Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga, được truyền thông và giới chức Nga nhấn mạnh một số đặc điểm của loại xe tăng được coi là đặc biệt và mang tính cách mạng này. Amata cũng được coi là một trong số ít xe tăng thế hệ thứ tư trên thế giới.Hiện Nga đang sản xuất đồng thời xe tăng T-14 và T-90M. So với T-14, xe tăng T-90M có trọng lượng nhẹ hơn và được đưa vào sử dụng từ năm 2020, đồng thời sử dụng nhiều công nghệ mới tương tự như T-14.T-14 là loại xe tăng chủ lực cao cấp hơn, đắt tiền hơn, với tiềm năng hiện đại hóa rất lớn, và khung gầm của nó cũng được dùng làm xe chiến đấu bộ binh T-15 và cho nhiều phương tiện chiến đấu khác trong tương lai.Ngoài lớp giáp có khả năng bảo vệ tốt hơn, lần đầu tiên xe tăng chủ lực T-14 còn sử dụng thiết kế tháp pháo điều khiển từ xa không người lái cho xe tăng chiến đấu chủ lực. Cả ba thành viên đều tập trung ở phía trước thân xe và ngồi cạnh nhau trong một ngăn bọc thép riêng biệt.Tổ lái có thể kiểm soát mọi hoạt động của xe tăng trong khoang lái, và đây là chức năng không có trên các xe tăng khác. Vũ khí chính của T-14 là pháo nòng trơn 2A82-1M 125mm, được nhiều nhà phân tích đánh giá là loại pháo tăng mạnh nhất thế giới hiện nay.Kích thước lớn của tháp pháo T-14, cho phép nhà sản xuất có thể sử dụng các loại pháo cỡ nòng lớn hơn, và rất có thể trong tương lai sẽ có một khẩu pháo tăng 152mm được lắp đặt trên loại xe tăng này.Trong Chiến tranh Lạnh, xe tăng Liên Xô sử dụng lớp giáp có khả năng bảo vệ tốt hơn giáp của phương Tây. Trong chiến tranh Iran-Iraq (1981-1988), xe tăng M60 và Chieftain tiên tiến nhất của Mỹ và Anh lúc bấy giờ, khó có thể xuyên thủng giáp xe tăng Liên Xô như T-62 và nhất là T-72.Trước thực trạng trên, từ những năm 1980, Mỹ đã trang bị đạn xuyên giáp thoát vỏ, có lõi đạn uranium làm nghèo; đây là một loại vũ khí chống tăng lợi hại. Pháo chính 120 mm trên xe tăng M1A1/A2 Abrams có khả năng xuyên giáp đáng kể, đối với các mục tiêu bọc thép của đối phương.Tuy nhiên, đạn xuyên giáp có lõi bằng uranium làm nghèo của xe tăng Mỹ, chưa bao giờ tiêu diệt được xe tăng trang bị cho quân đội Liên Xô hoặc xe tăng của khối Hiệp ước Warsaw; mà chỉ tiêu diệt được những chiếc xe tăng có cấu hình giáp bị hạ cấp nghiêm trọng, do Liên Xô sản xuất để xuất khẩu sang các nước thế giới thứ ba trong thập niên 1980.Do uranium đã bị làm nghèo, có mật độ rất cao, đến 19,1 g/cm3 (cao hơn 68,4% so với chì) và như một nguyên tố phóng xạ, nên đạn xuyên giáp uranium làm nghèo được coi là vũ khí hiệu quả để tấn công phương tiện bọc thép.Nhưng đối với những người sống ở những khu vực mà quân đội Mỹ đã sử dụng đạn uranium làm nghèo (như Iraq), nó đã gây ra tác động tiêu cực rất nghiêm trọng, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng vọt và tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh cao.Hiện nay vẫn có những cuộc tranh luận gay gắt về việc, liệu những xe tăng tối tân nhất trong quân đội Liên Xô như T-80UK, T-72BM hay T-64B có thể sống sót trước đòn tấn công của xe tăng Abrams của Mỹ, bằng đạn xuyên giáp có lõi bằng uranium đã làm nghèo hay không, thì vẫn chưa có kết luận thuyết phục.Nhưng có thể khẳng định, các loại xe tăng mới nhất của Nga, đặc biệt là T-14 Amata, được trang bị vũ khí tốt và có khả năng chịu được nhiều cuộc tấn công khác nhau. Giáp xe và hệ thống phòng hộ chủ động, hoàn toàn có khả năng chống lại đạn xuyên giáp dùng lõi uranium làm nghèo.