Dự án 705 Lira, theo cách gọi của NATO là Alfa, là một trong những dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Liên Xô vào những năm 1960. Hoạt động nhờ một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng, tàu ngầm Alfa đã tạo ra những kỷ lục về hiệu suất hoạt động mà không một tàu ngầm nào đủ sức phá vỡ cho đến tận ngày hôm nay.Tàu ngầm hạt nhân lớp Project 705 Lyra (NATO định danh là Alfa), còn có biệt danh là "Cá vàng", là loại tàu ngầm hạt nhân với chức năng trinh sát - tấn công của Liên Xô, được cục Thiết kế Malakhit ở Saint Petersburg nghiên cứu phát triển từ năm 1960 và bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 1971.Ngay khi nó ra đời đã làm dấy lên mối lo ngại của Mỹ và NATO về con tàu này, với tốc độ kinh hoàng lên tới 73,8km/h, tốc độ này còn cao hơn hẳn những loại ngư lôi diệt tàu ngầm thế hệ cũ.Tàu ngầm hạt nhân Alfacũng hoạt động ở độ sâu không tưởng lên tới 670m, với những hiệu năng này buộc Mỹ phải phát triển các hệ thống đối phó với loại tàu được coi là sát thủ đại dương này.Tốc độ cao và độ sâu lặn kỷ lục cho phép tàu ngầm Alfa trốn tránh những ngư lội hiện đại nhất của NATO. Nhưng do kích thước nhỏ, Alfa mang theo ít vũ khí hơn so với các tàu ngầm hạt nhân khác của Liên Xô.Về thiết kế, tàu ngầm nguyên tử Alfa có kích thức tương đối khiêm tốn với chiều dài 81,4 m, rộng 9,5 m và cao 6,9 -7,6 m, lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi chìm là 3.200 tấn.Động cơ chính của tàu là một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng OK-550 hoặc BM-40A có công suất 155 MW. Ngoài ra trên tàu còn một động cơ tua bin khí dự phòng với công suất 30 MW.Vỏ tàu được làm bằng hợp kim titanium để giảm khối lượng và độ dày, qua đó giảm thiểu độ ma sát nhằm giúp tàu đạt được tốc độ cao nhất có thể.Nhờ thiết kế tự động hóa tối ưu nên thủy thủ đoàn rút xuống đáng kể chỉ còn 31 người. Được thiết kế dựa trên yêu cầu về một loại tàu ngầm chạy nhanh, lặn sâu để có thể tung ra các đòn tấn công bất ngờ và rút lui cực mau, vì thế tàu cần có một thiết kế thân độc đáo, lò phản ứng thế hệ mới, cùng nhiều đột phá về vật liệu chế tạo và công nghệ.Di chuyển ở tốc độ cao, tàu ngầm Alfa khá ồn khi vận hành, nhưng do độ sâu hoạt động khá lớn cho phép tàu có khả năng tàng hình tùy thuộc vào điều kiện đại dương.Vũ khí chính của Lyra là 6 ống phóng ngư lôi có khả năng sử dụng tên lửa RPK-2 Vyuga (tầm bắn 45 km) hoặc RPK-7 Veter (tầm bắn 120 km) mang đầu đạn hạt nhân.Ngoài ra, tàu còn có 18 ngư lôi 53-65K hoặc ngư lôi siêu khoang VA-111.Tuy nhiên, trái ngược với những lo lắng của NATO, tàu ngầm biệt danh “Cá vàng” có chi phí rất cao nhưng không thực sự đáng tin cậy. Con tàu gặp rất nhiều vấn đề về kỹ thuật đòi hỏi các hoạt động bảo trì thường xuyên rất phức tạp và tốn kém.Hải quân Liên Xô gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì con tàu ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Chỉ có 7 tàu ngầm lớp Alfa của Liên Xô được chế tạo trong những năm Chiến tranh Lạnh, trong đó có một mẫu thử nghiệm.Sau năm 1989, Hải quân Nga ngưng hoạt động và tháo dỡ toàn bộ tàu ngầm lớp Alfa.Huyền thoại công nghệ một thời của Liên Xô đã được Nga ứng dụng vào các tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ mới như Yasen.
Dự án 705 Lira, theo cách gọi của NATO là Alfa, là một trong những dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Liên Xô vào những năm 1960. Hoạt động nhờ một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng, tàu ngầm Alfa đã tạo ra những kỷ lục về hiệu suất hoạt động mà không một tàu ngầm nào đủ sức phá vỡ cho đến tận ngày hôm nay.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Project 705 Lyra (NATO định danh là Alfa), còn có biệt danh là "Cá vàng", là loại tàu ngầm hạt nhân với chức năng trinh sát - tấn công của Liên Xô, được cục Thiết kế Malakhit ở Saint Petersburg nghiên cứu phát triển từ năm 1960 và bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 1971.
Ngay khi nó ra đời đã làm dấy lên mối lo ngại của Mỹ và NATO về con tàu này, với tốc độ kinh hoàng lên tới 73,8km/h, tốc độ này còn cao hơn hẳn những loại ngư lôi diệt tàu ngầm thế hệ cũ.
Tàu ngầm hạt nhân Alfacũng hoạt động ở độ sâu không tưởng lên tới 670m, với những hiệu năng này buộc Mỹ phải phát triển các hệ thống đối phó với loại tàu được coi là sát thủ đại dương này.
Tốc độ cao và độ sâu lặn kỷ lục cho phép tàu ngầm Alfa trốn tránh những ngư lội hiện đại nhất của NATO. Nhưng do kích thước nhỏ, Alfa mang theo ít vũ khí hơn so với các tàu ngầm hạt nhân khác của Liên Xô.
Về thiết kế, tàu ngầm nguyên tử Alfa có kích thức tương đối khiêm tốn với chiều dài 81,4 m, rộng 9,5 m và cao 6,9 -7,6 m, lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi chìm là 3.200 tấn.
Động cơ chính của tàu là một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng OK-550 hoặc BM-40A có công suất 155 MW. Ngoài ra trên tàu còn một động cơ tua bin khí dự phòng với công suất 30 MW.
Vỏ tàu được làm bằng hợp kim titanium để giảm khối lượng và độ dày, qua đó giảm thiểu độ ma sát nhằm giúp tàu đạt được tốc độ cao nhất có thể.
Nhờ thiết kế tự động hóa tối ưu nên thủy thủ đoàn rút xuống đáng kể chỉ còn 31 người. Được thiết kế dựa trên yêu cầu về một loại tàu ngầm chạy nhanh, lặn sâu để có thể tung ra các đòn tấn công bất ngờ và rút lui cực mau, vì thế tàu cần có một thiết kế thân độc đáo, lò phản ứng thế hệ mới, cùng nhiều đột phá về vật liệu chế tạo và công nghệ.
Di chuyển ở tốc độ cao, tàu ngầm Alfa khá ồn khi vận hành, nhưng do độ sâu hoạt động khá lớn cho phép tàu có khả năng tàng hình tùy thuộc vào điều kiện đại dương.
Vũ khí chính của Lyra là 6 ống phóng ngư lôi có khả năng sử dụng tên lửa RPK-2 Vyuga (tầm bắn 45 km) hoặc RPK-7 Veter (tầm bắn 120 km) mang đầu đạn hạt nhân.
Ngoài ra, tàu còn có 18 ngư lôi 53-65K hoặc ngư lôi siêu khoang VA-111.
Tuy nhiên, trái ngược với những lo lắng của NATO, tàu ngầm biệt danh “Cá vàng” có chi phí rất cao nhưng không thực sự đáng tin cậy. Con tàu gặp rất nhiều vấn đề về kỹ thuật đòi hỏi các hoạt động bảo trì thường xuyên rất phức tạp và tốn kém.
Hải quân Liên Xô gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì con tàu ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Chỉ có 7 tàu ngầm lớp Alfa của Liên Xô được chế tạo trong những năm Chiến tranh Lạnh, trong đó có một mẫu thử nghiệm.
Sau năm 1989, Hải quân Nga ngưng hoạt động và tháo dỡ toàn bộ tàu ngầm lớp Alfa.
Huyền thoại công nghệ một thời của Liên Xô đã được Nga ứng dụng vào các tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ mới như Yasen.