Vào ngày 10/11, không có bất kỳ thông báo trước nào với thế giới bên ngoài, máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider của Mỹ đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên tại Nhà máy Không quân 42 ở Palmdale, bang California.Máy bay ném bom tàng hình B-21 được phát triển bởi công ty Northrop Grumman, công ty từng phát triển máy bay ném bom tàng hình B-2 trước đó 30 năm; do vậy nhiều triết lý thiết kế của B-2 đã được áp dụng cho máy bay B-21.Máy bay ném bom B-21 được Mỹ gọi là máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới, có đặc điểm là khả năng kết nối mạng tiên tiến. Nhìn sơ lược, B-21 có thể là một bản sao của máy bay ném bom tàng hình B-2, nhưng với hình dáng nhỏ hơn.B-21 không được gọi là “máy bay ném bom chiến lược” như B-2, mà chỉ là “máy bay ném bom tầm xa”, nhưng có thể thực hiện cả nhiệm vụ tấn công thông thường và tấn công hạt nhân. Sự kiện này tiến gần hơn đến việc B-21 trở thành máy bay ném bom tàng hình, có thể mang vũ khí hạt nhân kế tiếp của Mỹ. Do ra đời sau máy bay B-2 30 năm, nên chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) giảm đáng kể, do vậy đơn giá của B-21 chỉ ở mức 650 triệu USD/ chiếc, trong khi B-2 có giá lên tới 2,4 tỷ USD/chiếc.Theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, số lượng mua B-21 của Quân đội Mỹ sẽ lên tới 100 chiếc và sẽ tăng lên tùy theo tình hình trong tương lai. B-21 cũng sẽ thay thế các máy bay ném bom B-52 và B-1B, thậm chí là cả B-2 trong thời gian tới.Máy bay B-21 sử dụng thiết kế khí động học kiểu “cánh bay”, tương tự như máy bay B-2. Nhìn từ hình dáng bên ngoài, B-21 giống B-2 nhưng với hình dáng nhỏ hơn. Sải cánh của B-21 là dưới 45 mét, trong khi B-2 có sải cánh 52 mét.Tuy nhiên, chúng ta không thể nghĩ rằng B-21 là mẫu máy bay có tính năng kém hơn B-2 chỉ vì B-21 nhỏ hơn và rẻ hơn B-2. Mà ngược lại, với những công nghệ mới nhất, B-21 là máy bay ném bom có khả năng "xuyên thủng” lá chắn phòng không của đối phương. Mối đe dọa do B-21 gây ra lớn hơn nhiều so với B-2. Cái gọi là "kiểm soát đường không xuyên thấu", đề cập đến việc xâm nhập qua hệ thống phòng không của đối phương trong môi trường chiến trường phức tạp và cường độ cao, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ phát hiện và tấn công chính xác trong các khu vực chiến lược của đối phương. Đây chính là mục đích mà B-21 hướng tới. Khác với máy bay ném bom tàng hình B-2, B-21 được hưởng lợi từ sự tiến bộ của công nghệ hàng không hiện đại, không chỉ đảm bảo khả năng tấn công mà còn có khả năng phát hiện độc lập và chia sẻ dữ liệu với các máy bay khác để cung cấp thông tin tình báo. Máy bay B-21 còn như một trung tâm hỗ trợ hậu trường, trong mọi tình huống, tiến hành các hoạt động trinh sát, phân bổ mục tiêu, tấn công và đánh giá thiệt hại trong khu vực chiến lược của địch. Sự khác biệt giữa B-2 và B-21 có thể thấy ngay từ cái tên, tên của B-2 là "Ghost", có nghĩa là loại máy bay ném bom này hy vọng sẽ tiến hành các cuộc tấn công vào mục tiêu của đối phương như một “cái bóng” mà không bị phát hiện;Còn tên B-21 "Raider" rõ ràng muốn chọc thủng mạng lưới hỏa lực phòng không hùng hậu của địch, giống như biết trong núi có hổ, nhưng dám vào núi tìm hổ để bắt. Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Mỹ Ann Stefanek cho biết, B-21 Raider là máy bay ném bom tàng hình tốc độ cận âm. Với thiết kế tích hợp cánh và thân cùng lớp sơn phủ tàng hình hiện đại, B-21 Raider được cho là sẽ qua mặt được những radar cảnh báo hiện đại nhất hiện nay.Ngoài ra, những thiết kế khí động học cũng nâng cao khả năng đột phá và cơ hội sống sót cho B-21. Mỹ tuyên bố, "sát thủ tàng hình" B-21 sẽ có những tiến bộ đáng kể so với các máy bay ném bom hiện đại mà Mỹ đang sở hữu. Lầu Năm góc nhấn mạnh rằng, "ngay cả những hệ thống phòng không tối tân nhất cũng sẽ phải ‘vật lộn’ để phát hiện B-21 trên bầu trời". Theo triết lý thiết kế, B-21 được chế tạo với kết cấu mở, cho phép tích hợp "các loại vũ khí mới, thậm chí còn chưa được phát minh" và dễ dàng cho nâng cấp về sau.B-21 Raider của Mỹ đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên tại Nhà máy Không quân 42 ở Palmdale, bang California. Nguồn 163
Vào ngày 10/11, không có bất kỳ thông báo trước nào với thế giới bên ngoài, máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider của Mỹ đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên tại Nhà máy Không quân 42 ở Palmdale, bang California.
