành trình hơn 20 ngày cùng thủy thủ đoàn 50 người. Nguồn ảnh: Wikipedia.So với các tàu hộ vệ Sa'ar 5, Sa'ar 72 được đánh giá sở hữu hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn với các tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hoặc Gabriel, hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Barak 8, hải pháo Otobreda 76mm và được trang bị cả ống phóng ngư lôi chống ngầm. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily.Một trong những loại vũ khí đáng kể nhất trên tàu hộ vệ Sa'ar 72 là hệ thống tên lửa phòng không Barak 8. Hiếm có tàu hộ vệ cỡ dưới 1.000 tấn nào lại được trang bị tên lửa hải đối không mạnh như vậy. Barak 8 có khả năng tiêu diệt cả tên lửa hành trình và máy bay ở cự ly bắn 70-90km, độ cao tác chiến từ 0-16km. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động.Đặc biệt, các tàu hộ vệ Sa'ar 72 sở hữu hệ thống radar mạng pha tối tân, có khả năng phát hiện cả mục tiêu tàng hình - EL/M-2258 ALPHA. Tầm phát hiện mục tiêu tối đa 120km, tầm phát hiện mục tiêu cỡ nhỏ (tên lửa hành trình, UAV) cách 25km, góc quét 360 độ.Nếu so sánh với các mẫu tàu chiến hiện tại của Hải quân Philippines thì Sa'ar 72 gần như là sự lựa chọn không thể tốt hơn thậm chí nó có thể giúp hải quân nước này lột xác. Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng hiện tại cũng như chính sách không nhất quán của chính phủ do Tổng thống Duterte đứng đầu khó mà có thể nói được liệu Sa'ar 72 có thể về đến Manila đó là chưa kể tới việc liệu Israel có chịu bán mẫu tàu chiến này hay không. Nguồn ảnh: Korea News Online.
Theo tờ Tankler News, trong một dòng trạng thái đăng tải trên Facebook mới đây, Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố muốn Hải quân Philippines sẽ đưa vào trang bị càng sớm càng tốt các tàu hộ vệ Sa'ar S-72 do Israel chế tạo. Và cho rằng Sa'ar S-72 là mẫu tàu chiến mà hải quân này thật sự cần tới. Nguồn ảnh: cont.ws.
Theo cách diễn giải của Tổng thống Duterte, Sa'ar S-72 không chỉ đơn thuần là một mẫu tàu hộ vệ mang tên lửa mà nó còn thể hoạt động như một lớp tàu chiến đa năng dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác. Tân Tổng thống Philippines còn tuyên bố sẽ sớm phê duyệt một kế hoạch trang bị Sa'ar S-72 cho hải quân nước này trong thời gian sớm nhất. Nguồn ảnh: militar.org.ua.
Kể từ khi nhậm chức cho tới nay, Tổng thống Duterte của Philippines thường đưa ra các kế hoạch mua sắm quốc phòng khá hoành tráng, tuy nhiên có rất ít trong số đó được thực hiện một cách nghiêm túc. Và với trường hợp của Sa'ar S-72, nhiều khả năng cũng sẽ như vậy, bên cạnh đó công ty thiết kế mẫu tàu hộ vệ này là Israel Shipyards còn chưa có một kế hoạch phát triển rõ ràng cho Sa'ar S-72 nói chi tới việc bán nó cho Philippines. Nguồn ảnh: defence.pk.
Sa'ar 72 là mẫu tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới của Hải quân Israel do Israel Shipyards thiết kế và đóng mới. Nó được xem là một biến thể cải tiến của các lớp tàu hộ vệ Sa'ar 4,5 và Sa'ar 5 trước đó. Theo kế hoạch Sa'ar 72 sẽ được Hải quân Israel đưa vào trang bị trong năm 2015 nhưng cho tới nay hình dáng thật sự của nó vẫn chưa có ai biết tới. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dựa trên thông số kỹ thuật do Israel Shipyards cung cấp, tàu hộ vệ tên lửa Sa'ar 72 là một mẫu tàu chiến cỡ nhỏ có lượng giãn nước khoảng 800 tấn và dài 72m. Nó phù hợp với vai trò hỗ trợ tác chiến và tuần tra ven biển. Tầm hoạt động của nó khoảng hơn 5.000km với dự trữ hành trình hơn 20 ngày cùng thủy thủ đoàn 50 người. Nguồn ảnh: Wikipedia.
So với các tàu hộ vệ Sa'ar 5, Sa'ar 72 được đánh giá sở hữu hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn với các tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hoặc Gabriel, hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Barak 8, hải pháo Otobreda 76mm và được trang bị cả ống phóng ngư lôi chống ngầm. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily.
Một trong những loại vũ khí đáng kể nhất trên tàu hộ vệ Sa'ar 72 là hệ thống tên lửa phòng không Barak 8. Hiếm có tàu hộ vệ cỡ dưới 1.000 tấn nào lại được trang bị tên lửa hải đối không mạnh như vậy. Barak 8 có khả năng tiêu diệt cả tên lửa hành trình và máy bay ở cự ly bắn 70-90km, độ cao tác chiến từ 0-16km. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động.
Đặc biệt, các tàu hộ vệ Sa'ar 72 sở hữu hệ thống radar mạng pha tối tân, có khả năng phát hiện cả mục tiêu tàng hình - EL/M-2258 ALPHA. Tầm phát hiện mục tiêu tối đa 120km, tầm phát hiện mục tiêu cỡ nhỏ (tên lửa hành trình, UAV) cách 25km, góc quét 360 độ.
Nếu so sánh với các mẫu tàu chiến hiện tại của Hải quân Philippines thì Sa'ar 72 gần như là sự lựa chọn không thể tốt hơn thậm chí nó có thể giúp hải quân nước này lột xác. Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng hiện tại cũng như chính sách không nhất quán của chính phủ do Tổng thống Duterte đứng đầu khó mà có thể nói được liệu Sa'ar 72 có thể về đến Manila đó là chưa kể tới việc liệu Israel có chịu bán mẫu tàu chiến này hay không. Nguồn ảnh: Korea News Online.