Cách đây không lâu, mạng The National Interest đưa ra một bảng xếp hạng top 5 tàu ngầm có khả năng hủy diệt thế giới chỉ trong vòng 30 phút. Một chiếc tàu mà có thể hủy diệt thế giới rộng lớn trong vòng nửa giờ đồng hồ. Nghe có vẻ hơi viễn tưởng, nhưng nếu đi sâu tìm hiểu 5 loại tàu ngầm này cũng vũ khí của chúng thì quả thật đây không phải chuyện bịa đặt.Đứng vị trí đầu tiên, theo tạp chí này là siêu tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Hiện nước Mỹ đang có 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất và hiện đại nhất trong lịch sử quốc gia này, trị giá 2,9 tỷ USD/chiếc thời giá năm 2018. Mà chỉ cần một chiếc mà thôi, đã có thể "biến 288 mục tiêu có kích thước bằng một thành phố thành tro phóng xạ trong vòng chưa đầy 30 phút".Mỗi chiếc Ohio có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 18.750 tấn, dài 170m, trang bị lò phản ứng hạt nhân với máy tuabin cho tốc độ di chuyển 25 hải lý/h dưới đáy biển, lặn sâu 240m trong nhiều ngày liên tục và thời gian hoạt động tới 20 năm (tất nhiên là phải tiếp tế lương thực cho thủy thủ đoàn).Trên lưng của siêu tàu ngầm Ohio là 24 giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II D5 hoặc 154 tên lửa hành trình Tomahawk (4 chiếc đã được hoán cải mang tên lửa hành trình).Mỗi quả Trident II D5 có tầm bắn cực đại 11.300km, trang bị 12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) kiểu W76 hoặc W78 475 kiloton (quả bom thả xuống Hiroshima chỉ có 15 kiloton). Như vậy, mỗi tàu sẽ được trang bị tới 288 đầu đạn hạt nhân. Toàn bộ số này được kích hoạt thì đúng là thế giới sẽ diệt vong.Ohio đã mạnh khủng khiếp, thế nhưng Mỹ đang có tham vọng chế tạo 12 tàu ngầm chiến lược Columbia từ nay đến năm 2031. Các tàu ngầm này sẽ thay thế một phần Ohio, mỗi chiếc có lượng giãn nước khi lặn 20.810 tấn, trang bị 16 tên lửa liên lục địa Trindent II D5. Như vậy, mỗi tàu sẽ mang tới 192 đầu đạn hạt nhân, sức hủy diệt vẫn vô cùng khủng khiếp.Sau hai vị trí đầu của Mỹ, 3 vị trí còn lại trong top 5 tàu ngầm đều thuộc về các tàu Nga, không có cửa cho tàu ngầm Anh, Pháp hay Trung Quốc lọt vào top này. Theo National Interest, vị trí thứ 3 thuộc về lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược đề án 955A Borei-A.Nga lên kế hoạch đóng 10 chiếc loại này và nay đã hoàn thiện và sử dụng 4 chiếc, mỗi chiếc có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 24.000 tấn, dài 170m. Trên lưng của chúng trang bị hai hàng giếng phóng chứa 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-56 Bulava.Mỗi một quả RSM-56 Bulava nặng 36,8 tấn, trang bị 6-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập 100-150 kiloton, tầm bắn 8.000-8.300km. Tham số của loại này có phần kém hơn Trident II D5, nhưng thực tế nếu phóng thì tất cả giống như "đồng quy y tận".