Đặc biệt là hệ thống bảo vệ chủ động Afganit được sử dụng trên xe tăng T-14, có thể bảo vệ xe khỏi các loại đạn xuyên giáp có tốc độ siêu thanh dùng lõi uranium làm nghèo và bảo vệ xe khỏi các loại tên lửa chống tăng; đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ 360 độ xung quanh xe.Vừa qua, hệ thống bảo vệ chủ động Afganit cũng đã tiến hành vụ thử đánh chặn thành công đạn xuyên giáp lõi uranium đã làm nghèo, điều mà trước đây được coi là không thể.Hệ thống phòng hộ Afganit có ít nhất 5 bệ phóng, được bố trí ở phần kết nối giữa tháp pháo và thân xe, có thể phóng đạn nổ mảnh để đánh chặn đạn xuyên giáp bay tới; giúp khả năng phòng thủ chủ động đã được cải thiện rất nhiều.Nguyên lý hoạt động là xung quanh tháp pháo có bố trí các radar sóng milimet, có thể phát hiện nhiều mục tiêu đang bay tới. Với khả năng cảnh báo sớm này, Amata có thể phòng thủ trước các cuộc tấn công từ nhiều loại vũ khí khác nhau.Cùng với đó là sự kết hợp giữa radar mảng pha chủ động và máy dò tia cực tím (UAV), để xác định đạn pháo và tên lửa đối phương đang bắn tới, để kích hoạt hệ thống phóng đạn lựu đánh chặn. Tuy nhiên hệ thống này có thể gây nguy hiểm cho bộ binh ở gần.Hiện Nga đang nỗ lực nâng cấp hơn nữa hệ thống phòng thủ chủ động Afganit và cải tiến các thuật toán máy tính. Việc bổ sung hệ thống phát hiện mối nguy hiểm bằng UV thế hệ mới, cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của hệ thống Afganit, gia tăng cơ hội sống sót của xe tăng trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest. Video mô tả thử nghiệm hệ thống phòng thủ chủ động Afganit trên xe tăng T-14 Armata của Nga.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga, được truyền thông và giới chức Nga nhấn mạnh một số đặc điểm của loại xe tăng được coi là đặc biệt và mang tính cách mạng này. Amata cũng được coi là một trong số ít xe tăng thế hệ thứ tư trên thế giới.
Hiện Nga đang sản xuất đồng thời xe tăng T-14 và T-90M. So với T-14, xe tăng T-90M có trọng lượng nhẹ hơn và được đưa vào sử dụng từ năm 2020, đồng thời sử dụng nhiều công nghệ mới tương tự như T-14.
T-14 là loại xe tăng chủ lực cao cấp hơn, đắt tiền hơn, với tiềm năng hiện đại hóa rất lớn, và khung gầm của nó cũng được dùng làm xe chiến đấu bộ binh T-15 và cho nhiều phương tiện chiến đấu khác trong tương lai.
Ngoài lớp giáp có khả năng bảo vệ tốt hơn, lần đầu tiên xe tăng chủ lực T-14 còn sử dụng thiết kế tháp pháo điều khiển từ xa không người lái cho xe tăng chiến đấu chủ lực. Cả ba thành viên đều tập trung ở phía trước thân xe và ngồi cạnh nhau trong một ngăn bọc thép riêng biệt.
Tổ lái có thể kiểm soát mọi hoạt động của xe tăng trong khoang lái, và đây là chức năng không có trên các xe tăng khác. Vũ khí chính của T-14 là pháo nòng trơn 2A82-1M 125mm, được nhiều nhà phân tích đánh giá là loại pháo tăng mạnh nhất thế giới hiện nay.
Kích thước lớn của tháp pháo T-14, cho phép nhà sản xuất có thể sử dụng các loại pháo cỡ nòng lớn hơn, và rất có thể trong tương lai sẽ có một khẩu pháo tăng 152mm được lắp đặt trên loại xe tăng này.
Trong Chiến tranh Lạnh, xe tăng Liên Xô sử dụng lớp giáp có khả năng bảo vệ tốt hơn giáp của phương Tây. Trong chiến tranh Iran-Iraq (1981-1988), xe tăng M60 và Chieftain tiên tiến nhất của Mỹ và Anh lúc bấy giờ, khó có thể xuyên thủng giáp xe tăng Liên Xô như T-62 và nhất là T-72.
