Sau khi tham gia khối quân sự NATO (năm 1952), Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự giúp đỡ của Mỹ để xây dựng hệ thống phòng không quốc gia; các loại vũ khí, khí tài phòng không của Thổ chủ yếu do Mỹ sản xuất; tính đến đầu những năm 1970, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được khoảng 1 tỷ USD vũ khí và thiết bị quân sự của Mỹ.Ở giai đoạn đầu tiên, Mỹ đã bàn giao cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ một số lượng đáng kể súng máy phòng không tầm thấp 12,7 mm, pháo phòng không Bofors L60 40 mm; M2 90mm và pháo phòng không tự hành M42 Duster 40 mm để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ ở giai đoạn đầu tiên.Do lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một số căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ, nên cần có một hệ thống phòng không hiệu quả hơn pháo phòng không. Đầu những năm 1960, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không MIM-3 Nike Ajax và trực thuộc lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ.Hệ thống phòng không Nike Ajax được phát triển vào cuối những năm 1950, gần giống tính năng hệ thống phòng không S-75 của Liên Xô, tầm bắn tối đa khoảng 45 km, chiều cao phòng không lên tới 19 km, có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ lên tới 2,3 M.Loại tên lửa phòng không hiện đại tiếp theo của Thổ Nhĩ Kỳ là loại MIM-14 Nike-Hercules tầm xa của Mỹ. Không giống như người tiền nhiệm, Nike-Hercules có phạm vi chiến đấu tăng lên tới 130 km và độ cao lên tới 30 km, do tên lửa sử dụng động cơ và các radar mạnh hơn.Mặc dù tính năng của tên lửa được cải thiện, nhưng loại tên lửa này chủ yếu là để đối phó với các loại máy bay ném bom tầm xa, tốc độ chậm và khả năng cơ động hạn chế; khả năng đánh chặn các loại máy bay chiến thuật của MIM-14 hạn chế và hoàn toàn không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo.Sau khi Liên Xô sụp đổ, số lượng tổ hợp phòng không Nike-Hercules được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ giảm dần. Các hệ thống phòng không Nike-Hercules mới nhất ở vùng lân cận thành phố Istanbul đã ngừng hoạt động vào năm 2007.Mặc dù thực tế là các hệ thống phòng không Nike-Hercules ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cũ và lạc hậu, nhưng chúng vẫn được sử dụng. Từ năm 2009, các hệ thống Nike-Hercules chỉ bố trí trên bờ biển Aegean và một số khu vực ở hướng Bắc, để đề phòng các động thái từ phía Hy Lạp. Mặc dù Thổ và Hy Lạp là thành viên đầy đủ của NATO, nhưng hai nước có những mâu thuẫn nghiêm trọng trong quá khứ, đã nhiều lần dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang.Ngoài MIM-14 Nike-Hercules, vào giữa những năm 1970, một số hệ thống phòng không di động Hawk cải tiến MIM-23B đã được chuyển từ Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, hệ thống phòng không Hawk khá tiên tiến và có ưu điểm khi có thể đánh chặn các mục tiêu có tốc độ cao, bay ở độ cao thấp; khả năng kháng nhiễu tốt, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, khả năng cơ động cao.Vào cuối những năm 1990, một số hệ thống phòng không Hawk cải tiến MIM-23B của Thổ Nhĩ Kỳ đã được nâng cấp thành Hawk XXI, giúp tăng khả năng bắn trúng các mục tiêu trên không và cho khả năng phòng thủ tên lửa hạn chế.Tổng cộng, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được 12 hệ thống tên lửa phòng không Hawk, một số tổ hợp được quân đội Mỹ đồn trú tại Thổ bàn giao vào năm 2005; mặc dù được nâng cấp, nhưng do được phát triển từ những năm đầu của thập niên 1960, nên các tổ hợp Hawk đã hết tiềm năng hiện đại hóa, cần thay thế.Vào cuối những năm 1970, câu hỏi đặt ra là làm sao bảo vệ các sân bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các cuộc tấn công ném bom và tấn công tầm thấp của các loại máy bay Liên Xô, vì vậy Mỹ đã tài trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ mua 14 hệ thống phòng không tầm ngắn Rapier của Anh.Hệ thống phòng không tầm thấp Rapier của Anh được đưa vào biên chế năm 1972, được trang bị radar giám sát phức hợp, có khả năng phát hiện các mục tiêu tầm thấp ở khoảng cách hơn 15 km. Tên lửa Rapier có thể bắn trúng các mục tiêu trên không trong cự ly từ 500 m đến 7.000 m, độ cao từ 15 m đến 3.000 m.Hiện tại, hệ thống phòng không Rapier-2000 được bố trí bảo vệ 5 căn cứ không quân lớn nằm ở phía nam và phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Thông thường trong vùng lân cận của căn cứ không quân được triển khai từ 2 đến 6 tổ hợp. Căn cứ không quân Incirlik được bảo vệ tốt nhất, nơi đây bố trí máy bay chiến đấu của Mỹ và bom hạt nhân B61.Đánh giá chung, hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không của cả nước ngoài và trong nước sản xuất; hầu hết các hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đều lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ mới mua hệ thống phòng không S-400 hiện đại của Nga nhưng chưa thể khai thác; vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ đã phải cầu viện Mỹ triển khai hệ thống phòng không Patriot PAC-3 gần biên giới Syria, để bảo vệ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các cuộc tấn công trên không của không quân Nga.Video Lính Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thẳng tên lửa vào máy bay Nga?
