Mới đây những hình ảnh đầu tiên hệ thống pháo tự hành bánh lốp do Nhật Bản tự sản xuất đã được công bố. Đây được xem là kết quả sau cùng của 7 năm nghiên cứu với chi phí ước tính hơn 9,9 tỷ Yên (tương đương hơn 100 triệu USD). Nguồn ảnh: SinaĐáng nói, đây được xem là khẩu pháo tự hành bánh lốp đầu tiên của pháo binh quân phòng vệ Nhật Bản. Trước đó, quốc gia này chỉ sử dụng pháo tự hành trên khung gầm bánh xích. Khẩu pháo mới này thiết kế dựa trên khung gầm xe vận tải hạng nặng MAN HX32.440 do Đức sản xuất thay vì Nhật Bản. Nguồn ảnh: SinaVề mặt hỏa lực, hệ thống pháo mới trang bị khẩu "đại bác hạng nặng" 155mm L52 - chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng được sửa đổi từ vũ khí của pháo tự hành bánh xích Type 99. Nguồn ảnh: SinaHiện vẫn chưa có tham số chính thức của pháo tự hành bánh lốp mới, chỉ biết rằng việc vận hành chỉ cần tối đa 5 người – chứng tỏ tính tự động hóa của nó là tương đối cao. Trong ảnh là hệ thống nạp đạn trông rất đồ sộ và phức tạp của khẩu “đại bác”. Nguồn ảnh: SinaKhông loại trừ khả năng tham số tác chiến của khẩu pháo bánh lốp sẽ tương đương khẩu Type 99 dùng chung nòng. Tầm bắn của pháo tự hành bánh xích Type 99 đạt 30-38km tùy loại đạn, tốc độ bắn khoảng 6 phát/phút. Nguồn ảnh: WikipediaType 99 155mm do Tập đoàn Mitsubishi lừng danh phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1999 thay thế cho các khẩu pháo Type 75 155mm lỗi thời. Ước tính 117 khẩu Type 99 đã được sản xuất tới nay và trang bị cho pháo binh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nguồn ảnh: WikipediaType 99 sử dụng khung gầm dòng xe chiến đấu bộ binh Type 89, trang bị khẩu pháo 155mm L52 cải tiến từ khẩu FH-70 pháo kéo do nước Anh sản xuất. Tầm bắn của pháo như đã đề cập lên tới 30km với đạn nổ phá mảnh và 38km với đạn có trợ lực tăng tầm. Nguồn ảnh: WikipediaPháo có trọng lượng khoảng 40 tấn, dài 11,3m, rộng 3,2m, cao 4,3m, bọc giáp kiểu hợp kim nhôm toàn thân có thể kháng đạn súng máy hạng nhẹ hoặc mảnh bom pháo. Pháo sử dụng động cơ diesel 600hp cho tốc độ tối đa 50km/h. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài Type 99, hiện Nhật Bản duy trì khoảng 90 khẩu pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất - M110 cỡ 203mm do Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Đáng lưu tâm là khẩu pháo này từng tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaTuy có cỡ nòng "cực khủng" đến 203mm, thế nhưng do được chế tạo đã quá lâu, sử dụng công nghệ cũ nên tầm bắn của M110 thua xa Type 99 cỡ nòng nhỏ hơn. Khẩu 203mm M201A1 đạt tầm bắn 16-25km với đạn nổ phá mảnh, 30km với đạn có trợ lực tăng tầm. Đặc biệt, kíp chiến đấu cần tới 13 người gồm: một lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn và 8 người hỗ trợ ngồi ở xe khác. Nguồn ảnh: WikipediaVideo lính Mỹ sử dụng pháo tự hành M110 ở Việt Nam. Nguồn: Youtube
Mới đây những hình ảnh đầu tiên hệ thống pháo tự hành bánh lốp do Nhật Bản tự sản xuất đã được công bố. Đây được xem là kết quả sau cùng của 7 năm nghiên cứu với chi phí ước tính hơn 9,9 tỷ Yên (tương đương hơn 100 triệu USD). Nguồn ảnh: Sina
Đáng nói, đây được xem là khẩu pháo tự hành bánh lốp đầu tiên của pháo binh quân phòng vệ Nhật Bản. Trước đó, quốc gia này chỉ sử dụng pháo tự hành trên khung gầm bánh xích. Khẩu pháo mới này thiết kế dựa trên khung gầm xe vận tải hạng nặng MAN HX32.440 do Đức sản xuất thay vì Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina
Về mặt hỏa lực, hệ thống pháo mới trang bị khẩu "đại bác hạng nặng" 155mm L52 - chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng được sửa đổi từ vũ khí của pháo tự hành bánh xích Type 99. Nguồn ảnh: Sina
Hiện vẫn chưa có tham số chính thức của pháo tự hành bánh lốp mới, chỉ biết rằng việc vận hành chỉ cần tối đa 5 người – chứng tỏ tính tự động hóa của nó là tương đối cao. Trong ảnh là hệ thống nạp đạn trông rất đồ sộ và phức tạp của khẩu “đại bác”. Nguồn ảnh: Sina
Không loại trừ khả năng tham số tác chiến của khẩu pháo bánh lốp sẽ tương đương khẩu Type 99 dùng chung nòng. Tầm bắn của pháo tự hành bánh xích Type 99 đạt 30-38km tùy loại đạn, tốc độ bắn khoảng 6 phát/phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 99 155mm do Tập đoàn Mitsubishi lừng danh phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1999 thay thế cho các khẩu pháo Type 75 155mm lỗi thời. Ước tính 117 khẩu Type 99 đã được sản xuất tới nay và trang bị cho pháo binh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 99 sử dụng khung gầm dòng xe chiến đấu bộ binh Type 89, trang bị khẩu pháo 155mm L52 cải tiến từ khẩu FH-70 pháo kéo do nước Anh sản xuất. Tầm bắn của pháo như đã đề cập lên tới 30km với đạn nổ phá mảnh và 38km với đạn có trợ lực tăng tầm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo có trọng lượng khoảng 40 tấn, dài 11,3m, rộng 3,2m, cao 4,3m, bọc giáp kiểu hợp kim nhôm toàn thân có thể kháng đạn súng máy hạng nhẹ hoặc mảnh bom pháo. Pháo sử dụng động cơ diesel 600hp cho tốc độ tối đa 50km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài Type 99, hiện Nhật Bản duy trì khoảng 90 khẩu pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất - M110 cỡ 203mm do Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Đáng lưu tâm là khẩu pháo này từng tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có cỡ nòng "cực khủng" đến 203mm, thế nhưng do được chế tạo đã quá lâu, sử dụng công nghệ cũ nên tầm bắn của M110 thua xa Type 99 cỡ nòng nhỏ hơn. Khẩu 203mm M201A1 đạt tầm bắn 16-25km với đạn nổ phá mảnh, 30km với đạn có trợ lực tăng tầm. Đặc biệt, kíp chiến đấu cần tới 13 người gồm: một lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn và 8 người hỗ trợ ngồi ở xe khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video lính Mỹ sử dụng pháo tự hành M110 ở Việt Nam. Nguồn: Youtube