Hệ thống tên lửa phòng không 2K12 Kub là hệ thống phòng không tên lửa đất đối không cơ động có tầm bắn từ thấp đến trung bình, do Liên Xô phát triển. Hệ thống phòng không này, được thiết kế nhằm bảo vệ các lực lượng mặt đất và các mục tiêu quan trọng.Hệ thống tên lửa phòng không Kub có trong tay phe nổi dậy Yemen đã bắn hạ một chiến đấu cơ F-15F của Không quân Ả Rập Saudi, khi chiếc máy bay này đang chuẩn bị tấn công phiến quân Yemen.Đại diện của phe nổi dậy Yemen xác nhận thực tế là tiêm kích bị bắn hạ bởi tổ hợp phòng không Kub của Liên Xô. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, hệ thống này sử dụng bởi tên lửa phòng không Fater-1, đây là biến thể hiện đại hóa tên lửa của hệ thống Kub.Đại diện của phiến quân Yemen cho biết: “Cảm ơn Chúa, các hệ thống phòng không của chúng tôi đã có thể tiến hành hoạt động đánh chặn và đối đầu với máy bay quân sự F-15 thuộc Không quân Ả Rập Saudi, bằng tên lửa phòng không Fater-1 được sản xuất trong nước”. Trên đoạn video được đưa lên mạng xã hội, người xem có thể thấy được khoảnh khắc tên lửa của hệ thống phòng không Kub hạ gục tiêm kích F-15 của Không quân Ả Rập Saudi. Ban đầu có thông tin cho rằng, đó có thể là máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, nhưng phe nổi dậy Houthis ở Yemen cho rằng, đây là máy bay F-15 do Mỹ sản xuất, xuất khẩu cho Không quân Ả Rập Saudi sử dụng. Lực lượng Houthi đã công bố bức ảnh chụp một tên lửa phòng không được phóng lên trời, nhắm vào một vật thể giống máy bay chiến đấu. Nhưng do bức ảnh chụp quá xa nên khó có thể xác định chiếc máy bay bị nhắm mục tiêu có phải là F-15 không? Nếu thông tin F-15 bị bắn rơi được xác nhận, đây là lần đầu tiên loại máy bay này bị bắn rơi trên chiến trường bởi một lực lượng không phải quân đội chính quy. Sự kiện này cũng cho thấy, năng lực phòng không của phiến quân Houthi đã phát triển lên một tầm cao mới. Có thông tin cho rằng, Iran đã cung cấp vũ khí và các hệ thống phòng không hiện đại cho phiến quân Houthi, giúp lực lượng này đối phó với các cuộc tấn công của liên quân do Saudi Arabia. Cần lưu ý rằng, phiến quân Yemen có thể được trang bị tới 12 hệ thống phòng không Kub, nhưng việc sử dụng những hệ thống phòng không này rất hạn chế, do thiếu tên lửa. Tuy nhiên hệ thống này hiện sử dụng tên lửa Fater-1, là loại tên lửa do Iran sản xuất và cung cấp cho lực lượng Hauthi. Chiến đấu cơ F-15 là máy bay chiến đấu hạng nặng, khi mới ra đời là tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ lực của Không quân Mỹ và một số quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ. Chiến đấu cơ này từng làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường khác nhau.Trong hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và đối mặt với lực lượng phòng không hùng hậu của quân đội Iraq, nhưng F-15 chỉ hai lần bại trận bởi tên lửa phòng không S-75 Dvina. F-15 được ví von là chiến đấu cơ “bất khả chiến bại” của Mỹ. Tính đến tháng 6/2016, tổng cộng có 175 chiếc F-15 bị rơi trong các hoạt động, nhưng phần lớn do các lý do bị tai nạn trong huấn luyện hoặc chiến đấu. F-15 đã chứng minh là một trong những tiêm kích đáng tin cậy nhất thế giới. Gần đây, Không quân Mỹ đã đặt mua phiên bản nâng cấp F-15EX. Điều này một lần nữa cho thấy giá trị của chiến đấu cơ này đã không giảm sút, dù nó đã được ra đời hơn nữa thế kỷ. Còn hệ thống phòng không Kub do Liên Xô sản xuất, được ví là “Ba ngón tay thần chết”, xuất hiện lần đầu trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973; trong 3 ngày đầu tiên của cuộc chiến với Israel, phòng không Syria và Ai Cập với những hệ thống Kub đã bắn hạ 50 máy bay chiến đấu của Israel. Hệ thống Kub sau đó đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột vũ trang ở châu Phi, Trung Đông và thậm chí ở châu Âu. Năm 1995, 2K12 Kub của Serbia bắn rơi một tiêm kích F-16. Hiện nay, 2K12 Kub vẫn tham chiến ở Libya, Syria và Yemen và chiếc F-15 của Ả Rập Saudi là nạn nhân tiếp theo của hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: Imago. Video về tên lửa Kub của quân nổi dậy Yemen bắn rơi chiếc F-15 của Arab Saudi ngày 9/12 vừa qua.