Đứng vị trí thứ 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược đề án 667BDRM Delfin (NATO gọi là lớp Delta-IV) được chế tạo dưới thời Liên Xô, nhưng tới nay vẫn là loại tàu ngầm đáng gờm trên thế giới.Chúng có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 18.200 tấn, dài 166m tốc độ 24 hải lý/h khi lặn với 2 lò phản ứng hạt nhân, có thể hoạt động đến 80 ngày trên biển. Tàu ngầm có cái lưng gù đặc trưng và dễ nhận biết, tất nhiên trong cái lưng gù khổng lồ đó là nơi đặt hệ thống vũ khí chiến lược hủy diệt thế giới.Trên mỗi cái lưng của 7 tàu ngầm 667BDRM chứa 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva, tầm bắn 8.300km hoặc 11.547km (điều kiện là mang ít đầu đạn hơn), nó có thể mang tối đa 10 đầu đạn hạt nhân (MIRV) 100kiloton. Như vậy, mỗi tàu đang chứa trong nó 160 đầu đạn hạt nhân.Đáng chú ý, có nguồn tin cho rằng các tàu ngầm 667BDRM đã bắt đầu trang bị tên lửa R-29RMU2 Layner mạnh hơn với tầm bắn 8.300-12.000km, mang 12 đầu đạn 100kiloton.Đứng vị trí thứ 5 là tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược Đề án 885M Yasen-M. Cùng với tàu Borei, Yasen là thế hệ tàu ngầm mới được chế tạo sau thời Liên Xô với nhiều cải tiến đáng giá, chúng được sử dụng thay thế dần tàu ngầm tấn công Đề án 971 Shchuka-B (NATO gọi là Akula). Mỗi tàu ngầm có lượng giãn nước 13.800 tấn, dài 139,2m, lặn sâu 658m.Trên lưng của chúng trang bị 8 giếng phóng tên lửa thẳng đứng cho phép triển khai 32 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Oniks hoặc 40 tên lửa hành trình đa năng (đối đất/đối hải) Kalibr và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon. Dù là tên lửa hành trình, nhưng tất cả đều có thể mang đầu đạn hạt nhân hủy diệt lớn. Theo National Interest, tàu ngầm 885M có thể "dễ dàng tiếp cận bờ biển phía đông của Mỹ ở khoảng cách 2000 km và tấn công trên đất liền đến tận vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes)". Video Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN
Cách đây không lâu, mạng The National Interest đưa ra một bảng xếp hạng top 5 tàu ngầm có khả năng hủy diệt thế giới chỉ trong vòng 30 phút. Một chiếc tàu mà có thể hủy diệt thế giới rộng lớn trong vòng nửa giờ đồng hồ. Nghe có vẻ hơi viễn tưởng, nhưng nếu đi sâu tìm hiểu 5 loại tàu ngầm này cũng vũ khí của chúng thì quả thật đây không phải chuyện bịa đặt.
Đứng vị trí đầu tiên, theo tạp chí này là siêu tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Hiện nước Mỹ đang có 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất và hiện đại nhất trong lịch sử quốc gia này, trị giá 2,9 tỷ USD/chiếc thời giá năm 2018. Mà chỉ cần một chiếc mà thôi, đã có thể "biến 288 mục tiêu có kích thước bằng một thành phố thành tro phóng xạ trong vòng chưa đầy 30 phút".
Mỗi chiếc Ohio có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 18.750 tấn, dài 170m, trang bị lò phản ứng hạt nhân với máy tuabin cho tốc độ di chuyển 25 hải lý/h dưới đáy biển, lặn sâu 240m trong nhiều ngày liên tục và thời gian hoạt động tới 20 năm (tất nhiên là phải tiếp tế lương thực cho thủy thủ đoàn).
Trên lưng của siêu tàu ngầm Ohio là 24 giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II D5 hoặc 154 tên lửa hành trình Tomahawk (4 chiếc đã được hoán cải mang tên lửa hành trình).
Mỗi quả Trident II D5 có tầm bắn cực đại 11.300km, trang bị 12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) kiểu W76 hoặc W78 475 kiloton (quả bom thả xuống Hiroshima chỉ có 15 kiloton). Như vậy, mỗi tàu sẽ được trang bị tới 288 đầu đạn hạt nhân. Toàn bộ số này được kích hoạt thì đúng là thế giới sẽ diệt vong.
