Hải quân Mỹ gần đây công bố kế hoạch xây dựng đội tàu mới với tổng cộng 541 chiếc vào năm 2051, trong đó 404 chiếc sẽ được bổ sung và 304 chiếc được cho về hưu. Trong số những tàu về hưu có 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) lớp Ohio là chiếc USS Ohio và USS Florida.Tàu USS Ohio là chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm Ohio được đóng và biên chế vào tháng 11-1981. Ban đầu, lớp tàu ngầm Ohio được thiết kế như là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), thay thế cho 5 lớp tàu SSBN cũ được gọi chung bằng cái tên là “41 for Freedom” (41 vì tự do) được biên chế từ năm 1959-1967.Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio được đưa đến Hạm đội Thái Bình Dương, đóng trú tại cảng Bangor ở Washington từ năm 1982 và bắt đầu tuần tra răn đe chiến lược từ đó.Nga giữ kỷ lục về siêu tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng Mỹ lại giữ kỹ lục là nước có tàu ngầm hạt nhân mang sức mạnh hủy diệt, một tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đủ khả năng xóa sổ cả một lục địa.Cho đến hiện tại tàu ngầm lớp Ohio vẫn là loại vũ khí mang theo kho tên lửa hạt nhân khủng khiếp nhất thế giới.Được biết mỗi quả tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II D-5 có khả năng mang từ 8 tới 14 đầu đạn hạt nhân độc lập.Mỗi đầu đạn có sức công phá tối đa lên tới 475kt, trong khi quả bom hạt nhân thả xuống xóa sổ thành phố Hiroshima của Nhật Bản chỉ có đương lượng nổ 12kt.Một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio có khả năng mang theo tới 24 quả tên lửa hạt nhân Trident II.Với tổng số đầu đạn hạt nhân này, một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có thể tạo ra sức hủy diệt bằng tổng số bom đạn các bên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2. Và như vậy một khi chúng tập trung tên lửa tấn công thì ngay cả một lục địa cũng sẽ bị xóa sổ.Để mang được kho vũ khí khổng lồ như vậy, những chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio có lượng giãn nước toàn tải lên đến 18.450 tấn, dài 170m, rộng tới 13m.Chúng mang theo 155 sĩ quan và thủy thủ, con tàu này có thể lặn sâu tới 300m. Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots (20 hải lý/h). Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots (25 hải lý/h).Hệ thống điện tử bao gồm radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích.Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm.Từ năm 2002, tàu ngầm USS Ohio là lớp tàu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Mỹ.Ngoài ra chúng còn được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu mặt nước.Hiện hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình Tomahawk (TLAM).Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả tên lửa Tomahawk trong 22 trên tổng số 24 ống phóng tên lửa, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước.Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút, điều này đủ để tạo ra một cuộc tấn công phủ đầu lớn nhằm vào đối phương. Với việc loại biên sớm hai chiếc, số tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ còn lại 16 chiếc. Các tàu còn lại sẽ tiếp tục được loại biên để thay thế bằng lớp tàu ngầm Colombia hiện đại và mạnh mẽ hơn.Dự kiến hai chiếc tàu ngầm USS Ohio và tàu USS Florida sẽ được “rã xác” vào năm 2026. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn như tắt lò phản ứng hạt nhân, tháo dỡ bộ phận tên lửa, tháo dỡ lò phản ứng… Con tàu sẽ được đưa lên ụ khô, tháo dỡ vũ khí và bị cắt ra thành nhiều phần để dễ tiếp cận lò phản ứng. Những phần có thể tái sử dụng sẽ được giữ lại, phần còn lại được bán phế liệu.
Hải quân Mỹ gần đây công bố kế hoạch xây dựng đội tàu mới với tổng cộng 541 chiếc vào năm 2051, trong đó 404 chiếc sẽ được bổ sung và 304 chiếc được cho về hưu. Trong số những tàu về hưu có 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) lớp Ohio là chiếc USS Ohio và USS Florida.
Tàu USS Ohio là chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm Ohio được đóng và biên chế vào tháng 11-1981. Ban đầu, lớp tàu ngầm Ohio được thiết kế như là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), thay thế cho 5 lớp tàu SSBN cũ được gọi chung bằng cái tên là “41 for Freedom” (41 vì tự do) được biên chế từ năm 1959-1967.
Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio được đưa đến Hạm đội Thái Bình Dương, đóng trú tại cảng Bangor ở Washington từ năm 1982 và bắt đầu tuần tra răn đe chiến lược từ đó.
Nga giữ kỷ lục về siêu tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng Mỹ lại giữ kỹ lục là nước có tàu ngầm hạt nhân mang sức mạnh hủy diệt, một tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đủ khả năng xóa sổ cả một lục địa.
Cho đến hiện tại tàu ngầm lớp Ohio vẫn là loại vũ khí mang theo kho tên lửa hạt nhân khủng khiếp nhất thế giới.
Được biết mỗi quả tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II D-5 có khả năng mang từ 8 tới 14 đầu đạn hạt nhân độc lập.
Mỗi đầu đạn có sức công phá tối đa lên tới 475kt, trong khi quả bom hạt nhân thả xuống xóa sổ thành phố Hiroshima của Nhật Bản chỉ có đương lượng nổ 12kt.
Một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio có khả năng mang theo tới 24 quả tên lửa hạt nhân Trident II.
Với tổng số đầu đạn hạt nhân này, một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có thể tạo ra sức hủy diệt bằng tổng số bom đạn các bên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2. Và như vậy một khi chúng tập trung tên lửa tấn công thì ngay cả một lục địa cũng sẽ bị xóa sổ.
Để mang được kho vũ khí khổng lồ như vậy, những chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio có lượng giãn nước toàn tải lên đến 18.450 tấn, dài 170m, rộng tới 13m.
Chúng mang theo 155 sĩ quan và thủy thủ, con tàu này có thể lặn sâu tới 300m. Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots (20 hải lý/h). Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots (25 hải lý/h).
Hệ thống điện tử bao gồm radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích.
Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm.
Từ năm 2002, tàu ngầm USS Ohio là lớp tàu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Mỹ.
Ngoài ra chúng còn được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu mặt nước.
Hiện hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình Tomahawk (TLAM).
Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả tên lửa Tomahawk trong 22 trên tổng số 24 ống phóng tên lửa, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước.
Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút, điều này đủ để tạo ra một cuộc tấn công phủ đầu lớn nhằm vào đối phương. Với việc loại biên sớm hai chiếc, số tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ còn lại 16 chiếc. Các tàu còn lại sẽ tiếp tục được loại biên để thay thế bằng lớp tàu ngầm Colombia hiện đại và mạnh mẽ hơn.
Dự kiến hai chiếc tàu ngầm USS Ohio và tàu USS Florida sẽ được “rã xác” vào năm 2026. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn như tắt lò phản ứng hạt nhân, tháo dỡ bộ phận tên lửa, tháo dỡ lò phản ứng… Con tàu sẽ được đưa lên ụ khô, tháo dỡ vũ khí và bị cắt ra thành nhiều phần để dễ tiếp cận lò phản ứng. Những phần có thể tái sử dụng sẽ được giữ lại, phần còn lại được bán phế liệu.