Trước thực trạng trên, từ những năm 1980, Mỹ đã trang bị đạn xuyên giáp thoát vỏ, có lõi đạn uranium làm nghèo; đây là một loại vũ khí chống tăng lợi hại. Pháo chính 120 mm trên xe tăng M1A1/A2 Abrams có khả năng xuyên giáp đáng kể, đối với các mục tiêu bọc thép của đối phương.
Tuy nhiên, đạn xuyên giáp có lõi bằng uranium làm nghèo của xe tăng Mỹ, chưa bao giờ tiêu diệt được xe tăng trang bị cho quân đội Liên Xô hoặc xe tăng của khối Hiệp ước Warsaw; mà chỉ tiêu diệt được những chiếc xe tăng có cấu hình giáp bị hạ cấp nghiêm trọng, do Liên Xô sản xuất để xuất khẩu sang các nước thế giới thứ ba trong thập niên 1980.
Do uranium đã bị làm nghèo, có mật độ rất cao, đến 19,1 g/cm3 (cao hơn 68,4% so với chì) và như một nguyên tố phóng xạ, nên đạn xuyên giáp uranium làm nghèo được coi là vũ khí hiệu quả để tấn công phương tiện bọc thép.
Nhưng đối với những người sống ở những khu vực mà quân đội Mỹ đã sử dụng đạn uranium làm nghèo (như Iraq), nó đã gây ra tác động tiêu cực rất nghiêm trọng, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng vọt và tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh cao.
Hiện nay vẫn có những cuộc tranh luận gay gắt về việc, liệu những xe tăng tối tân nhất trong quân đội Liên Xô như T-80UK, T-72BM hay T-64B có thể sống sót trước đòn tấn công của xe tăng Abrams của Mỹ, bằng đạn xuyên giáp có lõi bằng uranium đã làm nghèo hay không, thì vẫn chưa có kết luận thuyết phục.
Nhưng có thể khẳng định, các loại xe tăng mới nhất của Nga, đặc biệt là T-14 Amata, được trang bị vũ khí tốt và có khả năng chịu được nhiều cuộc tấn công khác nhau. Giáp xe và hệ thống phòng hộ chủ động, hoàn toàn có khả năng chống lại đạn xuyên giáp dùng lõi uranium làm nghèo.
Đặc biệt là hệ thống bảo vệ chủ động Afganit được sử dụng trên xe tăng T-14, có thể bảo vệ xe khỏi các loại đạn xuyên giáp có tốc độ siêu thanh dùng lõi uranium làm nghèo và bảo vệ xe khỏi các loại tên lửa chống tăng; đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ 360 độ xung quanh xe.
Vừa qua, hệ thống bảo vệ chủ động Afganit cũng đã tiến hành vụ thử đánh chặn thành công đạn xuyên giáp lõi uranium đã làm nghèo, điều mà trước đây được coi là không thể.
Hệ thống phòng hộ Afganit có ít nhất 5 bệ phóng, được bố trí ở phần kết nối giữa tháp pháo và thân xe, có thể phóng đạn nổ mảnh để đánh chặn đạn xuyên giáp bay tới; giúp khả năng phòng thủ chủ động đã được cải thiện rất nhiều.
Nguyên lý hoạt động là xung quanh tháp pháo có bố trí các radar sóng milimet, có thể phát hiện nhiều mục tiêu đang bay tới. Với khả năng cảnh báo sớm này, Amata có thể phòng thủ trước các cuộc tấn công từ nhiều loại vũ khí khác nhau.
Cùng với đó là sự kết hợp giữa radar mảng pha chủ động và máy dò tia cực tím (UAV), để xác định đạn pháo và tên lửa đối phương đang bắn tới, để kích hoạt hệ thống phóng đạn lựu đánh chặn. Tuy nhiên hệ thống này có thể gây nguy hiểm cho bộ binh ở gần.
Hiện Nga đang nỗ lực nâng cấp hơn nữa hệ thống phòng thủ chủ động Afganit và cải tiến các thuật toán máy tính. Việc bổ sung hệ thống phát hiện mối nguy hiểm bằng UV thế hệ mới, cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của hệ thống Afganit, gia tăng cơ hội sống sót của xe tăng trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video mô tả thử nghiệm hệ thống phòng thủ chủ động Afganit trên xe tăng T-14 Armata của Nga.