Vào sáng ngày 5/6/2020, Không quân Israel đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào các mục tiêu trên lãnh thổ Syria gần thị trấn Masyaf ở vùng nông thôn phía tây tỉnh Hama.Trong cuộc tấn công mới nhất này, máy bay chiến đấu của Không quân Israel vẫn sử dụng chiến thuật, dùng không phận Lebanon làm bàn đạp, lợi dụng các dãy núi cao của thung lũng Beqaa để che giấu đội hình, từ đó phóng tên lửa từ xa. Mặc dù hệ thống phòng không Syria đánh trả quyết liệt, nhưng đã quá muộn.Điều đáng chú ý là kể từ khi máy bay trinh sát điện tử IL-20 của Không quân Nga bị trúng nhầm tên lửa S-200 của phòng không Syria, Nga đã viện trợ tên lửa phòng không S-300 cho Syria và số vũ khí này đã được triển khai chiến đấu; nhưng một lần nữa, S-300 lại giả vờ bị điếc và câm, trong khi các hệ thống phòng không khác không thể đánh chặn được. Cuộc không kích của Israel đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Syria.Chuyên gia quân sự cho rằng, ngoài việc tấn công các mục tiêu quân sự "nhạy cảm" của lực lượng chính phủ Syria, lực lượng Không quân Israel còn có ý định "kích động" tên lửa S-300, để xem mức độ sẵn sàng và quyết tâm chiến đấu của cả vũ khí và kíp chiến đấu. Tuy nhiên, lực lượng phòng không của Syria thà "chịu nhục " hơn là phóng đạn rồi để bị tiêu diệt.Nguyên nhân tên lửa S-300 của Syria không phóng đạn đánh trả máy bay của Israel, được cho là máy bay chiến đấu của Israel đã sử dụng không phận Lebanon để tiến công chứ không xâm phạm vào lãnh thổ Syria. Do đó, rất có thể tên lửa phòng không S-300 của Syria không dám bắn vào máy bay chiến đấu của Israel và chỉ có thể đánh chặn một cách thụ động những tên lửa được phát hiện.Hiệu quả của việc đánh chặn của các hệ thống phòng không của Syria sẽ không cao lắm, vì các máy bay chiến đấu của Israel có thể chủ động chọn thời gian và hướng tấn công; đồng thời chiến thuật tinh quái của Israel cho phép họ có thể đánh sập hệ thống phòng không S-300 theo một kịch bản bất ngờ nhất.Giới quân sự tin rằng, trong cuộc đột kích sáng 5/6, nếu tên lửa S-300 được phóng đi, máy bay chiến đấu của Israel đã giăng sẵn lưới lửa để "úp gọn" hệ thống phòng không hiện đại nhất này của Syria theo một chiến thuật quen thuộc, phóng tên lửa mồi bẫy có tín hiệu giống máy bay chiến đấu của Israel; khi tên lửa S-300 phóng đạn, lập tức dùng tên lửa hành trình hoặc bom có điều khiển tiêu diệt.Tiếp đến là sau khi Moscow đã bàn giao tên lửa S-300 cho Damascus và hoàn thành khóa huấn luyện của kíp chiến đấu, nhưng trên thực tế, người Nga vẫn thông qua việc đồng bộ hóa của hệ thống chỉ huy tự động, để quản lý toàn bộ loại tên lửa tiên tiến nhất này. Ảnh: Hệ thống S-300 có thể cùng lúc theo dõi 24 máy bay địch, phóng 16 đạn, với tầm bắn 250km.Nếu không có lệnh của quân đội Nga thì lực lượng tên lửa phòng không S-300 ở Syria dù sao cũng không thể khai hỏa. Những yếu tố này đã khiến quân đội Syria thất vọng, vì vậy họ đang tìm cách mua tên lửa phòng không từ các quốc gia khác. Thậm chí có báo cáo rằng Iran có thể bán tên lửa phòng không tiên tiến của Syria cho Syria với giá "rẻ".Cũng trong ngày 5/6, Nga đã bàn giao chiếc MiG-29 thứ hai cho Không quân Syria sau chưa đầy hai tuần sửa chữa. Cũng có báo cáo rằng, ngoài MiG-29, Nga cũng đã chuyển cường kích bom Su-24 sang Syria.Hiện cũng không rõ số MiG-29 này từng thuộc sở hữu của Không quân Syria và sau đó được đưa tới Nga để đại tu, hay Nga đã nâng cấp những chiếc MiG-29 của Không quân Nga đã qua sử dụng và chuyển chúng sang