Hãng thông tấn PNA dẫn lời Thư ký Bộ Quốc phòng Delfin Lorenzana cho hay, sau khi có thêm các tàu chiến mới, hiện đại, Hải quân Philippines có kế hoạch cho nghỉ hưu các tàu chiến được chế tạo từ trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh: Chiến hạm BRP Quezon (PS-70) được Mỹ chế tạo từ năm 1943, gia nhập Hải quân Philippines năm 1967 và hoạt động tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: Australian Naval InstituteTuyên bố được đưa ra vào hôm thứ 6 (9/12) trong buổi lễ chào đón chiến hạm BRP Andres Bonifacio (FF-17) - chiếc tàu chiến lớp Hamliton thứ 3 mà Hải quân Philippines mua từ Mỹ. Ông này cũng cho biết thêm, việc trang bị các tàu chiến hiện đại cho phép nước này đảm bảo có một lực lượng hải quân mạnh hơn và đáng tin cậy hơn. Nguồn ảnh: mbb8356Hiện Hải quân Philippines được xem là lực lượng lạc hậu nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là lực lượng sở hữu những chiếc tàu chiến cổ nhất Đông Nam Á, trên thế giới. Vô số tàu chiến được chế tạo từ trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 mà vẫn phải "oằn mình" hoạt động tới hôm nay. Điển hình là chiếc BRP Rajah Humabon (FF-11) được chế tạo năm 1943, gia nhập Hải quân Philippines năm 1978. Con tàu từng bị cho nghỉ hưu năm 1993 nhưng 3 năm sau lại được tái trang bị. Nguồn ảnh: WikipediaBRP Rajah Humabon (FF-11) từng được coi là chiến hạm số một của Hải quân Philippines với lượng giãn nước cỡ 1.620 tấn, dài 93m, trang bị 3 pháo 76mm, 3 pháo 40mm, 6 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm. Cho tới khi các chiến hạm Hamilton xuất hiện thì chúng được xếp xuống vị trí số 2 ở khoản to nhất, nhưng vẫn đứng nhất về…hỏa lực. Nguồn ảnh: WikipediaChiến hạm BRP Rizal (PS-74) cùng loại với chiếc Quezon (PS-70), được đóng năm 1944, giao cho Philippines năm 1965 và phục vụ tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: KaskusHỏa lực của BRP Rizal gồm 2 pháo 76mm, 2 pháo 40mm, 2 pháo 20mm và 4 đại liên 12,7mm. Nhìn chung, các tàu chiến cổ nhất của Hải quân Philippines sở hữu hệ thống vũ khí tồi nhất Đông Nam Á. Đấy đều là các khẩu pháo thời chiến tranh thế giới, vận hành bằng tay, không có radar dẫn bắn…Nguồn ảnh: GEOCITIESPháo hạm BRP Miguel Malvar (PS-19) cùng 5 tàu khác cùng loại cũng nằm trong danh sách bị loại biên chế của Hải quân Philippines. Đáng chú ý, chiếc PS-19 này vốn từng thuộc sở hữu của VNCH, năm 1975, binh lính VNCH đã lái bỏ chạy sang Philippines. Con tàu sau đó được Manila trưng dụng và sử dụng đến nay. Nguồn ảnh: FlickrHai chiếc tàu đổ bộ tặng LST-1 gồm BRP Laguna (LS-501) và BRP Benguet (LS-507) cũng nằm trong "suất" phải ra bãi sắt vụn. Chúng từng là các tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: FlickrHai con tàu này được Mỹ đóng từ năm 1944, được coi là lớp tàu đổ bộ cổ nhất thế giới còn hoạt động đến ngày nay. Nguồn ảnh: AlamyMặc dù việc loại biên chế các tàu chiến cũ là cần thiết với Hải quân Philippines. Tuy nhiên, lớp tàu chiến được Manila chọn lựa thay thế…thật đáng lo ngại. Bởi chúng cũng già không kém (chế tạo từ những năm 1960), “chỉ được cái to xác” còn hỏa lực còn kém hơn cả các tàu thời thế chiến. Thật sự chiến lược mua sắm của Hải quân Philippines khiến người ta phải đặt dấu hỏi lớn. Nguồn ảnh: MaxDefense Philippines
