Chương trình quân sự đầy tham vọng gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm trang bị UAV tấn công, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và xe tăng chiến đấu chủ lực Altay.Mặc dù các UAV của họ đã hạ gục thiết bị quân sự của đối phương trên chiến trường một cách dễ dàng, nhưng phải nhận thấy rằng UAV Bayraktar TB2 có nguồn gốc từ Israel.Rất nhiều chi tiết của Bayraktar TB2 được mượn từ chiếc IAI Heron và Aerostar. Tiêm kích thế hệ thứ 5 của Thổ Nhĩ Kỳ TF-X (Turkish Fighter Experimental) không thể được chế tạo độc lập, Ankara buộc phải tìm kiếm đối tác ở Thụy Điển, Ý, Hàn Quốc và thậm chí cả Brazil.Ví dụ tiêu biểu khác về sự phụ thuộc của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vào người nước ngoài chính là dự án "xe tăng quốc gia" mang tên Altay.Hiện tại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng xe tăng của Đức và Mỹ, nhưng vào năm 2011, dự án về xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của chính họ đã được trình làng, đó là chiếc Altay - được đặt theo tên một anh hùng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Do thiếu kinh nghiệm chế tạo xe tăng, Ankara buộc phải chuyển sang sử dụng công nghệ của nước khác.Tập đoàn Đức KMW đã từ chối chuyển nhượng giấy phép cho Leopard 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy Altay có 60% là xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc nhưng đơn giản hóa. Hyundai Rotem khi đó là một đối tác.Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ tạo ra một số phiên bản của phương tiện chiến đấu này bao gồm: 250 chiếc T1, T2 với lớp giáp cải tiến, và thậm chí cả T3 với tháp pháo không có người ngồi trong và bộ nạp tự động.Nhưng rồi vấn đề nảy sinh. "Xe tăng quốc dân" củaThổ Nhĩ Kỳ ngoài các thành phần đến từ Hàn Quốc, còn được trang bị hộp số RENK và động cơ diesel MTU Friedrichshafen 1.500 mã lực của Đức. Vỏ giáp của MBT được cho là sản xuất tại Pháp.Tuy nhiên quan hệ giữa Ankara với Berlin và Paris đã xấu đi rõ rệt trong những năm gần đây do chính sách đối ngoại gia tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải và Trung Đông.Tổng thống Macron và Erdogan gần như trở thành đối đầu, và Đức tham gia lệnh cấm vận vũ khí chống Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara rõ ràng không có đủ sức mạnh để đối phó với những vấn đề công nghệ này.Có một sắc thái gây tò mò nữa đặc trưng cho nền chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Dự án MBT do Otokar phát triển theo thông báo đã tạo ra một số nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng Altay.Nhưng sau cuộc đấu thầu sản xuất MBT của Bộ Quốc phòng, công ty BMC Otomotiv Sanayi ve Ticaret của Thổ Nhĩ Kỳ - Qatar đã bất ngờ giành chiến thắng. Hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la đã được trao cho công ty có cổ đông là một trong những thành viên của Đảng Công lý và Phát triển của ông Erdogan.Bên cạnh đó, nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ còn chuyển giao miễn phí cho BMC Otomotiv Sanayi ve Ticaret toàn bộ nhà máy quân sự trong 25 năm tới, đây được xem là đòn giáng vào Altay.Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà việc thay đổi tổng thầu không dẫn đến đột phá về công nghệ. Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ từ Hyundai Rotem của Hàn Quốc, nới vốn là nơi khởi nguồn của dự án.Có thông tin cho rằng song song các cuộc đàm phán với nhà sản xuất động cơ Hàn Quốc Doosan và S&T Dynamics, công ty liên quan đến hộp số tự động, Ankara dự kiến sẽ chỉ tự sản xuất giáp. Trên thực tế, đầu ra là xe tăng của Hàn Quốc được nội địa hóa sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.Mặc dù vậy câu hỏi không hoàn toàn rõ ràng. Năng lực sản xuất xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại rõ ràng chưa được đáp ứng.Nếu người Hàn Quốc giúp đỡ người Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực của riêng mình trong vài năm, đây không phải là điều gì đó nổi bật, nhưng dù sao họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên khi đó chiếc xe tăng này sẽ không còn là Altay được quảng cáo trước kia nữa mà trở thành một phương tiện chiến đấu hoàn toàn khác.
Chương trình quân sự đầy tham vọng gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm trang bị UAV tấn công, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và xe tăng chiến đấu chủ lực Altay.
Mặc dù các UAV của họ đã hạ gục thiết bị quân sự của đối phương trên chiến trường một cách dễ dàng, nhưng phải nhận thấy rằng UAV Bayraktar TB2 có nguồn gốc từ Israel.
Rất nhiều chi tiết của Bayraktar TB2 được mượn từ chiếc IAI Heron và Aerostar. Tiêm kích thế hệ thứ 5 của Thổ Nhĩ Kỳ TF-X (Turkish Fighter Experimental) không thể được chế tạo độc lập, Ankara buộc phải tìm kiếm đối tác ở Thụy Điển, Ý, Hàn Quốc và thậm chí cả Brazil.
Ví dụ tiêu biểu khác về sự phụ thuộc của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vào người nước ngoài chính là dự án "xe tăng quốc gia" mang tên Altay.
Hiện tại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng xe tăng của Đức và Mỹ, nhưng vào năm 2011, dự án về xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của chính họ đã được trình làng, đó là chiếc Altay - được đặt theo tên một anh hùng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Do thiếu kinh nghiệm chế tạo xe tăng, Ankara buộc phải chuyển sang sử dụng công nghệ của nước khác.
Tập đoàn Đức KMW đã từ chối chuyển nhượng giấy phép cho Leopard 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy Altay có 60% là xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc nhưng đơn giản hóa. Hyundai Rotem khi đó là một đối tác.
Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ tạo ra một số phiên bản của phương tiện chiến đấu này bao gồm: 250 chiếc T1, T2 với lớp giáp cải tiến, và thậm chí cả T3 với tháp pháo không có người ngồi trong và bộ nạp tự động.
Nhưng rồi vấn đề nảy sinh. "Xe tăng quốc dân" củaThổ Nhĩ Kỳ ngoài các thành phần đến từ Hàn Quốc, còn được trang bị hộp số RENK và động cơ diesel MTU Friedrichshafen 1.500 mã lực của Đức. Vỏ giáp của MBT được cho là sản xuất tại Pháp.
Tuy nhiên quan hệ giữa Ankara với Berlin và Paris đã xấu đi rõ rệt trong những năm gần đây do chính sách đối ngoại gia tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải và Trung Đông.
Tổng thống Macron và Erdogan gần như trở thành đối đầu, và Đức tham gia lệnh cấm vận vũ khí chống Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara rõ ràng không có đủ sức mạnh để đối phó với những vấn đề công nghệ này.
Có một sắc thái gây tò mò nữa đặc trưng cho nền chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Dự án MBT do Otokar phát triển theo thông báo đã tạo ra một số nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng Altay.
Nhưng sau cuộc đấu thầu sản xuất MBT của Bộ Quốc phòng, công ty BMC Otomotiv Sanayi ve Ticaret của Thổ Nhĩ Kỳ - Qatar đã bất ngờ giành chiến thắng. Hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la đã được trao cho công ty có cổ đông là một trong những thành viên của Đảng Công lý và Phát triển của ông Erdogan.
Bên cạnh đó, nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ còn chuyển giao miễn phí cho BMC Otomotiv Sanayi ve Ticaret toàn bộ nhà máy quân sự trong 25 năm tới, đây được xem là đòn giáng vào Altay.
Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà việc thay đổi tổng thầu không dẫn đến đột phá về công nghệ. Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ từ Hyundai Rotem của Hàn Quốc, nới vốn là nơi khởi nguồn của dự án.
Có thông tin cho rằng song song các cuộc đàm phán với nhà sản xuất động cơ Hàn Quốc Doosan và S&T Dynamics, công ty liên quan đến hộp số tự động, Ankara dự kiến sẽ chỉ tự sản xuất giáp. Trên thực tế, đầu ra là xe tăng của Hàn Quốc được nội địa hóa sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù vậy câu hỏi không hoàn toàn rõ ràng. Năng lực sản xuất xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại rõ ràng chưa được đáp ứng.
Nếu người Hàn Quốc giúp đỡ người Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực của riêng mình trong vài năm, đây không phải là điều gì đó nổi bật, nhưng dù sao họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên khi đó chiếc xe tăng này sẽ không còn là Altay được quảng cáo trước kia nữa mà trở thành một phương tiện chiến đấu hoàn toàn khác.