Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider là một biến thể của máy bay ném bom B-2 Spirit; theo kế hoạch, chiếc B-21 đầu tiên sẽ chính thức cất cánh trong chuyến bay thử vào cuối năm 2021. Ảnh: Máy bay tàng hình B-21 Raide - Nguồn: Wikipedia.Một số phương tiện truyền thông trích dẫn nguồn tin từ Viện Mitchell của Australia và báo cáo của các quan chức Không quân Mỹ cho biết, B-21 có thể xuyên thủng dễ dàng hệ thống phòng không S-400 của Nga; những chiếc B-21 có thể tự do đi vào vùng nhận dạng phòng không và không hề bị phát hiện cho đến khi phóng tên lửa. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 - Nguồn: Wikipedia.Kết quả chuyến bay thử đầu tiên sẽ phần nào giải đáp khả năng của B-21 có như kỳ vọng của Không quân Mỹ hay không, đặc biệt là khả năng xuyên thủng và vô hiệu phòng không đối phương. Hiện nay các nhà sản xuất đang thử nghiệm một số hệ thống điện tử hàng không của B-21 trên những máy bay khác. Ảnh: Đồ họa máy bay tàng hình B-21 Raider - Nguồn: Wikipedia.Những cuộc thử nghiệm đã cho kết quả rất tốt, điều đó cho thấy, chương trình sản xuất B-21 Raider vẫn được thực hiện đúng tiến độ, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân MỹMáy bay ném bom chiến lược B-21 “Raider” có tốc độ cận âm, nó hoàn toàn chỉ dựa vào khả năng tàng hình để vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương do máy bay có tốc độ chậm, khả năng cơ động kém và hình dạng to lớn hơn so với các loại máy bay chiến đấu. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.Do vậy để tồn tại trong một môi trường phòng không dày đặc, B-21 được trang bị những công nghệ tàng hình mới nhất, trên cơ sở kế thừa những tính năng ưu việt của máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: TASSMáy bay B-21 ngoài yêu cầu đặc biệt về khả năng sống sót và tàng hình thì còn được trang bị những hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động, trợ giúp tối đa và hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm của phi công; hoặc ở chế độ hoàn toàn không người lái. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.Chiếc máy bay ném bom tàng hình mới này vẫn được thiết kế theo sơ đồ “cánh bay” như các loại máy bay ném bom tàng hình của Mỹ trước đó; B-21 có thể mang những loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển hiện đại nhất. Chi phí chế tạo một chiếc B-21 xấp xỉ 500 triệu USD. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.Dựa trên những hình ảnh được công khai của chiếc B-21, có thể thấy rõ các cửa hút khí gần như bằng phẳng và phần lớp vỏ động cơ với lớp phủ tinh xảo. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.Đây là đặc điểm cho phép giảm sự phản xạ tín hiệu của máy bay trên màn hình radar, và được xem là khía cạnh mang đến sự thay đổi đột phá cho thiết kế máy bay ném bom tàng hình. Ảnh: Đồ họa so sánh máy bay B-21 và B2 - Nguồn: Không quân Mỹ.Bên cạnh đó, gờ trước của cánh B-21 không có phần gẫy đột ngột và thiếu các cạnh dốc hơn, giúp tích hợp gờ trước của cánh với phần thân, đặc điểm này không có trên B-2 Spirit. B-21 cũng thiếu hẳn phần mũi khoằm giống B-2. Ảnh: Máy bay ném bom B-2 - Nguồn: Không quân Mỹ.Tất cả những sự thay đổi trên được cho mang đến lợi thế về tàng hình; một thay đổi nữa của B-21 là mỗi càng hạ cánh chỉ có 2 bánh xe, thay vì 4 bánh xe như của chiếc B-2 - Nguồn ảnh: Wikipedia.Điều này cho thấy trọng lượng và kích thước tổng thể của Raider sẽ nhỏ hơn B-2 Spirit; vì vậy tín hiệu phản xạ radar của B-21 càng nhỏ hơn B-2. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.Với khả phát hiện mục tiêu tàng hình không quá 150 km của hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, giới quân sự Mỹ có lý do để tin rằng, B-21 không khó để vượt qua hệ thống phòng không Nga và dùng vũ khí tầm xa vô hiệu hệ thống phòng không nguy hiểm này, để cho các loại máy bay chiến đấu khác bước vào chiến đấu. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ. Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN
Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider là một biến thể của máy bay ném bom B-2 Spirit; theo kế hoạch, chiếc B-21 đầu tiên sẽ chính thức cất cánh trong chuyến bay thử vào cuối năm 2021. Ảnh: Máy bay tàng hình B-21 Raide - Nguồn: Wikipedia.
