Trong tuần qua, sự việc gây ồn ào nhất chính là Pháp cáo buộc Mỹ đã "đâm sau lưng" khi làm họ mất hợp đồng chế tạo tàu ngầm cực lớn cho Australia, tuy nhiên đây chưa phải "món quà" cuối cùng Washington dành tặng Paris.Cụ thể sau khi Australia từ chối hợp tác với Pháp và nước này quyết định đổi sang mua tàu ngầm hạt nhân do Mỹ sản xuất, Thụy Sĩ cũng đã lên kế hoạch cho một hành động tương tự.Thay vì tiêm kích thế hệ 4,5 Rafale của Pháp, Thụy Sĩ lại chọn ký kết một thỏa thuận mua chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II của Mỹ. Trong cả hai trường hợp, thương vụ xuất khẩu vũ khí của Paris đều bị Washington chặn lại.Được biết thỏa thuận mua sắm máy bay chiến đấu đa chức năng trên trị giá khoảng 6 tỷ USD.Ông Macron trước đó đã từ chối tiến hành chuyến công tác tới Mỹ để kỷ niệm 240 năm Trận chiến Chesapeake, vì Washington đã "đánh cắp" từ Paris một hợp đồng béo bở để cung cấp tàu ngầm cho phía Australia.Quay trở lại những hợp đồng vũ khí mà Pháp vừa bị mất, không thể bác bỏ thực tế đó là sản phẩm quốc phòng do Mỹ chào bán đều có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn hẳn.Đặt tàu ngầm tấn công diesel-điện bên cạnh tàu ngầm hạt nhân thì sự thất thế của Pháp thể hiện quá rõ, tình trạng tương tự cũng dễ nhận thấy khi tiêm kích Rafale phải đối đầu cùng F-35 Lightning II.Bất chấp thực tế Rafale được xem như tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 tiên tiến nhất hiện nay, thậm chí còn chiến thắng cả tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo trong tình huống diễn tập được Không quân Ai Cập tiến hành, nó vẫn có khoảng cách nhất định so với F-35.Bất lợi lớn của Rafale đó là nó không được áp dụng công nghệ tàng hình, đây là yêu cầu tối quan trọng trong các cuộc không chiến hiện đại, bởi tiêm kích thế hệ năm sẽ luôn là phía "thấy trước, bắn trước".Thụy Sĩ là một quốc gia giàu có và sở hữu ngân sách quốc phòng tương đối ấn tượng, bởi vậy họ đủ khả năng để đặt hàng những sản phẩm tốt nhất, trừ khi Mỹ không chịu bán, còn nếu không chẳng có lý do gì để Bern từ chối mua F-35.Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến thực tế là Pháp phải chịu không ít điều tiếng trong chính sách bán vũ khí của mình, ví dụ như sản phẩm quốc phòng luôn bị định giá quá cao và hay kèm theo nhiều điều khoản hạn chế.Không chỉ có vậy, Paris còn sẵn sàng sửa đổi hợp đồng theo hướng tăng giá trị "vì trượt giá" hay không chịu trách nhiệm hậu mãi, ngoài hợp đồng tàu ngầm với Australia bị đội chi phí thì việc Pháp từ chối bảo hành tiêm kích Rafale do Ấn Độ lắp ráp theo giấy phép là ví dụ rõ nét.
Trong tuần qua, sự việc gây ồn ào nhất chính là Pháp cáo buộc Mỹ đã "đâm sau lưng" khi làm họ mất hợp đồng chế tạo tàu ngầm cực lớn cho Australia, tuy nhiên đây chưa phải "món quà" cuối cùng Washington dành tặng Paris.
Cụ thể sau khi Australia từ chối hợp tác với Pháp và nước này quyết định đổi sang mua tàu ngầm hạt nhân do Mỹ sản xuất, Thụy Sĩ cũng đã lên kế hoạch cho một hành động tương tự.
Thay vì tiêm kích thế hệ 4,5 Rafale của Pháp, Thụy Sĩ lại chọn ký kết một thỏa thuận mua chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II của Mỹ. Trong cả hai trường hợp, thương vụ xuất khẩu vũ khí của Paris đều bị Washington chặn lại.
Được biết thỏa thuận mua sắm máy bay chiến đấu đa chức năng trên trị giá khoảng 6 tỷ USD.
Ông Macron trước đó đã từ chối tiến hành chuyến công tác tới Mỹ để kỷ niệm 240 năm Trận chiến Chesapeake, vì Washington đã "đánh cắp" từ Paris một hợp đồng béo bở để cung cấp tàu ngầm cho phía Australia.
Quay trở lại những hợp đồng vũ khí mà Pháp vừa bị mất, không thể bác bỏ thực tế đó là sản phẩm quốc phòng do Mỹ chào bán đều có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn hẳn.
Đặt tàu ngầm tấn công diesel-điện bên cạnh tàu ngầm hạt nhân thì sự thất thế của Pháp thể hiện quá rõ, tình trạng tương tự cũng dễ nhận thấy khi tiêm kích Rafale phải đối đầu cùng F-35 Lightning II.
Bất chấp thực tế Rafale được xem như tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 tiên tiến nhất hiện nay, thậm chí còn chiến thắng cả tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo trong tình huống diễn tập được Không quân Ai Cập tiến hành, nó vẫn có khoảng cách nhất định so với F-35.
Bất lợi lớn của Rafale đó là nó không được áp dụng công nghệ tàng hình, đây là yêu cầu tối quan trọng trong các cuộc không chiến hiện đại, bởi tiêm kích thế hệ năm sẽ luôn là phía "thấy trước, bắn trước".
Thụy Sĩ là một quốc gia giàu có và sở hữu ngân sách quốc phòng tương đối ấn tượng, bởi vậy họ đủ khả năng để đặt hàng những sản phẩm tốt nhất, trừ khi Mỹ không chịu bán, còn nếu không chẳng có lý do gì để Bern từ chối mua F-35.
Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến thực tế là Pháp phải chịu không ít điều tiếng trong chính sách bán vũ khí của mình, ví dụ như sản phẩm quốc phòng luôn bị định giá quá cao và hay kèm theo nhiều điều khoản hạn chế.
Không chỉ có vậy, Paris còn sẵn sàng sửa đổi hợp đồng theo hướng tăng giá trị "vì trượt giá" hay không chịu trách nhiệm hậu mãi, ngoài hợp đồng tàu ngầm với Australia bị đội chi phí thì việc Pháp từ chối bảo hành tiêm kích Rafale do Ấn Độ lắp ráp theo giấy phép là ví dụ rõ nét.