Sau khi tham gia khối quân sự NATO (năm 1952), Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự giúp đỡ của Mỹ để xây dựng hệ thống phòng không quốc gia; các loại vũ khí, khí tài phòng không của Thổ chủ yếu do Mỹ sản xuất; tính đến đầu những năm 1970, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được khoảng 1 tỷ USD vũ khí và thiết bị quân sự của Mỹ.
Ở giai đoạn đầu tiên, Mỹ đã bàn giao cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ một số lượng đáng kể súng máy phòng không tầm thấp 12,7 mm, pháo phòng không Bofors L60 40 mm; M2 90mm và pháo phòng không tự hành M42 Duster 40 mm để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ ở giai đoạn đầu tiên.
Do lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một số căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ, nên cần có một hệ thống phòng không hiệu quả hơn pháo phòng không. Đầu những năm 1960, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không MIM-3 Nike Ajax và trực thuộc lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Hệ thống phòng không Nike Ajax được phát triển vào cuối những năm 1950, gần giống tính năng hệ thống phòng không S-75 của Liên Xô, tầm bắn tối đa khoảng 45 km, chiều cao phòng không lên tới 19 km, có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ lên tới 2,3 M.
Loại tên lửa phòng không hiện đại tiếp theo của Thổ Nhĩ Kỳ là loại MIM-14 Nike-Hercules tầm xa của Mỹ. Không giống như người tiền nhiệm, Nike-Hercules có phạm vi chiến đấu tăng lên tới 130 km và độ cao lên tới 30 km, do tên lửa sử dụng động cơ và các radar mạnh hơn.
Mặc dù tính năng của tên lửa được cải thiện, nhưng loại tên lửa này chủ yếu là để đối phó với các loại máy bay ném bom tầm xa, tốc độ chậm và khả năng cơ động hạn chế; khả năng đánh chặn các loại máy bay chiến thuật của MIM-14 hạn chế và hoàn toàn không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, số lượng tổ hợp phòng không Nike-Hercules được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ giảm dần. Các hệ thống phòng không Nike-Hercules mới nhất ở vùng lân cận thành phố Istanbul đã ngừng hoạt động vào năm 2007.
Mặc dù thực tế là các hệ thống phòng không Nike-Hercules ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cũ và lạc hậu, nhưng chúng vẫn được sử dụng. Từ năm 2009, các hệ thống Nike-Hercules chỉ bố trí trên bờ biển Aegean và một số khu vực ở hướng Bắc, để đề phòng các động thái từ phía Hy Lạp. Mặc dù Thổ và Hy Lạp là thành viên đầy đủ của NATO, nhưng hai nước có những mâu thuẫn nghiêm trọng trong quá khứ, đã nhiều lần dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang.
Ngoài MIM-14 Nike-Hercules, vào giữa những năm 1970, một số hệ thống phòng không di động Hawk cải tiến MIM-23B đã được chuyển từ Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, hệ thống phòng không Hawk khá tiên tiến và có ưu điểm khi có thể đánh chặn các mục tiêu có tốc độ cao, bay ở độ cao thấp; khả năng kháng nhiễu tốt, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, khả năng cơ động cao.
Vào cuối những năm 1990, một số hệ thống phòng không Hawk cải tiến MIM-23B của Thổ Nhĩ Kỳ đã được nâng cấp thành Hawk XXI, giúp tăng khả năng bắn trúng các mục tiêu trên không và cho khả năng phòng thủ tên lửa hạn chế.
Tổng cộng, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được 12 hệ thống tên lửa phòng không Hawk, một số tổ hợp được quân đội Mỹ đồn trú tại Thổ bàn giao vào năm 2005; mặc dù được nâng cấp, nhưng do được phát triển từ những năm đầu của thập niên 1960, nên các tổ hợp Hawk đã hết tiềm năng hiện đại hóa, cần thay thế.
Vào cuối những năm 1970, câu hỏi đặt ra là làm sao bảo vệ các sân bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các cuộc tấn công ném bom và tấn công tầm thấp của các loại máy bay Liên Xô, vì vậy Mỹ đã tài trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ mua 14 hệ thống phòng không tầm ngắn Rapier của Anh.
Hệ thống phòng không tầm thấp Rapier của Anh được đưa vào biên chế năm 1972, được trang bị radar giám sát phức hợp, có khả năng phát hiện các mục tiêu tầm thấp ở khoảng cách hơn 15 km. Tên lửa Rapier có thể bắn trúng các mục tiêu trên không trong cự ly từ 500 m đến 7.000 m, độ cao từ 15 m đến 3.000 m.
Hiện tại, hệ thống phòng không Rapier-2000 được bố trí bảo vệ 5 căn cứ không quân lớn nằm ở phía nam và phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Thông thường trong vùng lân cận của căn cứ không quân được triển khai từ 2 đến 6 tổ hợp. Căn cứ không quân Incirlik được bảo vệ tốt nhất, nơi đây bố trí máy bay chiến đấu của Mỹ và bom hạt nhân B61.
Đánh giá chung, hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không của cả nước ngoài và trong nước sản xuất; hầu hết các hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đều lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ mới mua hệ thống phòng không S-400 hiện đại của Nga nhưng chưa thể khai thác; vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ đã phải cầu viện Mỹ triển khai hệ thống phòng không Patriot PAC-3 gần biên giới Syria, để bảo vệ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các cuộc tấn công trên không của không quân Nga.
Video Lính Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thẳng tên lửa vào máy bay Nga?