Trước đó vào sáng ngày 17/7, tàu hộ vệ tên lửa 016 - Quang Trung cùng nhóm sỹ quan và thủy thủ đại diện cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đã rời Quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa bắt đầu chuyến thăm Liên bang Nga, và tham dự lễ duyệt binh hải quân kỷ niệm 323 năm Ngày Hải quân Nga tại thành phố Vladivostok, từ ngày 17/7-7/8. Nguồn ảnh: TTXVN.Và để có thể đến được thành phố Vladivostok, Tàu 016-Quang Trung cùng thủy thủ đoàn phải vượt qua hải trình hơn 2.900 hải lý được đánh giá là hải trình dài nhất từ trước tới nay của một tàu chiến Việt Nam trong một chuyến thăm song phương. Nguồn ảnh: Báo Hải quânTheo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, tham dự các hoạt động duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga lần này sẽ có sự tham dự của tàu chiến và đại diện của hải quân 26 nước. Trong đó, tàu chiến của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines sẽ có mặt trong đội ngũ diễu hành cùng với các tàu của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: TASS.Địa điểm diễn ra lễ duyệt binh chính thức sẽ là tại thành phố cảng Kronstadt và St. Petersburg vào ngày 28/7, nơi được xem là cái nôi của Hải quân Nga, khi lực lượng này được thành lập trong năm 1696 theo yêu cầu của Pyotr Đại đế trong chiến dịch Azov lần hai. Nguồn ảnh: TASS.Theo kế hoạch Tàu 016-Quang Trung sẽ tham gia duyệt binh cùng biên đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong ngày 28/7, cũng như có hoạt động bên thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này. Nguồn ảnh: Báo Hải quânCòn tại Kronstadt, Hải quân Nga sẽ phô diễn sức mạnh của mình với 43 tàu chiến các loại, 41 máy bay cùng hơn 4.000 quân nhân thuộc các đơn vị hải quân đại diện cho các Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra tham gia duyệt binh còn có các máy bay của lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga. Nguồn ảnh: jamestown.org.Lễ duyệt binh cùng các hoạt động kỷ niệm 323 năm Ngày Hải quân cũng sẽ được tổ chức tại các căn cứ hải quân trên khắp nước Nga cũng như ở nước ngoài như Severomorsk, Baltiysk, Sevastopol, Vladivostok, Astrakhan và cả ở cảng Tartus ở Syria. Nguồn ảnh: BI.Được biết trước đó, các tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam đã lần lượt thực hiện các chuyến hải trình lịch sử như Lễ duyệt binh tàu hải quân quốc tế tại căn cứ hải quân Vishakhapatnam (Ấn Độ) vào năm 2016; tham dự Duyệt binh tàu quốc tế tại Căn cứ Hải quân Jeju (Hàn Quốc); Diễn tập hàng hải ASEAN-Trung Quốc tại Trạm Giang (Trung Quốc) trong năm 2018. Nguồn ảnh: Báo Hải quânThông qua các hoạt động đối ngoại quân sự kể trên đã giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Quân đội và Hải quân Việt Nam với các quốc gia đối tác, mà trong đó có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga. Đồng thời, đây là dịp để kết hợp huấn luyện đi biển đường dài, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy hiệp đồng, khả năng sẵn sàng chiến đấu, trình độ, thao tác làm chủ vũ khí, trang bị của Bộ đội Hải quân trong điều kiện hoạt động dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dânTàu hộ vệ tên lửa 016 – Quang Trung là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam và là thuộc cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 mà Việt Nam mua của Nga cũng như có nhiều cải tiến lớn so với cặp tàu đầu tiên (011-Đinh Tiên Hoàng và 012-Lý Thái Tổ). Nguồn ảnh: QPVN.Lớp tàu Gepard được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm cũng như các phương tiện tấn công đường không của địch cũng như tuần tiễu hay hộ tống độc lập hoặc trong các biên đội tàu nhằm bảo vệ các tuyến vận tải biển và vùng đặc quyền kinh tế. Nguồn ảnh: Báo Hải quânCác tàu Gepard của Hải quân Việt Nam và các tàu Gepard nội địa trong Hạm đội Caspian của Hải quân Nga được đánh giá cao về độ tin cậy như năng lực tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quânMời độc giả xem video: Tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Hải quân Việt Nam hoàn thành tốt diễn tập trên biển. (nguồn QPVN)
Trước đó vào sáng ngày 17/7, tàu hộ vệ tên lửa 016 - Quang Trung cùng nhóm sỹ quan và thủy thủ đại diện cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đã rời Quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa bắt đầu chuyến thăm Liên bang Nga, và tham dự lễ duyệt binh hải quân kỷ niệm 323 năm Ngày Hải quân Nga tại thành phố Vladivostok, từ ngày 17/7-7/8. Nguồn ảnh: TTXVN.