Ohio đã mạnh khủng khiếp, thế nhưng Mỹ đang có tham vọng chế tạo 12 tàu ngầm chiến lược Columbia từ nay đến năm 2031. Các tàu ngầm này sẽ thay thế một phần Ohio, mỗi chiếc có lượng giãn nước khi lặn 20.810 tấn, trang bị 16 tên lửa liên lục địa Trindent II D5. Như vậy, mỗi tàu sẽ mang tới 192 đầu đạn hạt nhân, sức hủy diệt vẫn vô cùng khủng khiếp.
Sau hai vị trí đầu của Mỹ, 3 vị trí còn lại trong top 5 tàu ngầm đều thuộc về các tàu Nga, không có cửa cho tàu ngầm Anh, Pháp hay Trung Quốc lọt vào top này. Theo National Interest, vị trí thứ 3 thuộc về lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược đề án 955A Borei-A.
Nga lên kế hoạch đóng 10 chiếc loại này và nay đã hoàn thiện và sử dụng 4 chiếc, mỗi chiếc có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 24.000 tấn, dài 170m. Trên lưng của chúng trang bị hai hàng giếng phóng chứa 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-56 Bulava.
Mỗi một quả RSM-56 Bulava nặng 36,8 tấn, trang bị 6-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập 100-150 kiloton, tầm bắn 8.000-8.300km. Tham số của loại này có phần kém hơn Trident II D5, nhưng thực tế nếu phóng thì tất cả giống như "đồng quy y tận".
Đứng vị trí thứ 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược đề án 667BDRM Delfin (NATO gọi là lớp Delta-IV) được chế tạo dưới thời Liên Xô, nhưng tới nay vẫn là loại tàu ngầm đáng gờm trên thế giới.
Chúng có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 18.200 tấn, dài 166m tốc độ 24 hải lý/h khi lặn với 2 lò phản ứng hạt nhân, có thể hoạt động đến 80 ngày trên biển. Tàu ngầm có cái lưng gù đặc trưng và dễ nhận biết, tất nhiên trong cái lưng gù khổng lồ đó là nơi đặt hệ thống vũ khí chiến lược hủy diệt thế giới.
Trên mỗi cái lưng của 7 tàu ngầm 667BDRM chứa 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva, tầm bắn 8.300km hoặc 11.547km (điều kiện là mang ít đầu đạn hơn), nó có thể mang tối đa 10 đầu đạn hạt nhân (MIRV) 100kiloton. Như vậy, mỗi tàu đang chứa trong nó 160 đầu đạn hạt nhân.
Đáng chú ý, có nguồn tin cho rằng các tàu ngầm 667BDRM đã bắt đầu trang bị tên lửa R-29RMU2 Layner mạnh hơn với tầm bắn 8.300-12.000km, mang 12 đầu đạn 100kiloton.
Đứng vị trí thứ 5 là tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược Đề án 885M Yasen-M. Cùng với tàu Borei, Yasen là thế hệ tàu ngầm mới được chế tạo sau thời Liên Xô với nhiều cải tiến đáng giá, chúng được sử dụng thay thế dần tàu ngầm tấn công Đề án 971 Shchuka-B (NATO gọi là Akula). Mỗi tàu ngầm có lượng giãn nước 13.800 tấn, dài 139,2m, lặn sâu 658m.
Trên lưng của chúng trang bị 8 giếng phóng tên lửa thẳng đứng cho phép triển khai 32 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Oniks hoặc 40 tên lửa hành trình đa năng (đối đất/đối hải) Kalibr và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon. Dù là tên lửa hành trình, nhưng tất cả đều có thể mang đầu đạn hạt nhân hủy diệt lớn. Theo National Interest, tàu ngầm 885M có thể "dễ dàng tiếp cận bờ biển phía đông của Mỹ ở khoảng cách 2000 km và tấn công trên đất liền đến tận vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes)".
Video Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN