Xe tăng Altay do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển chuẩn bị được tiếp nhận loại động cơ đúng theo thiết kế của dòng chiến tăng hạng nặng này để phục vụ công tác thử nghiệm sức mạnh và độ tin cậy. Thế hệ thống động cơ mới của Altay sẽ có công suất lên tới 1500 mã lực.Theo Army Recognition, việc Thổ Nhĩ Kỳ phải vất vả tự phát triển động cơ cho tăng Altay là do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản tuyên bố dừng hợp tác phát triển động cơ cho xe tăng với Ankara. Lý do dừng hợp tác là do lệnh cấm xuất khẩu quân sự có hiệu lực ở Nhật Bản.Theo lãnh đạo Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) Murad Bayar, việc này đã bị dừng lại, nhưng hai bên đã thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự trên các lĩnh vực khác.Phía Nhật Bản đã công khai không thích kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ bán tăng Altay sang các nước thứ ba. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ dự định tìm một đối tác nước ngoài mới để cùng tham gia chương trình phát triển động cơ xe tăng của họ.Thổ và Nhật đàm phán về việc hợp tác động cơ xe tăng từ cuối năm 2013. Người ta từng dự tính dự án này sẽ được thông qua vào giữa năm 2014 và sẽ có sự tham gia của Mitsubishi Heavy Industries của Nhật và công ty TUSAS Engine Industries của Thổ.Xe tăng Altay đang do công ty Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, được lấy tên theo tên vị tướng quân đội Thổ Fahrettin Altay, tư lệnh Quân đoàn kỵ binh 5 trong cuộc chiến giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1919-1923.Xe tăng có trọng lượng 60 tấn, dự kiến trang bị động cơ 1.500 mã lực với hệ treo thủy khí, pháo 120 mm có ổn định. Hiện nay, các mẫu chế thử của Altay đang được chạy thử nghiệm. Theo kế hoạch sản xuất ban đầu, sẽ sản xuất Altay từ năm 2015.Tuy nhiên, do chưa có động cơ đạt chuẩn nên công việc sản xuất loạt vẫn chưa được thực hiện. Chính vì vậy, những kế hoạch điều dòng tăng thế hệ mới Altay đến Syria và Libya được Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhắc đến trong thời gian qua đến nay vẫn chưa thể thực hiện.
Xe tăng Altay do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển chuẩn bị được tiếp nhận loại động cơ đúng theo thiết kế của dòng chiến tăng hạng nặng này để phục vụ công tác thử nghiệm sức mạnh và độ tin cậy. Thế hệ thống động cơ mới của Altay sẽ có công suất lên tới 1500 mã lực.
Theo Army Recognition, việc Thổ Nhĩ Kỳ phải vất vả tự phát triển động cơ cho tăng Altay là do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản tuyên bố dừng hợp tác phát triển động cơ cho xe tăng với Ankara. Lý do dừng hợp tác là do lệnh cấm xuất khẩu quân sự có hiệu lực ở Nhật Bản.
Theo lãnh đạo Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) Murad Bayar, việc này đã bị dừng lại, nhưng hai bên đã thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự trên các lĩnh vực khác.
Phía Nhật Bản đã công khai không thích kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ bán tăng Altay sang các nước thứ ba. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ dự định tìm một đối tác nước ngoài mới để cùng tham gia chương trình phát triển động cơ xe tăng của họ.
Thổ và Nhật đàm phán về việc hợp tác động cơ xe tăng từ cuối năm 2013. Người ta từng dự tính dự án này sẽ được thông qua vào giữa năm 2014 và sẽ có sự tham gia của Mitsubishi Heavy Industries của Nhật và công ty TUSAS Engine Industries của Thổ.
Xe tăng Altay đang do công ty Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, được lấy tên theo tên vị tướng quân đội Thổ Fahrettin Altay, tư lệnh Quân đoàn kỵ binh 5 trong cuộc chiến giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1919-1923.
Xe tăng có trọng lượng 60 tấn, dự kiến trang bị động cơ 1.500 mã lực với hệ treo thủy khí, pháo 120 mm có ổn định. Hiện nay, các mẫu chế thử của Altay đang được chạy thử nghiệm. Theo kế hoạch sản xuất ban đầu, sẽ sản xuất Altay từ năm 2015.
Tuy nhiên, do chưa có động cơ đạt chuẩn nên công việc sản xuất loạt vẫn chưa được thực hiện. Chính vì vậy, những kế hoạch điều dòng tăng thế hệ mới Altay đến Syria và Libya được Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhắc đến trong thời gian qua đến nay vẫn chưa thể thực hiện.