Một số phương tiện truyền thông trích dẫn nguồn tin từ Viện Mitchell của Australia và báo cáo của các quan chức Không quân Mỹ cho biết, B-21 có thể xuyên thủng dễ dàng hệ thống phòng không S-400 của Nga; những chiếc B-21 có thể tự do đi vào vùng nhận dạng phòng không và không hề bị phát hiện cho đến khi phóng tên lửa. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 - Nguồn: Wikipedia.
Kết quả chuyến bay thử đầu tiên sẽ phần nào giải đáp khả năng của B-21 có như kỳ vọng của Không quân Mỹ hay không, đặc biệt là khả năng xuyên thủng và vô hiệu phòng không đối phương. Hiện nay các nhà sản xuất đang thử nghiệm một số hệ thống điện tử hàng không của B-21 trên những máy bay khác. Ảnh: Đồ họa máy bay tàng hình B-21 Raider - Nguồn: Wikipedia.
Những cuộc thử nghiệm đã cho kết quả rất tốt, điều đó cho thấy, chương trình sản xuất B-21 Raider vẫn được thực hiện đúng tiến độ, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-21 “Raider” có tốc độ cận âm, nó hoàn toàn chỉ dựa vào khả năng tàng hình để vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương do máy bay có tốc độ chậm, khả năng cơ động kém và hình dạng to lớn hơn so với các loại máy bay chiến đấu. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Do vậy để tồn tại trong một môi trường phòng không dày đặc, B-21 được trang bị những công nghệ tàng hình mới nhất, trên cơ sở kế thừa những tính năng ưu việt của máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: TASS
Máy bay B-21 ngoài yêu cầu đặc biệt về khả năng sống sót và tàng hình thì còn được trang bị những hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động, trợ giúp tối đa và hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm của phi công; hoặc ở chế độ hoàn toàn không người lái. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Chiếc máy bay ném bom tàng hình mới này vẫn được thiết kế theo sơ đồ “cánh bay” như các loại máy bay ném bom tàng hình của Mỹ trước đó; B-21 có thể mang những loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển hiện đại nhất. Chi phí chế tạo một chiếc B-21 xấp xỉ 500 triệu USD. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Dựa trên những hình ảnh được công khai của chiếc B-21, có thể thấy rõ các cửa hút khí gần như bằng phẳng và phần lớp vỏ động cơ với lớp phủ tinh xảo. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Đây là đặc điểm cho phép giảm sự phản xạ tín hiệu của máy bay trên màn hình radar, và được xem là khía cạnh mang đến sự thay đổi đột phá cho thiết kế máy bay ném bom tàng hình. Ảnh: Đồ họa so sánh máy bay B-21 và B2 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Bên cạnh đó, gờ trước của cánh B-21 không có phần gẫy đột ngột và thiếu các cạnh dốc hơn, giúp tích hợp gờ trước của cánh với phần thân, đặc điểm này không có trên B-2 Spirit. B-21 cũng thiếu hẳn phần mũi khoằm giống B-2. Ảnh: Máy bay ném bom B-2 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Tất cả những sự thay đổi trên được cho mang đến lợi thế về tàng hình; một thay đổi nữa của B-21 là mỗi càng hạ cánh chỉ có 2 bánh xe, thay vì 4 bánh xe như của chiếc B-2 - Nguồn ảnh: Wikipedia.
Điều này cho thấy trọng lượng và kích thước tổng thể của Raider sẽ nhỏ hơn B-2 Spirit; vì vậy tín hiệu phản xạ radar của B-21 càng nhỏ hơn B-2. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Với khả phát hiện mục tiêu tàng hình không quá 150 km của hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, giới quân sự Mỹ có lý do để tin rằng, B-21 không khó để vượt qua hệ thống phòng không Nga và dùng vũ khí tầm xa vô hiệu hệ thống phòng không nguy hiểm này, để cho các loại máy bay chiến đấu khác bước vào chiến đấu. Ảnh: Đồ họa máy bay B-21 - Nguồn: Không quân Mỹ.
Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN