Không giống như bom nguyên tử, tên lửa liên lục địa chưa bao giờ tham chiến kể từ khi chúng xuất hiện. Đối với một cường quốc thế giới, tên lửa liên lục địa là một vũ khí răn đe quan trọng, và không còn nghi ngờ gì nữa, sự tồn tại của ICBM giống như "Thanh gươm của Damocles" treo trên đầu các quốc gia trên thế giới. Ảnh: ICBM RS-24 Yars, Nga - Nguồn: Military today Tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh hơn nhiều so với tên lửa thông thường về tầm bắn và sức mạnh bắn. Tuy nhiên, không có nhiều quốc gia trên thế giới có thể độc lập phát triển và chế tạo tên lửa liên lục địa. Ảnh: ICBM Minuteman 3 - Nguồn: WikipediaHiện nay chỉ có Nga, Mỹ, Trung Quốc là những quốc gia có ICBM; Anh và Pháp có các tên lửa tầm trung và chủ yếu được phóng từ tàu ngầm; Ấn Độ và Pakistan đều có tên lửa tầm trung và đang phát triển ICBM, Triều Tiên đang phát triển tên lửa liên lục địa nhưng chưa thành công. Ảnh: ICBM R-36 của Nga - Nguồn: WikipediaICBM cũng là vũ khí răn đe lớn nhất trong tay bất kỳ quốc gia nào có vũ khí hạt nhân. Mặc dù khả năng sử dụng ICBM để tiêu diệt đối phương là chưa hề xảy ra, nhưng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chưa bao giờ ngừng nghiên cứu và phát triển ICBM. Ảnh: ICBM R36M trong bảo tàng ngoài trời tại Nga - Nguồn: WikipediaNhư vậy Nga, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; ba quốc gia này đã liên tục cạnh tranh trong quá trình phát triển ICBM. Và trong 3 quốc gia trên, không còn nghi ngờ gì nữa, Nga là quốc gia có công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cao nhất. Ảnh: ICBM R-36M2 rời giếng phóng - Nguồn: WikipediaLý do các ICBM của Nga mạnh hơn Mỹ, là do trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu, và để tạo thế cân bằng chiến lược, Liên Xô đã nỗ lực và đầu tư rất nhiều trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đây là lý do chính khiến công nghệ tên lửa liên lục địa của Liên Xô (sau này Nga được kế thừa) luôn đi trước Mỹ. Ảnh: ICBM R-36 được ví là vũ khí ngày tận thế của Liên Xô - Nguồn: WikipediaPhạm vi của tên lửa liên lục địa khác nhau tùy từng quốc gia. Phạm vi của ICBM của Mỹ là 12.500 km, của Nga là 16.000 km. Tuy nhiên Mỹ là quốc gia hoàn thiện nhất về kỹ thuật ICBM, ICBM Minuteman 3 đã được phát triển vào thập niên 1960 và chính thức được đưa vào sử dụng đầu thập niên 1970. Ảnh: ICBM Minuteman 3 rời giếng phóng - Nguồn: WikipediaTrong hai năm đầu chuẩn bị phục vụ, tên lửa liên lục địa Minuteman 3 đã tiến hành 25 lần thử, trong đó 17 lần thử thành công. ICBM Minuteman 3 được phóng từ silo dưới lòng đất, Minuteman 3 có thể mang ba đầu đạn hạt nhân W87 với công suất mỗi đầu đạn là 300 kiloton. Ảnh: Lắp ráp đầu đạn W87 vào ICBM Minuteman 3 - Nguồn: WikipediaICBM Minuteman 3 có thể đạt tầm bắn tối đa 12.500 km và hiệu suất của nó đạt đẳng cấp thế giới. Tất cả các tên lửa đạn đạo đều có nhược điểm là không thể sửa đổi mục tiêu sau khi phóng, nhưng Minuteman 3 có thể làm điều đó. Miễn là trong vòng 25 phút sau khi phóng, nó có thể sửa đổi mục tiêu theo ý muốn. Ảnh: Một vụ phóng thử ICBM Minuteman 3 - Nguồn: WikipediaICBM Dongfeng-41 (DF-41) là một trong những ICBM tiên tiến nhất trong các hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược hiện được công bố của Trung Quốc. DF-41 là loại tên lửa 3 tầng đẩy, sử dụng nhiên liệu rắn và được phóng từ xe phóng di động. Ảnh: ICBM DF-41 của Trung Quốc - Nguồn:SinaDF-41 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, điều khiển bằng máy tính công nghệ số, giúp tăng cường đáng kể độ chính xác của tên lửa. Tầm bắn tối đa của DF-41 có thể đạt tới 14.000 km, đủ để bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Ảnh: ICBM DF-41 của Trung Quốc - Nguồn:SinaMột kỷ lục của ICBM DF-41 là trong 10 lần thử nghiệm đều thành công; và đây cũng là loại tên có khả năng răn đe hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời nó đã nâng cao đáng kể mức độ an ninh quốc phòng của Trung Quốc. Ảnh: ICBM DF-41 của Trung Quốc - Nguồn:SinaNhư vậy tầm bắn của các ICBM mạnh nhất của 3 cường quốc quân sự lần lượt là: Nga: 16.000 km (R-36); Mỹ: 12.500 km (ICBM Minuteman 3) và Trung Quốc là 14.000 km (DF-41); tuy nhiên ICBM hiện đại và mức chính xác cao nhất là của Mỹ, khi có thể thay đổi mục tiêu trong quỹ đạo bay. Ảnh: ICBM Minuteman 3 rời giếng phóng - Nguồn: Wikipedia Video ICBM: Đòn hủy diệt quyết định - Nguồn: QPVN