Hệ thống tên lửa phòng không 2K12 Kub là hệ thống phòng không tên lửa đất đối không cơ động có tầm bắn từ thấp đến trung bình, do Liên Xô phát triển. Hệ thống phòng không này, được thiết kế nhằm bảo vệ các lực lượng mặt đất và các mục tiêu quan trọng.
Hệ thống tên lửa phòng không Kub có trong tay phe nổi dậy Yemen đã bắn hạ một chiến đấu cơ F-15F của Không quân Ả Rập Saudi, khi chiếc máy bay này đang chuẩn bị tấn công phiến quân Yemen.
Đại diện của phe nổi dậy Yemen xác nhận thực tế là tiêm kích bị bắn hạ bởi tổ hợp phòng không Kub của Liên Xô. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, hệ thống này sử dụng bởi tên lửa phòng không Fater-1, đây là biến thể hiện đại hóa tên lửa của hệ thống Kub.
Đại diện của phiến quân Yemen cho biết: “Cảm ơn Chúa, các hệ thống phòng không của chúng tôi đã có thể tiến hành hoạt động đánh chặn và đối đầu với máy bay quân sự F-15 thuộc Không quân Ả Rập Saudi, bằng tên lửa phòng không Fater-1 được sản xuất trong nước”.
Trên đoạn video được đưa lên mạng xã hội, người xem có thể thấy được khoảnh khắc tên lửa của hệ thống phòng không Kub hạ gục tiêm kích F-15 của Không quân Ả Rập Saudi.
Ban đầu có thông tin cho rằng, đó có thể là máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, nhưng phe nổi dậy Houthis ở Yemen cho rằng, đây là máy bay F-15 do Mỹ sản xuất, xuất khẩu cho Không quân Ả Rập Saudi sử dụng.
Lực lượng Houthi đã công bố bức ảnh chụp một tên lửa phòng không được phóng lên trời, nhắm vào một vật thể giống máy bay chiến đấu. Nhưng do bức ảnh chụp quá xa nên khó có thể xác định chiếc máy bay bị nhắm mục tiêu có phải là F-15 không?
Nếu thông tin F-15 bị bắn rơi được xác nhận, đây là lần đầu tiên loại máy bay này bị bắn rơi trên chiến trường bởi một lực lượng không phải quân đội chính quy. Sự kiện này cũng cho thấy, năng lực phòng không của phiến quân Houthi đã phát triển lên một tầm cao mới.
Có thông tin cho rằng, Iran đã cung cấp vũ khí và các hệ thống phòng không hiện đại cho phiến quân Houthi, giúp lực lượng này đối phó với các cuộc tấn công của liên quân do Saudi Arabia.
Cần lưu ý rằng, phiến quân Yemen có thể được trang bị tới 12 hệ thống phòng không Kub, nhưng việc sử dụng những hệ thống phòng không này rất hạn chế, do thiếu tên lửa. Tuy nhiên hệ thống này hiện sử dụng tên lửa Fater-1, là loại tên lửa do Iran sản xuất và cung cấp cho lực lượng Hauthi.
Chiến đấu cơ F-15 là máy bay chiến đấu hạng nặng, khi mới ra đời là tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ lực của Không quân Mỹ và một số quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ. Chiến đấu cơ này từng làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường khác nhau.
Trong hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và đối mặt với lực lượng phòng không hùng hậu của quân đội Iraq, nhưng F-15 chỉ hai lần bại trận bởi tên lửa phòng không S-75 Dvina. F-15 được ví von là chiến đấu cơ “bất khả chiến bại” của Mỹ.
Tính đến tháng 6/2016, tổng cộng có 175 chiếc F-15 bị rơi trong các hoạt động, nhưng phần lớn do các lý do bị tai nạn trong huấn luyện hoặc chiến đấu. F-15 đã chứng minh là một trong những tiêm kích đáng tin cậy nhất thế giới.
Gần đây, Không quân Mỹ đã đặt mua phiên bản nâng cấp F-15EX. Điều này một lần nữa cho thấy giá trị của chiến đấu cơ này đã không giảm sút, dù nó đã được ra đời hơn nữa thế kỷ.
Còn hệ thống phòng không Kub do Liên Xô sản xuất, được ví là “Ba ngón tay thần chết”, xuất hiện lần đầu trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973; trong 3 ngày đầu tiên của cuộc chiến với Israel, phòng không Syria và Ai Cập với những hệ thống Kub đã bắn hạ 50 máy bay chiến đấu của Israel.
Hệ thống Kub sau đó đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột vũ trang ở châu Phi, Trung Đông và thậm chí ở châu Âu. Năm 1995, 2K12 Kub của Serbia bắn rơi một tiêm kích F-16. Hiện nay, 2K12 Kub vẫn tham chiến ở Libya, Syria và Yemen và chiếc F-15 của Ả Rập Saudi là nạn nhân tiếp theo của hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: Imago.
Video về tên lửa Kub của quân nổi dậy Yemen bắn rơi chiếc F-15 của Arab Saudi ngày 9/12 vừa qua.