Và để có thể đến được thành phố Vladivostok, Tàu 016-Quang Trung cùng thủy thủ đoàn phải vượt qua hải trình hơn 2.900 hải lý được đánh giá là hải trình dài nhất từ trước tới nay của một tàu chiến Việt Nam trong một chuyến thăm song phương. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, tham dự các hoạt động duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga lần này sẽ có sự tham dự của tàu chiến và đại diện của hải quân 26 nước. Trong đó, tàu chiến của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines sẽ có mặt trong đội ngũ diễu hành cùng với các tàu của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: TASS.
Địa điểm diễn ra lễ duyệt binh chính thức sẽ là tại thành phố cảng Kronstadt và St. Petersburg vào ngày 28/7, nơi được xem là cái nôi của Hải quân Nga, khi lực lượng này được thành lập trong năm 1696 theo yêu cầu của Pyotr Đại đế trong chiến dịch Azov lần hai. Nguồn ảnh: TASS.
Theo kế hoạch Tàu 016-Quang Trung sẽ tham gia duyệt binh cùng biên đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong ngày 28/7, cũng như có hoạt động bên thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Còn tại Kronstadt, Hải quân Nga sẽ phô diễn sức mạnh của mình với 43 tàu chiến các loại, 41 máy bay cùng hơn 4.000 quân nhân thuộc các đơn vị hải quân đại diện cho các Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra tham gia duyệt binh còn có các máy bay của lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga. Nguồn ảnh: jamestown.org.
Lễ duyệt binh cùng các hoạt động kỷ niệm 323 năm Ngày Hải quân cũng sẽ được tổ chức tại các căn cứ hải quân trên khắp nước Nga cũng như ở nước ngoài như Severomorsk, Baltiysk, Sevastopol, Vladivostok, Astrakhan và cả ở cảng Tartus ở Syria. Nguồn ảnh: BI.
Được biết trước đó, các tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam đã lần lượt thực hiện các chuyến hải trình lịch sử như Lễ duyệt binh tàu hải quân quốc tế tại căn cứ hải quân Vishakhapatnam (Ấn Độ) vào năm 2016; tham dự Duyệt binh tàu quốc tế tại Căn cứ Hải quân Jeju (Hàn Quốc); Diễn tập hàng hải ASEAN-Trung Quốc tại Trạm Giang (Trung Quốc) trong năm 2018. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Thông qua các hoạt động đối ngoại quân sự kể trên đã giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Quân đội và Hải quân Việt Nam với các quốc gia đối tác, mà trong đó có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga. Đồng thời, đây là dịp để kết hợp huấn luyện đi biển đường dài, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy hiệp đồng, khả năng sẵn sàng chiến đấu, trình độ, thao tác làm chủ vũ khí, trang bị của Bộ đội Hải quân trong điều kiện hoạt động dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân
Tàu hộ vệ tên lửa 016 – Quang Trung là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam và là thuộc cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 mà Việt Nam mua của Nga cũng như có nhiều cải tiến lớn so với cặp tàu đầu tiên (011-Đinh Tiên Hoàng và 012-Lý Thái Tổ). Nguồn ảnh: QPVN.
Lớp tàu Gepard được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm cũng như các phương tiện tấn công đường không của địch cũng như tuần tiễu hay hộ tống độc lập hoặc trong các biên đội tàu nhằm bảo vệ các tuyến vận tải biển và vùng đặc quyền kinh tế. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Các tàu Gepard của Hải quân Việt Nam và các tàu Gepard nội địa trong Hạm đội Caspian của Hải quân Nga được đánh giá cao về độ tin cậy như năng lực tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Hải quân Việt Nam hoàn thành tốt diễn tập trên biển. (nguồn QPVN)