Không giống như bom nguyên tử, tên lửa liên lục địa chưa bao giờ tham chiến kể từ khi chúng xuất hiện. Đối với một cường quốc thế giới, tên lửa liên lục địa là một vũ khí răn đe quan trọng, và không còn nghi ngờ gì nữa, sự tồn tại của ICBM giống như "Thanh gươm của Damocles" treo trên đầu các quốc gia trên thế giới. Ảnh: ICBM RS-24 Yars, Nga - Nguồn: Military today
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh hơn nhiều so với tên lửa thông thường về tầm bắn và sức mạnh bắn. Tuy nhiên, không có nhiều quốc gia trên thế giới có thể độc lập phát triển và chế tạo tên lửa liên lục địa. Ảnh: ICBM Minuteman 3 - Nguồn: Wikipedia
Hiện nay chỉ có Nga, Mỹ, Trung Quốc là những quốc gia có ICBM; Anh và Pháp có các tên lửa tầm trung và chủ yếu được phóng từ tàu ngầm; Ấn Độ và Pakistan đều có tên lửa tầm trung và đang phát triển ICBM, Triều Tiên đang phát triển tên lửa liên lục địa nhưng chưa thành công. Ảnh: ICBM R-36 của Nga - Nguồn: Wikipedia
ICBM cũng là vũ khí răn đe lớn nhất trong tay bất kỳ quốc gia nào có vũ khí hạt nhân. Mặc dù khả năng sử dụng ICBM để tiêu diệt đối phương là chưa hề xảy ra, nhưng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chưa bao giờ ngừng nghiên cứu và phát triển ICBM. Ảnh: ICBM R36M trong bảo tàng ngoài trời tại Nga - Nguồn: Wikipedia
Như vậy Nga, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; ba quốc gia này đã liên tục cạnh tranh trong quá trình phát triển ICBM. Và trong 3 quốc gia trên, không còn nghi ngờ gì nữa, Nga là quốc gia có công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cao nhất. Ảnh: ICBM R-36M2 rời giếng phóng - Nguồn: Wikipedia
Lý do các ICBM của Nga mạnh hơn Mỹ, là do trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu, và để tạo thế cân bằng chiến lược, Liên Xô đã nỗ lực và đầu tư rất nhiều trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đây là lý do chính khiến công nghệ tên lửa liên lục địa của Liên Xô (sau này Nga được kế thừa) luôn đi trước Mỹ. Ảnh: ICBM R-36 được ví là vũ khí ngày tận thế của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia
Phạm vi của tên lửa liên lục địa khác nhau tùy từng quốc gia. Phạm vi của ICBM của Mỹ là 12.500 km, của Nga là 16.000 km. Tuy nhiên Mỹ là quốc gia hoàn thiện nhất về kỹ thuật ICBM, ICBM Minuteman 3 đã được phát triển vào thập niên 1960 và chính thức được đưa vào sử dụng đầu thập niên 1970. Ảnh: ICBM Minuteman 3 rời giếng phóng - Nguồn: Wikipedia
Trong hai năm đầu chuẩn bị phục vụ, tên lửa liên lục địa Minuteman 3 đã tiến hành 25 lần thử, trong đó 17 lần thử thành công. ICBM Minuteman 3 được phóng từ silo dưới lòng đất, Minuteman 3 có thể mang ba đầu đạn hạt nhân W87 với công suất mỗi đầu đạn là 300 kiloton. Ảnh: Lắp ráp đầu đạn W87 vào ICBM Minuteman 3 - Nguồn: Wikipedia
ICBM Minuteman 3 có thể đạt tầm bắn tối đa 12.500 km và hiệu suất của nó đạt đẳng cấp thế giới. Tất cả các tên lửa đạn đạo đều có nhược điểm là không thể sửa đổi mục tiêu sau khi phóng, nhưng Minuteman 3 có thể làm điều đó. Miễn là trong vòng 25 phút sau khi phóng, nó có thể sửa đổi mục tiêu theo ý muốn. Ảnh: Một vụ phóng thử ICBM Minuteman 3 - Nguồn: Wikipedia
ICBM Dongfeng-41 (DF-41) là một trong những ICBM tiên tiến nhất trong các hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược hiện được công bố của Trung Quốc. DF-41 là loại tên lửa 3 tầng đẩy, sử dụng nhiên liệu rắn và được phóng từ xe phóng di động. Ảnh: ICBM DF-41 của Trung Quốc - Nguồn:Sina
DF-41 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, điều khiển bằng máy tính công nghệ số, giúp tăng cường đáng kể độ chính xác của tên lửa. Tầm bắn tối đa của DF-41 có thể đạt tới 14.000 km, đủ để bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Ảnh: ICBM DF-41 của Trung Quốc - Nguồn:Sina
Một kỷ lục của ICBM DF-41 là trong 10 lần thử nghiệm đều thành công; và đây cũng là loại tên có khả năng răn đe hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời nó đã nâng cao đáng kể mức độ an ninh quốc phòng của Trung Quốc. Ảnh: ICBM DF-41 của Trung Quốc - Nguồn:Sina
Như vậy tầm bắn của các ICBM mạnh nhất của 3 cường quốc quân sự lần lượt là: Nga: 16.000 km (R-36); Mỹ: 12.500 km (ICBM Minuteman 3) và Trung Quốc là 14.000 km (DF-41); tuy nhiên ICBM hiện đại và mức chính xác cao nhất là của Mỹ, khi có thể thay đổi mục tiêu trong quỹ đạo bay. Ảnh: ICBM Minuteman 3 rời giếng phóng - Nguồn: Wikipedia
Video ICBM: Đòn hủy diệt quyết định - Nguồn: QPVN