Theo Sputnik, đầu tuần này Hans-Peter Bartels - Chánh văn phòng Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội tiết lộ thông tin gây "sốc", Hải quân Đức đang cạn kiệt tàu chiến, trong khi Tham mưu trưởng Không quân Đức Ingo Gerhartz thừa nhận rằng, hiện tại "Luftwaffe có khả năng chiến đấu ở mức thấp". Có thể nói, chưa bao giờ năng lực quân sự của Quân đội Đức – lực lượng nổi tiếng kỷ luật và sự tinh nhuệ nhất Tây Âu lại thê thảm tới vậy. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, toàn bộ lực lượng vũ trang Đức đã tạm đình chỉ bay tất cả 53 trực thăng tấn công Tiger do các lỗi kỹ thuật vừa được phát hiện liên quan tới một số bộ phận cơ khí. Nguồn ảnh: WikipediaVà để đảm bảo an toàn cao thì bắt buộc toàn bộ số Tiger phải "đắp chiếu" kiểm tra kỹ lưỡng, thay thế nếu cần thiết trước khi trở lại bầu trời. Điều đó có nghĩa là "nếu giờ mà có biển" thì số Tiger này vô dụng, Quân đội Đức thiếu trực thăng có khả năng chống tăng hiệu quả. Nguồn ảnh: WikipediaTiger là trực thăng tấn công duy nhất và hiện đại nhất của Lực lượng Vũ trang Đức. Nó được thiết kế nhằm đối phó với các cuộc xâm chiếm tiềm tàng bằng xe tăng - bộ binh Liên Xô vào khu vực Tây Âu. Trực thăng Tiger của Đức trang bị tên lửa chống tăng PARS 3 LR có tầm bắn 7km. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài vấn đề liên quan tới trực thăng, người đứng đầu Không quân Đức thừa nhận rằng hiện "một số máy bay đang nằm đất vì thiếu phụ tùng thay thế". Tình trạng này liên quan tới các máy bay vận tải chiến lược A400M. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh đó, Không quân Đức không đáp ứng yêu cầu của khối NATO về số giờ bay tối thiểu (180 giờ bay) của mỗi phi công. Nguồn ảnh: WikipediaHiện chỉ có 512 trên 875 phi công của Không quân Đức có thể đáp ứng mục tiêu của NATO năm ngoái. Còn năm nay thì chưa biết thế nào? Nguồn ảnh: WikipediaHải quân Đức cũng chẳng khá khẩm hơn, giới chức trách nước này thừa nhận quy mô hải quân chưa bao giờ "nhỏ tới thế" và hiện họ chỉ có 8 tàu hộ vệ lớn (frigate) thay vì 15 chiếc theo quy định. Nguồn ảnh: WikipediaĐó là còn chưa kể năng lực chiến đấu của các tàu hộ vệ là một dấu hỏi lớn. 4 chiến hạm lớn nhất của Hải quân Đức thuộc lớp Baden-Wurttemberg cỡ 7.200 tấn nhưng sở hữu sức mạnh không tương xứng với kích thước của nó. Con tàu tuy lớn nhưng hỏa lực đa phần là súng máy và pháo, hệ thống phòng không sử dụng loại tầm thấp - điều mà đáng lý ra phải là hệ thống phòng không cấp hạm đội. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, hồi năm 2018 truyền thông Đức dẫn nguồn tin riêng từ Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận rằng chỉ 39% phương tiện quân sự hạng nặng chuyển giao cho lực lượng vũ trang là phù hợp để sử dụng ngay lập tức. Mà trong số này có dòng xe tăng chủ lực Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh Puma. Nguồn ảnh: WikipediaVideo xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất. Nguồn: youtube
Theo Sputnik, đầu tuần này Hans-Peter Bartels - Chánh văn phòng Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội tiết lộ thông tin gây "sốc", Hải quân Đức đang cạn kiệt tàu chiến, trong khi Tham mưu trưởng Không quân Đức Ingo Gerhartz thừa nhận rằng, hiện tại "Luftwaffe có khả năng chiến đấu ở mức thấp". Có thể nói, chưa bao giờ năng lực quân sự của Quân đội Đức – lực lượng nổi tiếng kỷ luật và sự tinh nhuệ nhất Tây Âu lại thê thảm tới vậy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, toàn bộ lực lượng vũ trang Đức đã tạm đình chỉ bay tất cả 53 trực thăng tấn công Tiger do các lỗi kỹ thuật vừa được phát hiện liên quan tới một số bộ phận cơ khí. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và để đảm bảo an toàn cao thì bắt buộc toàn bộ số Tiger phải "đắp chiếu" kiểm tra kỹ lưỡng, thay thế nếu cần thiết trước khi trở lại bầu trời. Điều đó có nghĩa là "nếu giờ mà có biển" thì số Tiger này vô dụng, Quân đội Đức thiếu trực thăng có khả năng chống tăng hiệu quả. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tiger là trực thăng tấn công duy nhất và hiện đại nhất của Lực lượng Vũ trang Đức. Nó được thiết kế nhằm đối phó với các cuộc xâm chiếm tiềm tàng bằng xe tăng - bộ binh Liên Xô vào khu vực Tây Âu. Trực thăng Tiger của Đức trang bị tên lửa chống tăng PARS 3 LR có tầm bắn 7km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài vấn đề liên quan tới trực thăng, người đứng đầu Không quân Đức thừa nhận rằng hiện "một số máy bay đang nằm đất vì thiếu phụ tùng thay thế". Tình trạng này liên quan tới các máy bay vận tải chiến lược A400M. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, Không quân Đức không đáp ứng yêu cầu của khối NATO về số giờ bay tối thiểu (180 giờ bay) của mỗi phi công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện chỉ có 512 trên 875 phi công của Không quân Đức có thể đáp ứng mục tiêu của NATO năm ngoái. Còn năm nay thì chưa biết thế nào? Nguồn ảnh: Wikipedia
Hải quân Đức cũng chẳng khá khẩm hơn, giới chức trách nước này thừa nhận quy mô hải quân chưa bao giờ "nhỏ tới thế" và hiện họ chỉ có 8 tàu hộ vệ lớn (frigate) thay vì 15 chiếc theo quy định. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là còn chưa kể năng lực chiến đấu của các tàu hộ vệ là một dấu hỏi lớn. 4 chiến hạm lớn nhất của Hải quân Đức thuộc lớp Baden-Wurttemberg cỡ 7.200 tấn nhưng sở hữu sức mạnh không tương xứng với kích thước của nó. Con tàu tuy lớn nhưng hỏa lực đa phần là súng máy và pháo, hệ thống phòng không sử dụng loại tầm thấp - điều mà đáng lý ra phải là hệ thống phòng không cấp hạm đội. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, hồi năm 2018 truyền thông Đức dẫn nguồn tin riêng từ Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận rằng chỉ 39% phương tiện quân sự hạng nặng chuyển giao cho lực lượng vũ trang là phù hợp để sử dụng ngay lập tức. Mà trong số này có dòng xe tăng chủ lực Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh Puma. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất. Nguồn: youtube