Điểm giống nhau đầu tiên trên cả hai siêu " pháo đài bay" này đó là cả hai chiếc đều có phi hành đoàn 4 người bao gồm hai phi công lái chính lái phụ, một tác chiến phòng thủ và một tác chiến tấn công (trên chiếc Tu-160 của Nga gọi vị trí này là Người ném bom). Nguồn ảnh: Nationalinterest.Máy bay ném bom Tu-160 dài hơn so với B-1B Lancer khoảng 10 mét. Sải cánh tối đa khi xoè của B-1B Lancer cũng nhỏ hơn so với Tu-160 khoảng 12 mét. Điều này đồng nghĩa với việc trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 sẽ lớn hơn chiếc B-1B Lancer, cụ thể là 275.000 kg so với 212.000 kg. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Tuy nhiên trọng lượng rỗng của B-1B Lancer lại nhỏ hơn, chỉ vào khoảng 87.000 kg trong khi trọng lượng rỗng của chiếc Tu-160 lại lên tới 100.000 kg. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Động cơ của Tu-160 bao gồm 4 động cơ loại Samara NK-321 có công suất đẩy khôi là 137.3 kN và đốt sau lên tới 245 kN mỗi động cơ. Trong khi đó bốn động cơ loại GE F101 của B-1B Lancer lại có công suất đẩy khô chỉ là 77,4 kN và đốt sau tối đa cũng chỉ 136 kN - nghĩa là đốt sau của chiếc B-1B Lancer không bằng đẩy khô của chiếc Tu-160 - một khoảng cách khá lớn. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Việc động cơ yếu hơn hẳn dẫn tới việc B-1B Lancer sẽ có tốc độ chậm hơn nhiều so với Tu-160 của Nga. Cụ thể, tốc độ tối đa ở độ cao 12.000 mét so với mực nước biển của B-1B Lancer chỉ vào khoảng Mach 1.25 trong khi đó với Tu-160 tốc độ có thể lên tới Mach 2.05. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Tầm hoạt động của Tu-160 cũng lớn hơn hẳn so với tầm hoạt động của B-1B Lancer. Khi mang theo đầy đủ vũ khí, tầm hoạt động của Tu-160 vẫn là 7300 km so với chỉ 5500 km của B-1B Lancer. Khi không mang tải, tầm hoạt động tối đa của Tu-160 có thể lên tới trên 12.000 km trong khi với B-1B Lancer chỉ là 9400 km. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Về khả năng mang theo vũ khí, có điểm khác biệt cực kỳ lớn giữa hai chiếc máy bay ném bom chiến lược này.Theo đó, chiếc B-1B Lancer của Mỹ có tới 6 giá treo ngoài cùng 3 giá treo trong bụng mang theo được tối đa 57.000 kg vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Còn với chiếc Tu-160 chỉ có duy nhất hai giá treo với tổng cộng 45.000 kg vũ khí tối đa. Tuy nhiên hai giá treo này của Tu-160 lại có thể mang theo tới 6 tên lửa hành trình Kh-55SM (vũ khí chính của Tu-160) hoặc 12 tên lửa hạt nhân tầm ngắn AS-16 Kickback. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Cuối cùng là về số lượng, tính tới tháng 8/2017, Mỹ có tổng cộng 62 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer trong biên chế của mình trong khi đó Nga chỉ còn vỏn vẹn 12 chiếc Tu-160 nhưng lại vừa khởi động lại dây chuyền lắp ráp Ty-160M2 và có thể sẽ có thêm 10 chiếc nữa trong tương lai. Nguồn ảnh: Nationalinterest.Tựu chung lại, các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ có vẻ thua kém Tu-160 về nhiều mặt nhưng bù lại lại có khả năng mang theo nhiều bom hơn và có số lượng động hơn. Tu-160 của Nga dù có thể coi là vượt trội hơn về tầm bay, tốc độ nhưng bù lại số lượng bom mang được lại ít hơn và cũng có số lượng quá nhỏ, chỉ bằng 1/4 số lượng B-1B Lancer của Mỹ. Nguồn ảnh: Nationalinterest. Mời độc giả xem Video: Tu-160M2 của Nga mới được lắp ráp sau khi dây chuyền được khởi động lại.