Máy bay ném bom tàng hình B-21 được phát triển bởi công ty Northrop Grumman, công ty từng phát triển máy bay ném bom tàng hình B-2 trước đó 30 năm; do vậy nhiều triết lý thiết kế của B-2 đã được áp dụng cho máy bay B-21.
Máy bay ném bom B-21 được Mỹ gọi là máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới, có đặc điểm là khả năng kết nối mạng tiên tiến. Nhìn sơ lược, B-21 có thể là một bản sao của máy bay ném bom tàng hình B-2, nhưng với hình dáng nhỏ hơn.
B-21 không được gọi là “máy bay ném bom chiến lược” như B-2, mà chỉ là “máy bay ném bom tầm xa”, nhưng có thể thực hiện cả nhiệm vụ tấn công thông thường và tấn công hạt nhân. Sự kiện này tiến gần hơn đến việc B-21 trở thành máy bay ném bom tàng hình, có thể mang vũ khí hạt nhân kế tiếp của Mỹ.
Do ra đời sau máy bay B-2 30 năm, nên chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) giảm đáng kể, do vậy đơn giá của B-21 chỉ ở mức 650 triệu USD/ chiếc, trong khi B-2 có giá lên tới 2,4 tỷ USD/chiếc.
Theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, số lượng mua B-21 của Quân đội Mỹ sẽ lên tới 100 chiếc và sẽ tăng lên tùy theo tình hình trong tương lai. B-21 cũng sẽ thay thế các máy bay ném bom B-52 và B-1B, thậm chí là cả B-2 trong thời gian tới.
Máy bay B-21 sử dụng thiết kế khí động học kiểu “cánh bay”, tương tự như máy bay B-2. Nhìn từ hình dáng bên ngoài, B-21 giống B-2 nhưng với hình dáng nhỏ hơn. Sải cánh của B-21 là dưới 45 mét, trong khi B-2 có sải cánh 52 mét.
Tuy nhiên, chúng ta không thể nghĩ rằng B-21 là mẫu máy bay có tính năng kém hơn B-2 chỉ vì B-21 nhỏ hơn và rẻ hơn B-2. Mà ngược lại, với những công nghệ mới nhất, B-21 là máy bay ném bom có khả năng "xuyên thủng” lá chắn phòng không của đối phương. Mối đe dọa do B-21 gây ra lớn hơn nhiều so với B-2.
Cái gọi là "kiểm soát đường không xuyên thấu", đề cập đến việc xâm nhập qua hệ thống phòng không của đối phương trong môi trường chiến trường phức tạp và cường độ cao, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ phát hiện và tấn công chính xác trong các khu vực chiến lược của đối phương. Đây chính là mục đích mà B-21 hướng tới.
Khác với máy bay ném bom tàng hình B-2, B-21 được hưởng lợi từ sự tiến bộ của công nghệ hàng không hiện đại, không chỉ đảm bảo khả năng tấn công mà còn có khả năng phát hiện độc lập và chia sẻ dữ liệu với các máy bay khác để cung cấp thông tin tình báo.
Máy bay B-21 còn như một trung tâm hỗ trợ hậu trường, trong mọi tình huống, tiến hành các hoạt động trinh sát, phân bổ mục tiêu, tấn công và đánh giá thiệt hại trong khu vực chiến lược của địch.
Sự khác biệt giữa B-2 và B-21 có thể thấy ngay từ cái tên, tên của B-2 là "Ghost", có nghĩa là loại máy bay ném bom này hy vọng sẽ tiến hành các cuộc tấn công vào mục tiêu của đối phương như một “cái bóng” mà không bị phát hiện;
Còn tên B-21 "Raider" rõ ràng muốn chọc thủng mạng lưới hỏa lực phòng không hùng hậu của địch, giống như biết trong núi có hổ, nhưng dám vào núi tìm hổ để bắt.
Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Mỹ Ann Stefanek cho biết, B-21 Raider là máy bay ném bom tàng hình tốc độ cận âm. Với thiết kế tích hợp cánh và thân cùng lớp sơn phủ tàng hình hiện đại, B-21 Raider được cho là sẽ qua mặt được những radar cảnh báo hiện đại nhất hiện nay.
Ngoài ra, những thiết kế khí động học cũng nâng cao khả năng đột phá và cơ hội sống sót cho B-21. Mỹ tuyên bố, "sát thủ tàng hình" B-21 sẽ có những tiến bộ đáng kể so với các máy bay ném bom hiện đại mà Mỹ đang sở hữu.
Lầu Năm góc nhấn mạnh rằng, "ngay cả những hệ thống phòng không tối tân nhất cũng sẽ phải ‘vật lộn’ để phát hiện B-21 trên bầu trời". Theo triết lý thiết kế, B-21 được chế tạo với kết cấu mở, cho phép tích hợp "các loại vũ khí mới, thậm chí còn chưa được phát minh" và dễ dàng cho nâng cấp về sau.
B-21 Raider của Mỹ đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên tại Nhà máy Không quân 42 ở Palmdale, bang California. Nguồn 163