Hãng thông tấn PNA dẫn lời Thư ký Bộ Quốc phòng Delfin Lorenzana cho hay, sau khi có thêm các tàu chiến mới, hiện đại, Hải quân Philippines có kế hoạch cho nghỉ hưu các tàu chiến được chế tạo từ trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh: Chiến hạm BRP Quezon (PS-70) được Mỹ chế tạo từ năm 1943, gia nhập Hải quân Philippines năm 1967 và hoạt động tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: Australian Naval Institute
Tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ 6 (9/12) trong buổi lễ chào đón chiến hạm BRP Andres Bonifacio (FF-17) - chiếc tàu chiến lớp Hamliton thứ 3 mà Hải quân Philippines mua từ Mỹ. Ông này cũng cho biết thêm, việc trang bị các tàu chiến hiện đại cho phép nước này đảm bảo có một lực lượng hải quân mạnh hơn và đáng tin cậy hơn. Nguồn ảnh: mbb8356
Hiện Hải quân Philippines được xem là lực lượng lạc hậu nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là lực lượng sở hữu những chiếc tàu chiến cổ nhất Đông Nam Á, trên thế giới. Vô số tàu chiến được chế tạo từ trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 mà vẫn phải "oằn mình" hoạt động tới hôm nay. Điển hình là chiếc BRP Rajah Humabon (FF-11) được chế tạo năm 1943, gia nhập Hải quân Philippines năm 1978. Con tàu từng bị cho nghỉ hưu năm 1993 nhưng 3 năm sau lại được tái trang bị. Nguồn ảnh: Wikipedia
BRP Rajah Humabon (FF-11) từng được coi là chiến hạm số một của Hải quân Philippines với lượng giãn nước cỡ 1.620 tấn, dài 93m, trang bị 3 pháo 76mm, 3 pháo 40mm, 6 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm. Cho tới khi các chiến hạm Hamilton xuất hiện thì chúng được xếp xuống vị trí số 2 ở khoản to nhất, nhưng vẫn đứng nhất về…hỏa lực. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm BRP Rizal (PS-74) cùng loại với chiếc Quezon (PS-70), được đóng năm 1944, giao cho Philippines năm 1965 và phục vụ tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Kaskus
Hỏa lực của BRP Rizal gồm 2 pháo 76mm, 2 pháo 40mm, 2 pháo 20mm và 4 đại liên 12,7mm. Nhìn chung, các tàu chiến cổ nhất của Hải quân Philippines sở hữu hệ thống vũ khí tồi nhất Đông Nam Á. Đấy đều là các khẩu pháo thời chiến tranh thế giới, vận hành bằng tay, không có radar dẫn bắn…Nguồn ảnh: GEOCITIES
Pháo hạm BRP Miguel Malvar (PS-19) cùng 5 tàu khác cùng loại cũng nằm trong danh sách bị loại biên chế của Hải quân Philippines. Đáng chú ý, chiếc PS-19 này vốn từng thuộc sở hữu của VNCH, năm 1975, binh lính VNCH đã lái bỏ chạy sang Philippines. Con tàu sau đó được Manila trưng dụng và sử dụng đến nay. Nguồn ảnh: Flickr
Hai chiếc tàu đổ bộ tặng LST-1 gồm BRP Laguna (LS-501) và BRP Benguet (LS-507) cũng nằm trong "suất" phải ra bãi sắt vụn. Chúng từng là các tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Flickr
Hai con tàu này được Mỹ đóng từ năm 1944, được coi là lớp tàu đổ bộ cổ nhất thế giới còn hoạt động đến ngày nay. Nguồn ảnh: Alamy
Mặc dù việc loại biên chế các tàu chiến cũ là cần thiết với Hải quân Philippines. Tuy nhiên, lớp tàu chiến được Manila chọn lựa thay thế…thật đáng lo ngại. Bởi chúng cũng già không kém (chế tạo từ những năm 1960), “chỉ được cái to xác” còn hỏa lực còn kém hơn cả các tàu thời thế chiến. Thật sự chiến lược mua sắm của Hải quân Philippines khiến người ta phải đặt dấu hỏi lớn. Nguồn ảnh: MaxDefense Philippines