Điểm giống nhau đầu tiên trên cả hai siêu " pháo đài bay" này đó là cả hai chiếc đều có phi hành đoàn 4 người bao gồm hai phi công lái chính lái phụ, một tác chiến phòng thủ và một tác chiến tấn công (trên chiếc Tu-160 của Nga gọi vị trí này là Người ném bom). Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Máy bay ném bom Tu-160 dài hơn so với B-1B Lancer khoảng 10 mét. Sải cánh tối đa khi xoè của B-1B Lancer cũng nhỏ hơn so với Tu-160 khoảng 12 mét. Điều này đồng nghĩa với việc trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 sẽ lớn hơn chiếc B-1B Lancer, cụ thể là 275.000 kg so với 212.000 kg. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Tuy nhiên trọng lượng rỗng của B-1B Lancer lại nhỏ hơn, chỉ vào khoảng 87.000 kg trong khi trọng lượng rỗng của chiếc Tu-160 lại lên tới 100.000 kg. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Động cơ của Tu-160 bao gồm 4 động cơ loại Samara NK-321 có công suất đẩy khôi là 137.3 kN và đốt sau lên tới 245 kN mỗi động cơ. Trong khi đó bốn động cơ loại GE F101 của B-1B Lancer lại có công suất đẩy khô chỉ là 77,4 kN và đốt sau tối đa cũng chỉ 136 kN - nghĩa là đốt sau của chiếc B-1B Lancer không bằng đẩy khô của chiếc Tu-160 - một khoảng cách khá lớn. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Việc động cơ yếu hơn hẳn dẫn tới việc B-1B Lancer sẽ có tốc độ chậm hơn nhiều so với Tu-160 của Nga. Cụ thể, tốc độ tối đa ở độ cao 12.000 mét so với mực nước biển của B-1B Lancer chỉ vào khoảng Mach 1.25 trong khi đó với Tu-160 tốc độ có thể lên tới Mach 2.05. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Tầm hoạt động của Tu-160 cũng lớn hơn hẳn so với tầm hoạt động của B-1B Lancer. Khi mang theo đầy đủ vũ khí, tầm hoạt động của Tu-160 vẫn là 7300 km so với chỉ 5500 km của B-1B Lancer. Khi không mang tải, tầm hoạt động tối đa của Tu-160 có thể lên tới trên 12.000 km trong khi với B-1B Lancer chỉ là 9400 km. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Về khả năng mang theo vũ khí, có điểm khác biệt cực kỳ lớn giữa hai chiếc máy bay ném bom chiến lược này.Theo đó, chiếc B-1B Lancer của Mỹ có tới 6 giá treo ngoài cùng 3 giá treo trong bụng mang theo được tối đa 57.000 kg vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Còn với chiếc Tu-160 chỉ có duy nhất hai giá treo với tổng cộng 45.000 kg vũ khí tối đa. Tuy nhiên hai giá treo này của Tu-160 lại có thể mang theo tới 6 tên lửa hành trình Kh-55SM (vũ khí chính của Tu-160) hoặc 12 tên lửa hạt nhân tầm ngắn AS-16 Kickback. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Cuối cùng là về số lượng, tính tới tháng 8/2017, Mỹ có tổng cộng 62 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer trong biên chế của mình trong khi đó Nga chỉ còn vỏn vẹn 12 chiếc Tu-160 nhưng lại vừa khởi động lại dây chuyền lắp ráp Ty-160M2 và có thể sẽ có thêm 10 chiếc nữa trong tương lai. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Tựu chung lại, các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ có vẻ thua kém Tu-160 về nhiều mặt nhưng bù lại lại có khả năng mang theo nhiều bom hơn và có số lượng động hơn. Tu-160 của Nga dù có thể coi là vượt trội hơn về tầm bay, tốc độ nhưng bù lại số lượng bom mang được lại ít hơn và cũng có số lượng quá nhỏ, chỉ bằng 1/4 số lượng B-1B Lancer của Mỹ. Nguồn ảnh: Nationalinterest.
Mời độc giả xem Video: Tu-160M2 của Nga mới được lắp ráp sau khi dây chuyền được khởi động lại.