Được nghiên cứu và chế tạo trong giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, máy bay ném bom B-2 Spirit được ra đười với nhiệm vụ "tối thượng" đó là mang theo bom hạt nhân bay sâu vào lãnh thổ Liên Xô mà không bị phát hiện. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên, chiếc máy bay ném bom chiến lược của Mỹ này lại chưa từng bay vào không phận Liên Xô khi mà chương trình nghiên cứu và phát triển B-2 Spirit chưa kịp hoàn thiện trước khi Liên Xô xụp đổ. Nguồn ảnh: BI.Phải mãi tới tận năm 1998 - nghĩa là sau khi Liên Xô tan rã được hơn 6 năm, máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit mới được triển khai ra nước ngoài lần đầu tiên. Điểm đến đầu tiên của chiếc máy bay ném bom này cũng khá quen thuộc - đó là quần đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.B-2 Spirit được triển khai tham chiến lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999. Mặc dù vào thời điểm này B-2 đã được tham chiến trực tiếp trên chiến trường, tuy nhiên các máy bay B-2 Spirit vẫn gặp phải rất nhiều lỗi cực kỳ ngỡ ngẩn. Nguồn ảnh: BI.Có thể coi thập niên 90 của thế kỷ trước là thập kỷ "sửa lỗi' của B-2 Spirit khi chiếc máy bay này gặp phải quá nhiều sự cố kỹ thuật nực cười trong quá trình vận hành ví dụ như sự cố về hệ thống cung cấp oxy và sự cố về hệ thống động cơ khiến cho nó không thể hoạt động được trong thời tiết mưa gió. Nguồn ảnh: BI.Phải sang tới thế kỷ 21, chiếc máy bay ném bom tàng hình này mới chính thức được khắc phục gần hết các sự cố ngớ ngẩn mà nó mang theo trong mình. Cũng kể từ sau cuộc chiến tranh ở Kosovo năm 1999, B-2 Spirit đã tung cánh trên khắp các chiến trường bao gồm Afghanistan, Iraq và Libya. Nguồn ảnh: BI.Cho tới tận thời điểm hiện tại, B-2 Spirit vẫn là loại máy bay ném bom phi thường nhất đang được sử dụng. Không có bất cứ loại máy bay ném bom nào trên thế giới có thể so sánh được với chiếc siêu cơ tỷ đô này. Nguồn ảnh: BI.Nếu chỉ tính chi phí xuất xưởng của B-2 Spirit, mỗi chiếc sẽ có giá vào khoảng hơn 800 triệu USD. Tuy nhiên nếu tính luôn cả chi phí đào tạo phi công, giá thành vận hành cùng với chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng, tối đa một chiếc B-2 Spirit sẽ có giá vào khoảng 2,1 tỷ USD (theo tỷ giá năm 1997). Nguồn ảnh: BI.Do có giá thành quá kinh khủng, chỉ có 21 chiếc B-2 Spirit được Không quân Mỹ đặt mua. Trong đó có một chiếc là nguyên mẫu đầu tiên, 20 chiếc khác được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: BI.Đầu năm 2008, một chiếc B-2 Spirit gặp tai nạn trong khi đang cố hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Andersen trên đảo Guam. Mặc dù phi hành đoàn đã thoát ra an toàn nhưng toàn bộ chiếc máy bay đã bị phá huỷ trong vụ rơi. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vụ tai nạn của máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit tại sân bay Andersen trên đảo Guam năm 2008.
Được nghiên cứu và chế tạo trong giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, máy bay ném bom B-2 Spirit được ra đười với nhiệm vụ "tối thượng" đó là mang theo bom hạt nhân bay sâu vào lãnh thổ Liên Xô mà không bị phát hiện. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, chiếc máy bay ném bom chiến lược của Mỹ này lại chưa từng bay vào không phận Liên Xô khi mà chương trình nghiên cứu và phát triển B-2 Spirit chưa kịp hoàn thiện trước khi Liên Xô xụp đổ. Nguồn ảnh: BI.
Phải mãi tới tận năm 1998 - nghĩa là sau khi Liên Xô tan rã được hơn 6 năm, máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit mới được triển khai ra nước ngoài lần đầu tiên. Điểm đến đầu tiên của chiếc máy bay ném bom này cũng khá quen thuộc - đó là quần đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
B-2 Spirit được triển khai tham chiến lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999. Mặc dù vào thời điểm này B-2 đã được tham chiến trực tiếp trên chiến trường, tuy nhiên các máy bay B-2 Spirit vẫn gặp phải rất nhiều lỗi cực kỳ ngỡ ngẩn. Nguồn ảnh: BI.
Có thể coi thập niên 90 của thế kỷ trước là thập kỷ "sửa lỗi' của B-2 Spirit khi chiếc máy bay này gặp phải quá nhiều sự cố kỹ thuật nực cười trong quá trình vận hành ví dụ như sự cố về hệ thống cung cấp oxy và sự cố về hệ thống động cơ khiến cho nó không thể hoạt động được trong thời tiết mưa gió. Nguồn ảnh: BI.
Phải sang tới thế kỷ 21, chiếc máy bay ném bom tàng hình này mới chính thức được khắc phục gần hết các sự cố ngớ ngẩn mà nó mang theo trong mình. Cũng kể từ sau cuộc chiến tranh ở Kosovo năm 1999, B-2 Spirit đã tung cánh trên khắp các chiến trường bao gồm Afghanistan, Iraq và Libya. Nguồn ảnh: BI.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, B-2 Spirit vẫn là loại máy bay ném bom phi thường nhất đang được sử dụng. Không có bất cứ loại máy bay ném bom nào trên thế giới có thể so sánh được với chiếc siêu cơ tỷ đô này. Nguồn ảnh: BI.
Nếu chỉ tính chi phí xuất xưởng của B-2 Spirit, mỗi chiếc sẽ có giá vào khoảng hơn 800 triệu USD. Tuy nhiên nếu tính luôn cả chi phí đào tạo phi công, giá thành vận hành cùng với chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng, tối đa một chiếc B-2 Spirit sẽ có giá vào khoảng 2,1 tỷ USD (theo tỷ giá năm 1997). Nguồn ảnh: BI.
Do có giá thành quá kinh khủng, chỉ có 21 chiếc B-2 Spirit được Không quân Mỹ đặt mua. Trong đó có một chiếc là nguyên mẫu đầu tiên, 20 chiếc khác được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: BI.
Đầu năm 2008, một chiếc B-2 Spirit gặp tai nạn trong khi đang cố hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Andersen trên đảo Guam. Mặc dù phi hành đoàn đã thoát ra an toàn nhưng toàn bộ chiếc máy bay đã bị phá huỷ trong vụ rơi. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vụ tai nạn của máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit tại sân bay Andersen trên đảo Guam năm 2008.