Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) là lực lượng đứng thứ hai trên thế giới về số lượng tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến và cũng là lực lượng duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tên lửa SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Ảnh: Tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: SeaforcesĐối với JMSDF, vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo được giao cho 4 tàu khu trục lớp Kongo và 2 tàu khu trục lớp Atago, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện có trong trang bị và bổ sung thêm các tàu khu trục Aegis cải tiến thế hệ tiếp theo lớp Maya. Ảnh: Tàu khu trục JS Kongo (DDG 173) - Nguồn: SeaforcesVới việc hạ thủy thành công tàu khu khu trục lớp Maya thứ 2 vào ngày 17/7/2019, số tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của JMSDF nâng lên thành 8 chiếc. Ảnh: Tàu khu trục JS Kirishima (DDG 174) - Nguồn: SeaforcesCác tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển lớp Kongo của MSDF được đánh giá là loại tàu chiến đấu mặt mạnh nhất khu vực Châu Á. Cả 4 khu tàu trục lớp Kongo, gồm tàu Kongo, Kirishima, Myoko và Chokai, đều được đặt theo tên của các tàu chiến đã từng được Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2; điều này vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục JS Myoko (DDG 175) - Nguồn: SeaforcesCác tàu khu trục lớp Kongo được phát triển dựa theo nguyên mẫu tàu khu trục phiên bản Flight I thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, cả về hình dạng tổng thể và vũ khí. Ảnh: Tàu khu trục JS Chokai (DDG 176) - Nguồn: Seaforces Giống như tàu Arleigh Burke, trái tim của các tàu khu trục lớp Kongo là hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không, trên biển. Ảnh: Pháo Oto-Melara 127/54 và ống phóng Mk-41 trên tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: SeaforcesKongo cũng cung cấp năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho Nhật Bản. Theo đánh giá, chỉ cần 2 chiếc tàu khu trục lớp Kongo là có thể bão vệ phần lớn lãnh thổ Nhật Bản trước các môi đe dọa của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương. Ảnh: Bố trí vũ khí trên tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: SeaforcesVũ khí trang bị cho các tàu khu trục lớp Kongo chủ yếu dùng vào mục đích phòng thủ, với 90 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mk-41 được lắp đặt ở phía trước và sau boong tàu. Ảnh: Ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon trên tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: SeaforcesCác tàu khu trục lớp Kongo được trang bị tên lửa phòng không SM-2MR và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IB, và đang dần được thay thế bằng phiên bản hiện đại hơn SM-3 Block IIA. Ảnh: Hải pháo Oto-Melara 127/54, ống phóng tên lửa Mk-41 và radar SPY-1D radars trên khu trục lớp Kongo - Nguồn: SeaforcesCác tàu khu trục lớp Kongo được đóng và đưa vào trang bị cho JMSDF từ những năm 1990. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7.500 tấn và đầy tải là 9.500 tấn; dài 161 m; rộng 26 m; mớn nước 6,2 m; tốc tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý; biên chế thủy thủ đoàn 300 người. Ảnh: Hải pháo Oto-Melara 127/54, ống phóng tên lửa Mk-41 và radar SPY-1D radars trên khu trục lớp Kongo - Nguồn: SeaforcesLớp tàu thứ hai có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo là lớp Atago với lượng giãn nước đầy tải lên đến 10.000 tấn, và lẽ ra phải được phân loại là tuần dương. Nhưng chúng được gọi là tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển và được đánh giá là tàu chiến đấu mặt nước đa năng nhất trong biên chế của JMSDF và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: SeaforcesTàu vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, lại vừa đánh chặn được tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tiêu diệt tàu chiến đấu mặt nước, tác chiến chống ngầm, thậm chí cả tấn công mặt đất nếu cần. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: SeaforcesVề cơ bản thì Atago giống với tàu khu trục lớp Kongo, tuy nhiên Atago được trang bị tới 96 hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk41. Hệ thống phóng này có phóng tên lửa phòng không RIM-66 Standard SM-2MR tầm bắn từ 74-170 km, độ cao tác chiến tối đa 24 km. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: SeaforcesVề nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 block 1A. Tên lửa SM-3 block 1A có thể vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở cự ly tới 500 km và ở độ cao tới 160 km. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: SeaforcesSắp tới JMSDF sẽ đưa vào 2 tàu khu trục lớp Maya, tàu khu trục lớp Maya được tích hợp 96 ống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41, đây cũng là trang bị cơ bản của các tàu chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya - Nguồn: SeaforcesBệ phóng Mk 41 tương thích với tên lửa phòng không tầm xa SM-2, tên lửa chống tên lửa đạn đạo SM-3, tên lửa phòng không - chống tàu SM-6, tên lửa chống ngầm VL-ASROC. Bên cạnh đó là các ống phóng nghiêng của tên lửa hành trình chống tàu Type 90. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya - Nguồn: SeaforcesKhi đưa 2 tàu khu trục lớp Maya vào trực chiến, số lượng tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của JMSDF sẽ tăng lên 8 chiếc, tạm thời tạo ra sự yên tâm cho lãnh thổ Nhật Bản, trước các cuộc tấn công tiềm tàng bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya - Nguồn: Seaforces Video Tàu Hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam thăm Nhật Bản - Nguồn: QPVN
Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) là lực lượng đứng thứ hai trên thế giới về số lượng tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến và cũng là lực lượng duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tên lửa SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Ảnh: Tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: Seaforces
Đối với JMSDF, vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo được giao cho 4 tàu khu trục lớp Kongo và 2 tàu khu trục lớp Atago, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện có trong trang bị và bổ sung thêm các tàu khu trục Aegis cải tiến thế hệ tiếp theo lớp Maya. Ảnh: Tàu khu trục JS Kongo (DDG 173) - Nguồn: Seaforces
Với việc hạ thủy thành công tàu khu khu trục lớp Maya thứ 2 vào ngày 17/7/2019, số tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của JMSDF nâng lên thành 8 chiếc. Ảnh: Tàu khu trục JS Kirishima (DDG 174) - Nguồn: Seaforces
Các tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển lớp Kongo của MSDF được đánh giá là loại tàu chiến đấu mặt mạnh nhất khu vực Châu Á. Cả 4 khu tàu trục lớp Kongo, gồm tàu Kongo, Kirishima, Myoko và Chokai, đều được đặt theo tên của các tàu chiến đã từng được Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2; điều này vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục JS Myoko (DDG 175) - Nguồn: Seaforces
Các tàu khu trục lớp Kongo được phát triển dựa theo nguyên mẫu tàu khu trục phiên bản Flight I thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, cả về hình dạng tổng thể và vũ khí. Ảnh: Tàu khu trục JS Chokai (DDG 176) - Nguồn: Seaforces
Giống như tàu Arleigh Burke, trái tim của các tàu khu trục lớp Kongo là hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không, trên biển. Ảnh: Pháo Oto-Melara 127/54 và ống phóng Mk-41 trên tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: Seaforces
Kongo cũng cung cấp năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho Nhật Bản. Theo đánh giá, chỉ cần 2 chiếc tàu khu trục lớp Kongo là có thể bão vệ phần lớn lãnh thổ Nhật Bản trước các môi đe dọa của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương. Ảnh: Bố trí vũ khí trên tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: Seaforces
Vũ khí trang bị cho các tàu khu trục lớp Kongo chủ yếu dùng vào mục đích phòng thủ, với 90 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mk-41 được lắp đặt ở phía trước và sau boong tàu. Ảnh: Ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon trên tàu khu trục lớp Kongo - Nguồn: Seaforces
Các tàu khu trục lớp Kongo được trang bị tên lửa phòng không SM-2MR và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IB, và đang dần được thay thế bằng phiên bản hiện đại hơn SM-3 Block IIA. Ảnh: Hải pháo Oto-Melara 127/54, ống phóng tên lửa Mk-41 và radar SPY-1D radars trên khu trục lớp Kongo - Nguồn: Seaforces
Các tàu khu trục lớp Kongo được đóng và đưa vào trang bị cho JMSDF từ những năm 1990. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7.500 tấn và đầy tải là 9.500 tấn; dài 161 m; rộng 26 m; mớn nước 6,2 m; tốc tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý; biên chế thủy thủ đoàn 300 người. Ảnh: Hải pháo Oto-Melara 127/54, ống phóng tên lửa Mk-41 và radar SPY-1D radars trên khu trục lớp Kongo - Nguồn: Seaforces
Lớp tàu thứ hai có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo là lớp Atago với lượng giãn nước đầy tải lên đến 10.000 tấn, và lẽ ra phải được phân loại là tuần dương. Nhưng chúng được gọi là tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển và được đánh giá là tàu chiến đấu mặt nước đa năng nhất trong biên chế của JMSDF và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: Seaforces
Tàu vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, lại vừa đánh chặn được tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tiêu diệt tàu chiến đấu mặt nước, tác chiến chống ngầm, thậm chí cả tấn công mặt đất nếu cần. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: Seaforces
Về cơ bản thì Atago giống với tàu khu trục lớp Kongo, tuy nhiên Atago được trang bị tới 96 hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk41. Hệ thống phóng này có phóng tên lửa phòng không RIM-66 Standard SM-2MR tầm bắn từ 74-170 km, độ cao tác chiến tối đa 24 km. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: Seaforces
Về nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 block 1A. Tên lửa SM-3 block 1A có thể vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở cự ly tới 500 km và ở độ cao tới 160 km. Ảnh: Tàu khu trục lớp Atago DDG 178 JS Ashigara - Nguồn: Seaforces
Sắp tới JMSDF sẽ đưa vào 2 tàu khu trục lớp Maya, tàu khu trục lớp Maya được tích hợp 96 ống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41, đây cũng là trang bị cơ bản của các tàu chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya - Nguồn: Seaforces
Bệ phóng Mk 41 tương thích với tên lửa phòng không tầm xa SM-2, tên lửa chống tên lửa đạn đạo SM-3, tên lửa phòng không - chống tàu SM-6, tên lửa chống ngầm VL-ASROC. Bên cạnh đó là các ống phóng nghiêng của tên lửa hành trình chống tàu Type 90. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya - Nguồn: Seaforces
Khi đưa 2 tàu khu trục lớp Maya vào trực chiến, số lượng tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của JMSDF sẽ tăng lên 8 chiếc, tạm thời tạo ra sự yên tâm cho lãnh thổ Nhật Bản, trước các cuộc tấn công tiềm tàng bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương. Ảnh: Tàu khu trục lớp Maya - Nguồn: Seaforces
Video Tàu Hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Việt Nam thăm Nhật Bản - Nguồn: QPVN