Quân đội Ấn Độ sẽ nhận hệ thống phòng không S-400 Triumf đầu tiên vào cuối năm nay. Mặc dù Ấn Độ đã yêu cầu giao sớm các tổ hợp S-400 do căng thẳng với Trung Quốc ở Đông Ladakh vừa qua; nhưng Nga đã không thể thực hiện, vì nhiều hạn chế liên quan đến sản xuất và công nghệ.Ấn Độ cũng đang trong quá trình thành lập hai phi đội máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất, được ký kết theo thỏa thuận trị giá 7,8 tỷ Euro với Dassault của Pháp vào năm 2016.Các máy bay chiến đấu Rafale giống như S-400, được mệnh danh là kẻ thay đổi cuộc chơi cho Ấn Độ, trước hai đối thủ “truyền kiếp”, đó là Trung Quốc và Pakistan.Hệ thống phòng không S-400, được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, đã được Ấn Độ đặt mua thông qua thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD với Nga, tại Hội nghị thượng đỉnh song phương thường niên Ấn Độ-Nga lần thứ 19 vào năm 2018 tại New Delhi, để đảm bảo nhu cầu an ninh lâu dài của đất nước.Mặt khác, thỏa thuận mua tiêm kích Rafale đã tạo ra một cuộc tranh cãi ở Ấn Độ, với việc Chính phủ đã cắt giảm quá nhiều theo đơn đặt hàng ban đầu, trong chương trình mua sắm máy bay chiến đấu hạng trung (MMRCA) vào năm 2016; từ 126 chiếc, xuống chỉ còn 36 chiếc.Tại sao Ấn Độ lại cắt giảm đến 71% số lượng máy bay chiến đấu theo chương trình MMRCA; lý do là mỗi chiếc Rafale có giá “cắt cổ” đến 241 triệu USD/chiếc, do vậy Ấn Độ không thể “đủ lực” mua đủ số máy bay theo kế hoạch.Phe đối lập Ấn Độ cáo buộc, chi phí cho mỗi chiếc Rafale đã tăng gấp đôi so với thỏa thuận ban đầu, thậm chí còn đắt hơn cả F-22 của Mỹ, trong khi đó tính năng không có gì vượt trội chiến đấu cơ Su-30MKI mà Ấn Độ mua của Nga.Các so sánh gần đây thường được đưa ra giữa máy bay chiến đấu Rafale và hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, xem loại vũ khí nào có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Ấn Độ, nhất là trong một cuộc xung đột tiềm năng với Pakistan và Trung Quốc.Nitin J Ticku, một chuyên gia phân tích chiến lược của tờ EurAsian Times, hy vọng tên lửa S-400 sản xuất từ Nga, sẽ là lựa chọn hàng đầu như vị cứu tinh của Ấn Độ, hơn 36 máy bay Rafale hiện đang được đưa vào biên chế.Với phạm vi phát hiện lên tới 600 km, S-400 sẽ biết được thời điểm máy bay hoặc tên lửa bay trên không phận Pakistan. Với khả năng cơ động cao, S-400 có thể sẵn sàng trong vài phút, để thực hiện một cuộc đánh chặn.Tất cả các radar, tên lửa và bệ phóng của S-400 đều được lắp trên xe tải việt dã chuyên dùng 8x8, khiến chúng khó bị theo dõi và phá hủy. Đồng thời có khả năng cơ động cao, có thể bố trí trận địa trên nhiều địa hình khác nhau của Ấn Độ.Với trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động 92N6E của S-400, còn được gọi là “Grave Stone”, có thể phát hiện 300 mục tiêu cách xa hơn 600 km và đồng thời bắn dẫn cho 4 loại tên lửa khác nhau vào mục tiêu, dựa trên mối đe dọa và tầm bắn.Một khẩu đội S-400 bao gồm một radar tầm xa, một xe chỉ huy, radar thu nhận mục tiêu và hai tiểu đoàn bệ phóng, mỗi bệ phóng có bốn ống phóng; việc thay thế tên lửa sau khi phóng rất nhanh chóng, do ống phóng kiêm hộp bảo quản tên lửa.Thỏa thuận giữa Ấn Độ và Nga trị giá khoảng 5,4 tỷ USD, bao gồm việc chuyển giao 5 trung đoàn S-400, với mỗi trung đoàn quy mô đầy đủ bao gồm 4 tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn được trang bị 9 bệ phóng và 120 tên lửa.Hệ thống tên lửa S-400 sử dụng nhiều loại tên lửa; loại tên lửa đầu tiên được giới thiệu là 48N6DM (48N6E3), đây là phiên bản nâng cấp của 48N6M với hệ thống động cơ đẩy mạnh, có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi 250 km. Nó cũng sử dụng tên lửa của hệ thống S-300PMU trước kia, mà hiện đang có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ.Loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của hệ thống S-400 là 40N6, với khả năng bắn xa tới 400km. Tên lửa sử dụng radar dẫn đường chủ động, có thể đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách rất xa; mục tiêu chủ yếu là các thiết bị gây nhiễu hỗ trợ như J-STARS, AWACS, EA-6B; thậm chí là các máy bay tiếp dầu trên không của đối phương.Với tên lửa đất đối không tầm trung 9M96E và 9M96E2, S-400 có thể bắn các mục tiêu đường không với độ chính xác cao ở cự ly tối đa 120 km. Việc sử dụng nhiều loại tên lửa, giúp S-400 phủ hỏa lực toàn bộ dải phòng không đảm nhiệm, nhưng tiết kiệm được chi phí. Nguồn ảnh: Pinterest. Rafale hiện đang là tiêm kích thế hệ 4++ đắt đỏ bậc nhất thế giới. Nguồn: ArmesPower.
