Để vươn lên trở thành quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất châu Âu trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 và 2000 trước đây, nước Đức đã nhờ cậy vào lực lượng quân sự của Đông Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.Được thành lập vào năm 1956, Quân đội Đông Đức là một trong những lực lượng thiện chiến bậc nhất Đông Âu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.Dù "sinh sau đẻ muộn", tuy nhiên lực lượng quân đội này lại kế thừa được rất nhiều tinh hoa của quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cụ thể, gần như mọi tướng lĩnh cao cấp nhất của quân đội Đông Đức khi được thành lập đều là tướng lĩnh có kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngay từ khi thành lập, Quân đội Đông Đức đã quy định luật nghĩa vụ quân sự. Theo đó, mọi công dân nam trong độ tuổi từ 18 tới 60 sẽ cần phục vụ quân đội tối thiểu 18 tháng. Nguồn ảnh: Pinterest.Đông Đức cũng là quốc gia duy nhất trong khối liên minh quân sự Warsaw cho phép những người "phản đối lệnh nghĩa vụ quân sự" được tham gia quân đội nhưng không phải gia nhập các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.Vào năm 1987, quân số của Quân đội Đông Đức chạm đỉnh cao nhất trong lịch sử, lên tới 175.300 người. Chính quyền Đông Đức tự tin tuyên bố, nếu xảy ra chiến tranh tổng lực, Đông Đức sẽ huy động được tối đa nửa triệu quân. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, tới năm 1990, cùng với sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự giải thể của chính quyền Đông Đức, quân đội nước này đã rơi vào cảnh "bơ vơ". Nguồn ảnh: Pinterest.Nhận thấy sức mạnh của quân đội Đông Đức, chính quyền Tây Đức ngay lập tức tiếp nhận lực lượng này. Mọi trang bị, vũ khí ở những khu vực quân đội Đông Đức đóng quan trước đây đều được giữ nguyên, lãnh đạo chủ chốt được Tây Đức bổ nhiệm và tiền lương được Tây Đức chi trả cho binh lính như cũ. Nguồn ảnh: Pinterest.Bằng chính sách này, toàn bộ kho tàng, khí tài của đội quân thiện chiến bậc nhất khối Warsaw đã được bảo toàn, mang lại sức mạnh đáng ghê gớm cho quân đội của nước Đức thống nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo thống kê, khi Bức tường Berlin sụp đổ, quân đội Đông Đức đang có trong tay 767 trực thăng và máy bay các loại, 208 tàu chiến, 2761 xe tăng, hơn 130.000 phương tiện bánh lốp, 2200 khẩu pháo, 1,4 triệu vũ khí cá nhân, 303.000 tấn đạn dược các loại và hơn 14.000 tấn xăng dầu cùng nhiên liệu thô. Nguồn ảnh: Pinterest.Gần như toàn bộ "kho báu" này đã được Tây Đức thu nhận đầy đủ. Sau đó, quân đội Đông Đức và Tây Đức đã tốn nhiều thập niên để đồng bộ hóa trang bị cho toàn quân. Đáng buồn là tới thế kỷ 21, khi quân đội Đức được "đồng bộ hóa trang bị" xong thì cũng là lúc quốc gia này không còn giữ được vị thế quân sự dẫn đầu châu Âu nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Nước Đức tan nát sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Để vươn lên trở thành quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất châu Âu trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 và 2000 trước đây, nước Đức đã nhờ cậy vào lực lượng quân sự của Đông Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thành lập vào năm 1956, Quân đội Đông Đức là một trong những lực lượng thiện chiến bậc nhất Đông Âu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù "sinh sau đẻ muộn", tuy nhiên lực lượng quân đội này lại kế thừa được rất nhiều tinh hoa của quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cụ thể, gần như mọi tướng lĩnh cao cấp nhất của quân đội Đông Đức khi được thành lập đều là tướng lĩnh có kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay từ khi thành lập, Quân đội Đông Đức đã quy định luật nghĩa vụ quân sự. Theo đó, mọi công dân nam trong độ tuổi từ 18 tới 60 sẽ cần phục vụ quân đội tối thiểu 18 tháng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đông Đức cũng là quốc gia duy nhất trong khối liên minh quân sự Warsaw cho phép những người "phản đối lệnh nghĩa vụ quân sự" được tham gia quân đội nhưng không phải gia nhập các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào năm 1987, quân số của Quân đội Đông Đức chạm đỉnh cao nhất trong lịch sử, lên tới 175.300 người. Chính quyền Đông Đức tự tin tuyên bố, nếu xảy ra chiến tranh tổng lực, Đông Đức sẽ huy động được tối đa nửa triệu quân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, tới năm 1990, cùng với sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự giải thể của chính quyền Đông Đức, quân đội nước này đã rơi vào cảnh "bơ vơ". Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhận thấy sức mạnh của quân đội Đông Đức, chính quyền Tây Đức ngay lập tức tiếp nhận lực lượng này. Mọi trang bị, vũ khí ở những khu vực quân đội Đông Đức đóng quan trước đây đều được giữ nguyên, lãnh đạo chủ chốt được Tây Đức bổ nhiệm và tiền lương được Tây Đức chi trả cho binh lính như cũ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bằng chính sách này, toàn bộ kho tàng, khí tài của đội quân thiện chiến bậc nhất khối Warsaw đã được bảo toàn, mang lại sức mạnh đáng ghê gớm cho quân đội của nước Đức thống nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo thống kê, khi Bức tường Berlin sụp đổ, quân đội Đông Đức đang có trong tay 767 trực thăng và máy bay các loại, 208 tàu chiến, 2761 xe tăng, hơn 130.000 phương tiện bánh lốp, 2200 khẩu pháo, 1,4 triệu vũ khí cá nhân, 303.000 tấn đạn dược các loại và hơn 14.000 tấn xăng dầu cùng nhiên liệu thô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Gần như toàn bộ "kho báu" này đã được Tây Đức thu nhận đầy đủ. Sau đó, quân đội Đông Đức và Tây Đức đã tốn nhiều thập niên để đồng bộ hóa trang bị cho toàn quân. Đáng buồn là tới thế kỷ 21, khi quân đội Đức được "đồng bộ hóa trang bị" xong thì cũng là lúc quốc gia này không còn giữ được vị thế quân sự dẫn đầu châu Âu nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Nước Đức tan nát sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.