Theo tuyên bố được các nhà chức trách Myanmar công bố sau đó, máy bay vận tải Y-8 thuộc biên chế của không quân nước này đã bị trượt khỏi đường băng do mất lái. Nguyên nhân của vụ việc bước đầu được cho là do chiếc Y-8 này bị hỏng một trong tổng số bốn động cơ. Nguồn ảnh: Forces.Dù không có thiệt hại về người, tuy nhiên truyền thông Myanmar cũng nhấn mạnh rằng đây không phải là lần đầu tiên nước này gặp tai nạn với chiếc vận tải cơ Y-8 và đặt ra dấu hỏi lớn về mức độ an toàn của loại máy bay này. Nguồn ảnh: Newsyangon.Bên cạnh đó, truyền thông Myanmar cũng khẳng đỉnh rằng dù đây là một máy bay Trung Quốc, tuy nhiên qua những hình ảnh hiện trường có thể thấy phần càng đáp của chiếc máy bay này là cực bền, xới tung đất bên cạnh đường băng nhưng không bị gẫy. Nguồn ảnh: Military.Vận tải cơ Y-8 được sản xuất bởi tập đoàn hàng không Thiểm Tây, Trung quốc, loại máy bay vận tải này được Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của vận tải cơ Antonov An-12 được sản xuất ở Ukraine từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.Mặc dù An-12 tới nay đã không còn được sản xuất và cũng không còn được nâng cấp, cải tiến. Tuy nhiên Trung Quốc vận tự cải biên thiết kế của Y-8 và cho ra đời những phiên bản mới. Thậm chí nước này còn bán rất nhiều Y-8 ra nước ngoài với ưu thế giá cực rẻ nếu so với hiệu năng mà chiếc Y-8 mang lại. Nguồn ảnh: Engmilitary.Mặc dù được thiết kế dựa trên chiếc An-12 của Liên Xô, tuy nhiên Y-8 lại tỏ ra "mong manh dễ vỡ" chứ không hề nồi đồng cối đá như chiếc An-12. Nguyên nhân là do ban đầu Trung Quốc đã mua quyền lắp ráp trong nước từ Liên Xô nhưng sau đó do mối quan hệ của hai nước rạn nứt, các chuyên gia kỹ thuật Liên Xô đã được Moscow rút về nước. Nguồn ảnh: Military.Vậy nên, tiền thân ban đầu của chiếc Y-8 chắc chắn sẽ không bằng được chiếc An-12 của Liên Xô và trải qua nhiều bản nâng cấp, cải tiến, chiếc vận tải cơ này tới nay gần như không còn một điểm chung nào về mặt kỹ thuật tổng quan so với chiếc máy bay "nồi đồng cối đá" do Moscow từng sản xuất. Nguồn ảnh: Engmilitary.Nỗ lực nghiên cứu cải biên máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc được thể hiện ở việc đếm sơ sơ cũng có khoảng... hơn 20 phiên bản Y-8 các loại từng được nước này cải biên, trong đó bao gồm các phiên bản tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, tiếp liệu trên không,... Nguồn ảnh: Engmilitary.Đây cũng không phải là lần đầu tiên không quân Myanmar gặp vấn đề với loại máy bay này, vào tháng 6/2017, một chiếc Y-8 của Không quân Myanmar đã rơi trên đường bay từ Myeik tới Yangon, 122 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đề thiệt mạng. Nguồn ảnh: Forces.Mặc dù có truyền thống tai nạn dày đặc, tuy nhiên do lợi thế giá rẻ và nhiều "hứa hẹn" đi kèm, Trung Quốc hiện đã xuất khẩu được loại máy bay này ra 7 nước trên thế giới, bao gồm cả Venezuela hay Kazakhstan. Nguồn ảnh: Engmilitary.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vận tải cơ Y-8 di chuyển trên đường băng sau khi hạ cánh.
Theo tuyên bố được các nhà chức trách Myanmar công bố sau đó, máy bay vận tải Y-8 thuộc biên chế của không quân nước này đã bị trượt khỏi đường băng do mất lái. Nguyên nhân của vụ việc bước đầu được cho là do chiếc Y-8 này bị hỏng một trong tổng số bốn động cơ. Nguồn ảnh: Forces.
Dù không có thiệt hại về người, tuy nhiên truyền thông Myanmar cũng nhấn mạnh rằng đây không phải là lần đầu tiên nước này gặp tai nạn với chiếc vận tải cơ Y-8 và đặt ra dấu hỏi lớn về mức độ an toàn của loại máy bay này. Nguồn ảnh: Newsyangon.
Bên cạnh đó, truyền thông Myanmar cũng khẳng đỉnh rằng dù đây là một máy bay Trung Quốc, tuy nhiên qua những hình ảnh hiện trường có thể thấy phần càng đáp của chiếc máy bay này là cực bền, xới tung đất bên cạnh đường băng nhưng không bị gẫy. Nguồn ảnh: Military.
Vận tải cơ Y-8 được sản xuất bởi tập đoàn hàng không Thiểm Tây, Trung quốc, loại máy bay vận tải này được Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của vận tải cơ Antonov An-12 được sản xuất ở Ukraine từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Airliners.
Mặc dù An-12 tới nay đã không còn được sản xuất và cũng không còn được nâng cấp, cải tiến. Tuy nhiên Trung Quốc vận tự cải biên thiết kế của Y-8 và cho ra đời những phiên bản mới. Thậm chí nước này còn bán rất nhiều Y-8 ra nước ngoài với ưu thế giá cực rẻ nếu so với hiệu năng mà chiếc Y-8 mang lại. Nguồn ảnh: Engmilitary.
Mặc dù được thiết kế dựa trên chiếc An-12 của Liên Xô, tuy nhiên Y-8 lại tỏ ra "mong manh dễ vỡ" chứ không hề nồi đồng cối đá như chiếc An-12. Nguyên nhân là do ban đầu Trung Quốc đã mua quyền lắp ráp trong nước từ Liên Xô nhưng sau đó do mối quan hệ của hai nước rạn nứt, các chuyên gia kỹ thuật Liên Xô đã được Moscow rút về nước. Nguồn ảnh: Military.
Vậy nên, tiền thân ban đầu của chiếc Y-8 chắc chắn sẽ không bằng được chiếc An-12 của Liên Xô và trải qua nhiều bản nâng cấp, cải tiến, chiếc vận tải cơ này tới nay gần như không còn một điểm chung nào về mặt kỹ thuật tổng quan so với chiếc máy bay "nồi đồng cối đá" do Moscow từng sản xuất. Nguồn ảnh: Engmilitary.
Nỗ lực nghiên cứu cải biên máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc được thể hiện ở việc đếm sơ sơ cũng có khoảng... hơn 20 phiên bản Y-8 các loại từng được nước này cải biên, trong đó bao gồm các phiên bản tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, tiếp liệu trên không,... Nguồn ảnh: Engmilitary.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên không quân Myanmar gặp vấn đề với loại máy bay này, vào tháng 6/2017, một chiếc Y-8 của Không quân Myanmar đã rơi trên đường bay từ Myeik tới Yangon, 122 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đề thiệt mạng. Nguồn ảnh: Forces.
Mặc dù có truyền thống tai nạn dày đặc, tuy nhiên do lợi thế giá rẻ và nhiều "hứa hẹn" đi kèm, Trung Quốc hiện đã xuất khẩu được loại máy bay này ra 7 nước trên thế giới, bao gồm cả Venezuela hay Kazakhstan. Nguồn ảnh: Engmilitary.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vận tải cơ Y-8 di chuyển trên đường băng sau khi hạ cánh.