Theo thông tin của Spunik ngày 16/2, một đoàn gồm 55 xe tải Mỹ đã đi qua biên giới Iraq và Syria đến tỉnh Al-Hasakah, Đông Bắc Syria, mang theo một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh và thiết bị hậu cần quân đội.Được biết ngoài số xe tăng chủ lực M1A2 Abrams còn có hàng chục xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.Mỹ đã theo sát trận chiến ở Idlib và liên tục tuyên bố ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ đối kháng với các lực lượng liên minh Syria-Nga, vì vậy ngay sau khi Nga tăng cường tấn công Mỹ cũng đã đổ quân và khí tài vào lại Syria.Trước đó nước này đã rút phần lớn khí tài ra khỏi Syria sau khi tuyên bố chiến dịch diệt khủng bố IS đã hoàn thành và họ không nhất thiết phải để lại số lượng lớn khí tài và binh sĩ.Tuy rút khỏi Syria nhưng Mỹ lại để hàng chục ngàn binh sĩ xung quanh Syria, sẵn sàng tái triển khai khi có lệnh.Ước tính vẫn có hàng ngàn khí tài các loại trong đó có hàng trăm xe chiến đấu bộ binh vẫn đang đóng xung quanh Syria, chúng sẵn sàng tái tham chiến khi có lệnh.Việc Mỹ tái triển khai dòng xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley khiến giới phân tích lo ngại cuộc chiến tại Syria sẽ tiếp tục leo thang lên một tầng cao mới.Số lượng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh lên đến khoảng 50 xe, đây được coi là đợt triển khai quân lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Iraq.Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley gia nhập kho vũ khí của Quân đội Mỹ vào năm 1981 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng.Kíp xe của M2 Bradley gồm 3 người. Khoang chở quân trên M2 Bradley có thể chứa 7 lính đổ bộ. Hiện phiên bản được sử dụng nhiều nhất là M2A3 với nhiều cải tiến vượt trội.Về hệ thống điện tử, xe được trang bị có hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu cực kỳ hiện đại dựa trên công nghệ FLIR thế hệ 2 cùng một hệ thống quang-điện tử, cho phép chúng nhanh chóng phát hiện và khóa bắn mục tiêu bất kể trong điều kiện thời tiết, ngày và đêm.M2A3 Bradley được trang bị pháo chính M242 cỡ nòng 25mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm cùng bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển TOW.Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley sử dụng động cơ diesel VTA-903T công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 66 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.Trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, ước tính đã có hàng trăm xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Iraq do Liên Xô sản xuất bị M2A3 Bradley tiêu diệt.
Theo thông tin của Spunik ngày 16/2, một đoàn gồm 55 xe tải Mỹ đã đi qua biên giới Iraq và Syria đến tỉnh Al-Hasakah, Đông Bắc Syria, mang theo một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh và thiết bị hậu cần quân đội.
Được biết ngoài số xe tăng chủ lực M1A2 Abrams còn có hàng chục xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.
Mỹ đã theo sát trận chiến ở Idlib và liên tục tuyên bố ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ đối kháng với các lực lượng liên minh Syria-Nga, vì vậy ngay sau khi Nga tăng cường tấn công Mỹ cũng đã đổ quân và khí tài vào lại Syria.
Trước đó nước này đã rút phần lớn khí tài ra khỏi Syria sau khi tuyên bố chiến dịch diệt khủng bố IS đã hoàn thành và họ không nhất thiết phải để lại số lượng lớn khí tài và binh sĩ.
Tuy rút khỏi Syria nhưng Mỹ lại để hàng chục ngàn binh sĩ xung quanh Syria, sẵn sàng tái triển khai khi có lệnh.
Ước tính vẫn có hàng ngàn khí tài các loại trong đó có hàng trăm xe chiến đấu bộ binh vẫn đang đóng xung quanh Syria, chúng sẵn sàng tái tham chiến khi có lệnh.
Việc Mỹ tái triển khai dòng xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley khiến giới phân tích lo ngại cuộc chiến tại Syria sẽ tiếp tục leo thang lên một tầng cao mới.
Số lượng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh lên đến khoảng 50 xe, đây được coi là đợt triển khai quân lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Iraq.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley gia nhập kho vũ khí của Quân đội Mỹ vào năm 1981 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng.
Kíp xe của M2 Bradley gồm 3 người. Khoang chở quân trên M2 Bradley có thể chứa 7 lính đổ bộ. Hiện phiên bản được sử dụng nhiều nhất là M2A3 với nhiều cải tiến vượt trội.
Về hệ thống điện tử, xe được trang bị có hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu cực kỳ hiện đại dựa trên công nghệ FLIR thế hệ 2 cùng một hệ thống quang-điện tử, cho phép chúng nhanh chóng phát hiện và khóa bắn mục tiêu bất kể trong điều kiện thời tiết, ngày và đêm.
M2A3 Bradley được trang bị pháo chính M242 cỡ nòng 25mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm cùng bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển TOW.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley sử dụng động cơ diesel VTA-903T công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 66 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.
Trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, ước tính đã có hàng trăm xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Iraq do Liên Xô sản xuất bị M2A3 Bradley tiêu diệt.