Quân đội Ấn Độ sẽ nhận hệ thống phòng không S-400 Triumf đầu tiên vào cuối năm nay. Mặc dù Ấn Độ đã yêu cầu giao sớm các tổ hợp S-400 do căng thẳng với Trung Quốc ở Đông Ladakh vừa qua; nhưng Nga đã không thể thực hiện, vì nhiều hạn chế liên quan đến sản xuất và công nghệ.
Ấn Độ cũng đang trong quá trình thành lập hai phi đội máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất, được ký kết theo thỏa thuận trị giá 7,8 tỷ Euro với Dassault của Pháp vào năm 2016.
Các máy bay chiến đấu Rafale giống như S-400, được mệnh danh là kẻ thay đổi cuộc chơi cho Ấn Độ, trước hai đối thủ “truyền kiếp”, đó là Trung Quốc và Pakistan.
Hệ thống phòng không S-400, được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, đã được Ấn Độ đặt mua thông qua thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD với Nga, tại Hội nghị thượng đỉnh song phương thường niên Ấn Độ-Nga lần thứ 19 vào năm 2018 tại New Delhi, để đảm bảo nhu cầu an ninh lâu dài của đất nước.
Mặt khác, thỏa thuận mua tiêm kích Rafale đã tạo ra một cuộc tranh cãi ở Ấn Độ, với việc Chính phủ đã cắt giảm quá nhiều theo đơn đặt hàng ban đầu, trong chương trình mua sắm máy bay chiến đấu hạng trung (MMRCA) vào năm 2016; từ 126 chiếc, xuống chỉ còn 36 chiếc.
Tại sao Ấn Độ lại cắt giảm đến 71% số lượng máy bay chiến đấu theo chương trình MMRCA; lý do là mỗi chiếc Rafale có giá “cắt cổ” đến 241 triệu USD/chiếc, do vậy Ấn Độ không thể “đủ lực” mua đủ số máy bay theo kế hoạch.
Phe đối lập Ấn Độ cáo buộc, chi phí cho mỗi chiếc Rafale đã tăng gấp đôi so với thỏa thuận ban đầu, thậm chí còn đắt hơn cả F-22 của Mỹ, trong khi đó tính năng không có gì vượt trội chiến đấu cơ Su-30MKI mà Ấn Độ mua của Nga.
Các so sánh gần đây thường được đưa ra giữa máy bay chiến đấu Rafale và hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, xem loại vũ khí nào có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Ấn Độ, nhất là trong một cuộc xung đột tiềm năng với Pakistan và Trung Quốc.
Nitin J Ticku, một chuyên gia phân tích chiến lược của tờ EurAsian Times, hy vọng tên lửa S-400 sản xuất từ Nga, sẽ là lựa chọn hàng đầu như vị cứu tinh của Ấn Độ, hơn 36 máy bay Rafale hiện đang được đưa vào biên chế.
Với phạm vi phát hiện lên tới 600 km, S-400 sẽ biết được thời điểm máy bay hoặc tên lửa bay trên không phận Pakistan. Với khả năng cơ động cao, S-400 có thể sẵn sàng trong vài phút, để thực hiện một cuộc đánh chặn.
Tất cả các radar, tên lửa và bệ phóng của S-400 đều được lắp trên xe tải việt dã chuyên dùng 8x8, khiến chúng khó bị theo dõi và phá hủy. Đồng thời có khả năng cơ động cao, có thể bố trí trận địa trên nhiều địa hình khác nhau của Ấn Độ.
Với trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động 92N6E của S-400, còn được gọi là “Grave Stone”, có thể phát hiện 300 mục tiêu cách xa hơn 600 km và đồng thời bắn dẫn cho 4 loại tên lửa khác nhau vào mục tiêu, dựa trên mối đe dọa và tầm bắn.
Một khẩu đội S-400 bao gồm một radar tầm xa, một xe chỉ huy, radar thu nhận mục tiêu và hai tiểu đoàn bệ phóng, mỗi bệ phóng có bốn ống phóng; việc thay thế tên lửa sau khi phóng rất nhanh chóng, do ống phóng kiêm hộp bảo quản tên lửa.
Thỏa thuận giữa Ấn Độ và Nga trị giá khoảng 5,4 tỷ USD, bao gồm việc chuyển giao 5 trung đoàn S-400, với mỗi trung đoàn quy mô đầy đủ bao gồm 4 tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn được trang bị 9 bệ phóng và 120 tên lửa.
Hệ thống tên lửa S-400 sử dụng nhiều loại tên lửa; loại tên lửa đầu tiên được giới thiệu là 48N6DM (48N6E3), đây là phiên bản nâng cấp của 48N6M với hệ thống động cơ đẩy mạnh, có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi 250 km. Nó cũng sử dụng tên lửa của hệ thống S-300PMU trước kia, mà hiện đang có trong biên chế của Quân đội Ấn Độ.
Loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của hệ thống S-400 là 40N6, với khả năng bắn xa tới 400km. Tên lửa sử dụng radar dẫn đường chủ động, có thể đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách rất xa; mục tiêu chủ yếu là các thiết bị gây nhiễu hỗ trợ như J-STARS, AWACS, EA-6B; thậm chí là các máy bay tiếp dầu trên không của đối phương.
Với tên lửa đất đối không tầm trung 9M96E và 9M96E2, S-400 có thể bắn các mục tiêu đường không với độ chính xác cao ở cự ly tối đa 120 km. Việc sử dụng nhiều loại tên lửa, giúp S-400 phủ hỏa lực toàn bộ dải phòng không đảm nhiệm, nhưng tiết kiệm được chi phí. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rafale hiện đang là tiêm kích thế hệ 4++ đắt đỏ bậc nhất thế giới. Nguồn: ArmesPower.