Theo đó sau năm 1991, Không quân Ukraine đã tiếp nhận lại 19 chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tupolev Tu-160 từ Không quân Liên Xô sau khi lực lượng này bị xóa sổ cùng với sự tan rã của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.Đáng lẽ ra 19 chiếc Tu-160 này đã trở thành con bài mang tính chiến lược của Ukraine ở châu Âu vì nó là thứ vũ khí tối thượng, không phải nước nào cũng có. Tuy nhiên dưới bàn tay của quân đội Ukraine tự chủ, 19 Thiên Nga Trắng đã dần bị "làm thịt" không thương tiếc. Nguồn ảnh: Wiki.Năm 1999, số lượng Thiên Nga Trắng của Ukraine bị giảm đột ngột, cùng lúc tới 8 chiếc. Lý do của nguyên nhân này là do Ukraine mua chịu khí đốt từ Nga (vốn trước kia Liên Xô cho không hoặc thu tiền rất ít theo kiểu "xã giao"). Nguồn ảnh: Jetphoto.Tới hạn phải trả nợ, Ukraine hoàn toàn không có tiền mặt nên đã mang tổng cộng 8 chiếc Thiên Nga Trắng được cho là "trong tình trạng tốt nhất" bàn giao cho phía Moscow để gán nợ. Cần phải nói thêm, tới tận ngày nay Không quân Nga chỉ có 16 chiếc Tu-160 còn đang hoạt động và việc gán nợ cùng lúc 8 chiếc chắc chắn khiến Ukraine "lỗ nặng". Nguồn ảnh: History.Tới đầu những năm 2000, khi các công ty ma của Trung Quốc trên khắp thế giới tìm cách tiếp cận với các loại vũ khí mạnh khủng khiếp mà Liên Xô bỏ rơi ở các nước cộng hoà trên khắp thế giới (như tàu sân bay Liêu Ninh), Ukraine đã từng suýt bán mất một lô Thiên Nga Trắng vào tay Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Wiki.Việc những chiếc Tu-160 này bị Trung Quốc dòm ngó cộng với việc Ukraine không còn phụ tùng thay thế (dù đã nhờ tới sự giúp sức của Mỹ) và không có đủ tiền cũng như năng lực để tự vận hành loại vũ khí quá khủng này khiến chính quyền Kiev quyết định phá toàn bộ 10 chiếc Thiên Nga Trắng còn lại trong biên chế. Nguồn ảnh: Scrap.Tới hiện tại, chỉ còn duy nhất một chiếc Thiên Nga Trắng của Ukraine còn nguyên vẹn đang nằm trong Bảo Tàng Không quân Tầm xa của Ukraine đặt tại Poltava. Nguồn ảnh: Jetphoto.Mặc dù vậy, hệ thống điều khiển, cụm động cơ của Thiên Nga Trắng Tu-160 được cho là đã bị thất lạc một phần trong quá trình phá huỷ và rất có thể đã được Trung Quốc mua lại. Nguồn ảnh: Airliners.Trong quá khứ, Liên Xô chỉ đóng được tổng cộng 36 chiếc Tu-160, trong đó có 9 chiếc bản thử nghiệm và 27 chiếc bản chính thức. Với số lượng Tu-160 sở hữu lên tới 19 chiếc, Ukraine đã từng được coi là quốc gia sở hữu nhiều Tu-160 nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.Không những vậy, nhiều chuyên gia còn cho rằng, Ukraine sau khi độc lập khỏi Liên Xô đã từng là một quốc gia "cái gì cũng có trừ vũ khí hạt nhân", tuy nhiên tới nay, đây đã trở thành đất nước bất ổn bậc nhất châu Âu với nội chiến, chia cắt và khủng hoảng trầm trọng trên mọi mặt. Nguồn ảnh: Aviation. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Siêu oanh tạc cơ Chiến lược của Nga tiếp nhiên liệu trên không.
Theo đó sau năm 1991, Không quân Ukraine đã tiếp nhận lại 19 chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tupolev Tu-160 từ Không quân Liên Xô sau khi lực lượng này bị xóa sổ cùng với sự tan rã của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.
Đáng lẽ ra 19 chiếc Tu-160 này đã trở thành con bài mang tính chiến lược của Ukraine ở châu Âu vì nó là thứ vũ khí tối thượng, không phải nước nào cũng có. Tuy nhiên dưới bàn tay của quân đội Ukraine tự chủ, 19 Thiên Nga Trắng đã dần bị "làm thịt" không thương tiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Năm 1999, số lượng Thiên Nga Trắng của Ukraine bị giảm đột ngột, cùng lúc tới 8 chiếc. Lý do của nguyên nhân này là do Ukraine mua chịu khí đốt từ Nga (vốn trước kia Liên Xô cho không hoặc thu tiền rất ít theo kiểu "xã giao"). Nguồn ảnh: Jetphoto.
Tới hạn phải trả nợ, Ukraine hoàn toàn không có tiền mặt nên đã mang tổng cộng 8 chiếc Thiên Nga Trắng được cho là "trong tình trạng tốt nhất" bàn giao cho phía Moscow để gán nợ. Cần phải nói thêm, tới tận ngày nay Không quân Nga chỉ có 16 chiếc Tu-160 còn đang hoạt động và việc gán nợ cùng lúc 8 chiếc chắc chắn khiến Ukraine "lỗ nặng". Nguồn ảnh: History.
Tới đầu những năm 2000, khi các công ty ma của Trung Quốc trên khắp thế giới tìm cách tiếp cận với các loại vũ khí mạnh khủng khiếp mà Liên Xô bỏ rơi ở các nước cộng hoà trên khắp thế giới (như tàu sân bay Liêu Ninh), Ukraine đã từng suýt bán mất một lô Thiên Nga Trắng vào tay Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Wiki.
Việc những chiếc Tu-160 này bị Trung Quốc dòm ngó cộng với việc Ukraine không còn phụ tùng thay thế (dù đã nhờ tới sự giúp sức của Mỹ) và không có đủ tiền cũng như năng lực để tự vận hành loại vũ khí quá khủng này khiến chính quyền Kiev quyết định phá toàn bộ 10 chiếc Thiên Nga Trắng còn lại trong biên chế. Nguồn ảnh: Scrap.
Tới hiện tại, chỉ còn duy nhất một chiếc Thiên Nga Trắng của Ukraine còn nguyên vẹn đang nằm trong Bảo Tàng Không quân Tầm xa của Ukraine đặt tại Poltava. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Mặc dù vậy, hệ thống điều khiển, cụm động cơ của Thiên Nga Trắng Tu-160 được cho là đã bị thất lạc một phần trong quá trình phá huỷ và rất có thể đã được Trung Quốc mua lại. Nguồn ảnh: Airliners.
Trong quá khứ, Liên Xô chỉ đóng được tổng cộng 36 chiếc Tu-160, trong đó có 9 chiếc bản thử nghiệm và 27 chiếc bản chính thức. Với số lượng Tu-160 sở hữu lên tới 19 chiếc, Ukraine đã từng được coi là quốc gia sở hữu nhiều Tu-160 nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Không những vậy, nhiều chuyên gia còn cho rằng, Ukraine sau khi độc lập khỏi Liên Xô đã từng là một quốc gia "cái gì cũng có trừ vũ khí hạt nhân", tuy nhiên tới nay, đây đã trở thành đất nước bất ổn bậc nhất châu Âu với nội chiến, chia cắt và khủng hoảng trầm trọng trên mọi mặt. Nguồn ảnh: Aviation.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Siêu oanh tạc cơ Chiến lược của Nga tiếp nhiên liệu trên không.