Syria?Các chuyên gia cho rằng những chiếc MiG-29 được nâng cấp này sẽ sớm đưa vào trực chiến, chủ yếu là do Không quân Syria đã có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng loại máy bay này. Do đó, các phi công của Không quân Syria có thể bay MiG-29 nâng cấp chỉ sau vài tuần huấn luyện.Tuy nhiên, cũng giống như tên lửa S-300, MiG-29 của Không quân Syria cũng có thể chỉ là một vật trưng bày, giống như tên lửa S-300. Lý do không khác, đó là, Không quân Syria yếu không dám tấn công máy bay chiến đấu của Israel. Nếu dám bắn, chúng sẽ bị tấn công "luôn và ngay". Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Syria.Việc này cũng giống như việc sau khi bắn hạ một chiếc F-4E của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Không quân Syria đã phải giữ thái độ "im lặng" mà không dám bắn vào máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bay quanh biên giới. Lý do là khi đối mặt với Không quân Israel và Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, Không quân Syria gần như bất lực. Ảnh: Cường kích bom Su-24 của Syria bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 1/4/2020.Các chuyên gia cho biết, mặc dù Không quân Syria hiện có một số vũ khí như tên lửa S-300 hoặc máy bay chiến đấu MiG-29, nhưng chúng vẫn còn quá yếu về số lượng và chất lượng, khó có thể làm khó dễ cho không quân Israel. Ảnh: Một hệ thống phòng không Pantsir S-1 của Syria bị không quân Israel phá hủy.Cùng với đó là thái độ "lập lờ" khó hiểu của Nga; có thể tên lửa S-300 của Syria chỉ tiến công các loại UAV và máy bay MiG-29 thực hiện tiến công các mục tiêu mặt đất với lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria mà thôi. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Syria. Video Bên trong căn cứ quân sự ở Syria - Nguồn: Reuters
Vào sáng ngày 5/6/2020, Không quân Israel đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào các mục tiêu trên lãnh thổ Syria gần thị trấn Masyaf ở vùng nông thôn phía tây tỉnh Hama.
Trong cuộc tấn công mới nhất này, máy bay chiến đấu của Không quân Israel vẫn sử dụng chiến thuật, dùng không phận Lebanon làm bàn đạp, lợi dụng các dãy núi cao của thung lũng Beqaa để che giấu đội hình, từ đó phóng tên lửa từ xa. Mặc dù hệ thống phòng không Syria đánh trả quyết liệt, nhưng đã quá muộn.
Điều đáng chú ý là kể từ khi máy bay trinh sát điện tử IL-20 của Không quân Nga bị trúng nhầm tên lửa S-200 của phòng không Syria, Nga đã viện trợ tên lửa phòng không S-300 cho Syria và số vũ khí này đã được triển khai chiến đấu; nhưng một lần nữa, S-300 lại giả vờ bị điếc và câm, trong khi các hệ thống phòng không khác không thể đánh chặn được. Cuộc không kích của Israel đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Syria.
Chuyên gia quân sự cho rằng, ngoài việc tấn công các mục tiêu quân sự "nhạy cảm" của lực lượng chính phủ Syria, lực lượng Không quân Israel còn có ý định "kích động" tên lửa S-300, để xem mức độ sẵn sàng và quyết tâm chiến đấu của cả vũ khí và kíp chiến đấu. Tuy nhiên, lực lượng phòng không của Syria thà "chịu nhục " hơn là phóng đạn rồi để bị tiêu diệt.
Nguyên nhân tên lửa S-300 của Syria không phóng đạn đánh trả máy bay của Israel, được cho là máy bay chiến đấu của Israel đã sử dụng không phận Lebanon để tiến công chứ không xâm phạm vào lãnh thổ Syria. Do đó, rất có thể tên lửa phòng không S-300 của Syria không dám bắn vào máy bay chiến đấu của Israel và chỉ có thể đánh chặn một cách thụ động những tên lửa được phát hiện.
Hiệu quả của việc đánh chặn của các hệ thống phòng không của Syria sẽ không cao lắm, vì các máy bay chiến đấu của Israel có thể chủ động chọn thời gian và hướng tấn công; đồng thời chiến thuật tinh quái của Israel cho phép họ có thể đánh sập hệ thống phòng không S-300 theo một kịch bản bất ngờ nhất.
Giới quân sự tin rằng, trong cuộc đột kích sáng 5/6, nếu tên lửa S-300 được phóng đi, máy bay chiến đấu của Israel đã giăng sẵn lưới lửa để "úp gọn" hệ thống phòng không hiện đại nhất này của Syria theo một chiến thuật quen thuộc, phóng tên lửa mồi bẫy có tín hiệu giống máy bay chiến đấu của Israel; khi tên lửa S-300 phóng đạn, lập tức dùng tên lửa hành trình hoặc bom có điều khiển tiêu diệt.
Tiếp đến là sau khi Moscow đã bàn giao tên lửa S-300 cho Damascus và hoàn thành khóa huấn luyện của kíp chiến đấu, nhưng trên thực tế, người Nga vẫn thông qua việc đồng bộ hóa của hệ thống chỉ huy tự động, để quản lý toàn bộ loại tên lửa tiên tiến nhất này. Ảnh: Hệ thống S-300 có thể cùng lúc theo dõi 24 máy bay địch, phóng 16 đạn, với tầm bắn 250km.
Nếu không có lệnh của quân đội Nga thì lực lượng tên lửa phòng không S-300 ở Syria dù sao cũng không thể khai hỏa. Những yếu tố này đã khiến quân đội Syria thất vọng, vì vậy họ đang tìm cách mua tên lửa phòng không từ các quốc gia khác. Thậm chí có báo cáo rằng Iran có thể bán tên lửa phòng không tiên tiến của Syria cho Syria với giá "rẻ".
Cũng trong ngày 5/6, Nga đã bàn giao chiếc MiG-29 thứ hai cho Không quân Syria sau chưa đầy hai tuần sửa chữa. Cũng có báo cáo rằng, ngoài MiG-29, Nga cũng đã chuyển cường kích bom Su-24 sang Syria.
Hiện cũng không rõ số MiG-29 này từng thuộc sở hữu của Không quân Syria và sau đó được đưa tới Nga để đại tu, hay Nga đã nâng cấp những chiếc MiG-29 của Không quân Nga đã qua sử dụng và chuyển chúng sang Syria?
Các chuyên gia cho rằng những chiếc MiG-29 được nâng cấp này sẽ sớm đưa vào trực chiến, chủ yếu là do Không quân Syria đã có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng loại máy bay này. Do đó, các phi công của Không quân Syria có thể bay MiG-29 nâng cấp chỉ sau vài tuần huấn luyện.
Tuy nhiên, cũng giống như tên lửa S-300, MiG-29 của Không quân Syria cũng có thể chỉ là một vật trưng bày, giống như tên lửa S-300. Lý do không khác, đó là, Không quân Syria yếu không dám tấn công máy bay chiến đấu của Israel. Nếu dám bắn, chúng sẽ bị tấn công "luôn và ngay". Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Syria.
Việc này cũng giống như việc sau khi bắn hạ một chiếc F-4E của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Không quân Syria đã phải giữ thái độ "im lặng" mà không dám bắn vào máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bay quanh biên giới. Lý do là khi đối mặt với Không quân Israel và Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, Không quân Syria gần như bất lực. Ảnh: Cường kích bom Su-24 của Syria bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 1/4/2020.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù Không quân Syria hiện có một số vũ khí như tên lửa S-300 hoặc máy bay chiến đấu MiG-29, nhưng chúng vẫn còn quá yếu về số lượng và chất lượng, khó có thể làm khó dễ cho không quân Israel. Ảnh: Một hệ thống phòng không Pantsir S-1 của Syria bị không quân Israel phá hủy.
Cùng với đó là thái độ "lập lờ" khó hiểu của Nga; có thể tên lửa S-300 của Syria chỉ tiến công các loại UAV và máy bay MiG-29 thực hiện tiến công các mục tiêu mặt đất với lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria mà thôi. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Syria.
Video Bên trong căn cứ quân sự ở Syria - Nguồn: Reuters