Vào cuối những năm 1930, Liên Xô đã có ý tưởng tăng cường hỏa lực cho các đơn vị súng trường, bằng cách phát triển các loại súng cối mới, có cỡ nòng nhỏ. Các chuyên gia quân sự của Liên Xô đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, để thiết kế ra một mẫu súng cối đặc biệt.Dự án súng cối kết hợp xẻng, dựa trên ý tưởng ban đầu là kết hợp hai vật thể hoàn toàn khác nhau, với các chức năng khác nhau. Người ta cho rằng, vũ khí mới này khi cần sẽ biến thành một cái xẻng, có thể đào các chiến hào; còn trong chiến đấu, nó sẽ là một khẩu cối, được sử dụng để bắn vào kẻ thù.Mẫu súng cối thú vị này, được thiết kế tại Viện Nghiên cứu 13 của Bộ Dân ủy Vũ khí. Vào tháng 8/1941, sản phẩm đã vượt qua các bài kiểm tra cấp nhà nước và vào ngày 3/9, nó đã được đưa vào sử dụng. Vũ khí mới được đặt tên là "súng cối trung đội cỡ nòng 37 mm" hay BM-37. Cối BM-37 trông như một cái xẻng, khi xếp gọn, bàn đế cối sẽ có nhiệm vụ như lưỡi xẻng; nòng cối với một chân chống sẽ có tác dụng như tay cầm. Tổng chiều dài của BM-37 là 650 mm, bàn đế có kích thước 198x150 mm. Trọng lượng khoảng 1,5 kg. Nòng cối được sản xuất làm bằng ống thép có đường kính trong là 37 mm và thành dày 2,5 mm. Trên khóa nòng có một vòng khóa xoay, để cố định nòng ở vị trí tay cầm. Để bảo vệ bàn tay của người lính cối, một miếng lót tay bằng vải bạt, đã được bọc trên phần dưới của nòng súng.Bàn đế, hay còn gọi là lưỡi xẻng, được thiết kế dạng hình vuông, ở trung tâm của bàn đế có một phần lõm với nắp đinh tán, đây là phần bản lề để lắp khóa nòng, cũng như liên kết nòng cối vào bàn đế cối.Chân súng BM-37 là một thanh kim loại, một đầu có mũi nhọn dễ lắp đặt trên mặt đất. Một nắp đậy bằng gỗ chuyển động tự do dọc theo chân súng. Đầu kia được trang bị một lò xo đàn hồi gắn vào nòng súng để giảm giật.BM-37 không có hệ thống kính ngắm, thường chỉ ngắm bắn bằng mắt. Nòng súng thường để nghiêng góc trên 45° khi bắn, bởi vì ở góc độ thấp hơn, khả năng chính xác kém hơn, do gia tốc của đạn trong nòng không đủ. BM-37 có thể xoay 12° sang phải, sang trái mà không cần di chuyển đế súng.BM-37 sử dụng loại đạn cối đặc biệt có trọng lượng từ 450-500g, có hình dáng giống quả ngư lôi, đây là loại đạn nổ; trong quả đạn chứa từ 200-300g thuốc súng. Đạn cối có thể bay từ 60 đến 250 m, tùy thuộc vào góc nâng của súng.Một loại bao đạn đặc biệt đã được thiết kế dành riêng cho đạn cối. Thiết kế theo kiểu dây thắt lưng và làm bằng vải bạt. Trên bao đạn có 15 ô kim loại để đựng đạn và có một lò xo với mục đích để cố định đạn.Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đánh giá BM-37 như một chiếc xẻng bất tiện và dễ vỡ. Súng cối, không có thiết bị ngắm bắn, thiếu độ chính xác, hiệu quả phân mảnh của đạn 37 mm thấp. Ngoài ra, bàn đế súng cũng bị biến dạng trong quá trình quay súng và bắn.Khả năng chiến đấu kém hiệu quả của BM-37, càng trở nên tồi tệ hơn do thiếu thiết bị ngắm bắn. Việc bắn chính xác "bằng mắt" là cực kỳ khó và các thông số thấp của đạn cối càng khiến kết quả bắn tệ hại khi chiến đấu.Theo lệnh, trong tháng 9/1941 phải sản xuất và chuyển giao cho quân đội 10 vạn khẩu cối BM-37 mới. Vào tháng 12, đã có 100 nghìn khẩu được sản xuất, kèm theo đó là hơn 7,5 triệu quả đạn cối kiểu mới.Tuy nhiên sau các cuộc thử nghiệm, Bộ Tư lệnh Pháo binh đã không cho phép tiếp tục sản xuất súng cối BM-37, nhưng một số sản phẩm vẫn được đưa vào quân đội. Cho đến tháng 2/1942, BM-37 đã bị loại khỏi biên chế.BM-37 chỉ tồn tại trong vài tháng, kết quả của dự án BM-37, Hồng quân Liên Xô phải từ bỏ ý tưởng về một vũ khí kết hợp đa năng. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tiếp tục phát triển một mẫu vũ khí tương tự như mẫu xe tăng bay Antonov A-40 và một lần nữa nó cũng không thành công. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bên trong tàu ngầm Nhật Bản - thứ vũ khí nguy hiểm bậc nhất vùng biển Thái Bình Dương thời Chiến Tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Archive.
Vào cuối những năm 1930, Liên Xô đã có ý tưởng tăng cường hỏa lực cho các đơn vị súng trường, bằng cách phát triển các loại súng cối mới, có cỡ nòng nhỏ. Các chuyên gia quân sự của Liên Xô đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, để thiết kế ra một mẫu súng cối đặc biệt.
Dự án súng cối kết hợp xẻng, dựa trên ý tưởng ban đầu là kết hợp hai vật thể hoàn toàn khác nhau, với các chức năng khác nhau. Người ta cho rằng, vũ khí mới này khi cần sẽ biến thành một cái xẻng, có thể đào các chiến hào; còn trong chiến đấu, nó sẽ là một khẩu cối, được sử dụng để bắn vào kẻ thù.
Mẫu súng cối thú vị này, được thiết kế tại Viện Nghiên cứu 13 của Bộ Dân ủy Vũ khí. Vào tháng 8/1941, sản phẩm đã vượt qua các bài kiểm tra cấp nhà nước và vào ngày 3/9, nó đã được đưa vào sử dụng. Vũ khí mới được đặt tên là "súng cối trung đội cỡ nòng 37 mm" hay BM-37.
Cối BM-37 trông như một cái xẻng, khi xếp gọn, bàn đế cối sẽ có nhiệm vụ như lưỡi xẻng; nòng cối với một chân chống sẽ có tác dụng như tay cầm. Tổng chiều dài của BM-37 là 650 mm, bàn đế có kích thước 198x150 mm. Trọng lượng khoảng 1,5 kg.
Nòng cối được sản xuất làm bằng ống thép có đường kính trong là 37 mm và thành dày 2,5 mm. Trên khóa nòng có một vòng khóa xoay, để cố định nòng ở vị trí tay cầm. Để bảo vệ bàn tay của người lính cối, một miếng lót tay bằng vải bạt, đã được bọc trên phần dưới của nòng súng.
Bàn đế, hay còn gọi là lưỡi xẻng, được thiết kế dạng hình vuông, ở trung tâm của bàn đế có một phần lõm với nắp đinh tán, đây là phần bản lề để lắp khóa nòng, cũng như liên kết nòng cối vào bàn đế cối.
Chân súng BM-37 là một thanh kim loại, một đầu có mũi nhọn dễ lắp đặt trên mặt đất. Một nắp đậy bằng gỗ chuyển động tự do dọc theo chân súng. Đầu kia được trang bị một lò xo đàn hồi gắn vào nòng súng để giảm giật.
BM-37 không có hệ thống kính ngắm, thường chỉ ngắm bắn bằng mắt. Nòng súng thường để nghiêng góc trên 45° khi bắn, bởi vì ở góc độ thấp hơn, khả năng chính xác kém hơn, do gia tốc của đạn trong nòng không đủ. BM-37 có thể xoay 12° sang phải, sang trái mà không cần di chuyển đế súng.
BM-37 sử dụng loại đạn cối đặc biệt có trọng lượng từ 450-500g, có hình dáng giống quả ngư lôi, đây là loại đạn nổ; trong quả đạn chứa từ 200-300g thuốc súng. Đạn cối có thể bay từ 60 đến 250 m, tùy thuộc vào góc nâng của súng.
Một loại bao đạn đặc biệt đã được thiết kế dành riêng cho đạn cối. Thiết kế theo kiểu dây thắt lưng và làm bằng vải bạt. Trên bao đạn có 15 ô kim loại để đựng đạn và có một lò xo với mục đích để cố định đạn.
Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đánh giá BM-37 như một chiếc xẻng bất tiện và dễ vỡ. Súng cối, không có thiết bị ngắm bắn, thiếu độ chính xác, hiệu quả phân mảnh của đạn 37 mm thấp. Ngoài ra, bàn đế súng cũng bị biến dạng trong quá trình quay súng và bắn.
Khả năng chiến đấu kém hiệu quả của BM-37, càng trở nên tồi tệ hơn do thiếu thiết bị ngắm bắn. Việc bắn chính xác "bằng mắt" là cực kỳ khó và các thông số thấp của đạn cối càng khiến kết quả bắn tệ hại khi chiến đấu.
Theo lệnh, trong tháng 9/1941 phải sản xuất và chuyển giao cho quân đội 10 vạn khẩu cối BM-37 mới. Vào tháng 12, đã có 100 nghìn khẩu được sản xuất, kèm theo đó là hơn 7,5 triệu quả đạn cối kiểu mới.
Tuy nhiên sau các cuộc thử nghiệm, Bộ Tư lệnh Pháo binh đã không cho phép tiếp tục sản xuất súng cối BM-37, nhưng một số sản phẩm vẫn được đưa vào quân đội. Cho đến tháng 2/1942, BM-37 đã bị loại khỏi biên chế.
BM-37 chỉ tồn tại trong vài tháng, kết quả của dự án BM-37, Hồng quân Liên Xô phải từ bỏ ý tưởng về một vũ khí kết hợp đa năng. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tiếp tục phát triển một mẫu vũ khí tương tự như mẫu xe tăng bay Antonov A-40 và một lần nữa nó cũng không thành công. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bên trong tàu ngầm Nhật Bản - thứ vũ khí nguy hiểm bậc nhất vùng biển Thái Bình Dương thời Chiến Tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: Archive.