RPK hay Ruchnoy Pulemyot Kalashnikova là một trong những dòng súng trung liên có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và chỉ xếp sau trung liên RPD về số lượng được trang bị. Đây cũng là một trong những mẫu súng được đích thân thiết kế sư thiên tài Mikhail Kalashnikov của Liên Xô thiết kế trong cuối những năm 1950. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam, trung liên RPK đóng vai trò như một mẫu vũ khí hỗ trợ hỏa lực, súng máy cá nhân ở cấp tiểu đội bộ binh cùng với súng máy đa năng PK hoặc PKM trang bị ở cấp trung đội tạo thành một lưới hỏa lực bắn thẳng tự động. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Trong ảnh là Hải quân Đánh bộ Việt Nam với trung liên RPK trong nhiệm vụ đổ bộ đường không, bản thân khẩu súng này khá thích hợp với các đơn vị trinh sát với cũng cấp mật độ hỏa lực mạnh hơn hẳn so với súng trường tấn công thông thường nhưng lại nhẹ và cơ động hơn các súng máy. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân đân.Chính điều này đã biến RPK trở thành một trong những dòng súng máy hạng nhẹ phổ biến nhất thế giới và dần thay thế các mẫu súng trung liên như DP và RPD trong biên chế Quân đội Liên Xô sau khi nó chính thức được đưa vào trang bị trong năm 1960. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Về thiết kế, RPK là sự kết hợp giữa súng trường tấn công AKM và trung liên RPD (chỉ phần báng súng), dĩ nhiên mẫu trung liên này cũng sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62×39mm tương tự như của AK-47/AKM. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Với thiết kế định hướng trở thành một mẫu súng máy cá nhân, RPK đi kèm một nòng súng dài với giá đỡ có thể điều chỉnh, một chụp bù giật đầu nòng tăng cường, một báng súng cải tiến, giúp cầm nắm dễ dàng hơn trong những loạt bắn dài. RPK có thể được sử dụng như một mẫu súng máy đa nâng khi có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Giống như AK-47/AKM, trung liên RPK là sự kết hợp hoàn hảo giữa “gỗ và thép” mang đến độ tin cậy và sự bền bỉ cho khẩu súng trên chiến trường. Trọng lượng của RPK cũng không quá lớn chỉ 4.8kg khi chưa có đạn (ở AK-47 là 3.8kg); chiều dài súng 1.040mm; chiều dài nòng 590mm. Nguồn ảnh: Kalashnikov.RPK thừa kế các đặc tính đáng tin cậy, ít hỏng hóc, dễ bảo dưỡng sửa chữa của dòng súng tiểu liên Kalashnikov, một số bộ phận có thể hoán đổi với AK-47/AKM (luôn sẵn có), hộp tiếp đạn có thể dùng chung. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Cơ cấu hoạt động của trung liên RPK sử dụng là trích khí xung, khóa nòng then xoay hai tai, bắn khi bệ khóa nòng đóng. Tốc độ bắn trên lý thuyết có thể đạt 600 phát/phút (thực tế 150 phát/phút), sơ tốc đầu nòng 745m/s, tầm bắn hiệu quả 800m, tầm bắn xa nhất 2.500m. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Để tăng mật độ hỏa lực của RPK, các thiết kế sư Nga trang bị cho mẫu trung liên này hộp tiếp đạn lớn hơn so với AK với khả năng mang theo từ 45-75 viên, ngoài ra mẫu súng này còn có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên của AK-47/AKM cũng như nhiều kiểu hộp tiếp đạn chuẩn Liên Xô khác. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Trên đường tiến công RPK bắn yểm trợ bám sát như một súng trường tiến công hỏa lực mạnh. Nhưng khi tác chiến phòng thủ, súng từ vị trí bắn trong công sự, sử dụng giá hai chân, tương tự như các súng máy dây băng. Súng cũng có thể dùng điểm xạ như súng trường chiến đấu đối với các mục tiêu xa. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Ngoài thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn như trên AK-47/AKM, súng còn có thể lắp thêm kính ngắm bắn tỉa quang học hoặc hồng ngoại chuyên dụng. Trung liên RPK còn được đánh giá là loại vũ khí lý tưởng cho nhiệm vụ tác chiến trong môi trường đô thị hoặc ở những vùng rừng núi. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Tuy vậy, RPK cũng mang trên mình nhược điểm cơ bản của một khẩu trung liên đó là nòng súng không được thiết kế để có thể thay thế nhanh trên chiến trường, cùng với tốc độ bắn chậm. Nòng súng của RPK cũng nhanh nóng dẫn đến đường đạn không ổn định làm giảm độ chính xác của súng khi tác xạ liên tục. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Bất chấp việc mang trên mình một số nhược điểm không thể khắc phục thì RPK vẫn là một trong những mẫu súng máy thành công nhất của Liên Xô kể từ sau Thế chiến thứ 2, bên cạnh những cái tên nổi tiếng khác như AK-47 và súng chống tăng RPG-7. Ở Việt Nam, RPK cũng được nội địa hóa với biến thể trung liên TUL-1 do nhà máy Z111 sản xuất. Nguồn ảnh: Kalashnikov.Mời độc giả xem video: Cận cảnh cấu tạo súng trung liên RPK. (nguồn Kalashnikov)
RPK hay Ruchnoy Pulemyot Kalashnikova là một trong những dòng súng trung liên có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và chỉ xếp sau trung liên RPD về số lượng được trang bị. Đây cũng là một trong những mẫu súng được đích thân thiết kế sư thiên tài Mikhail Kalashnikov của Liên Xô thiết kế trong cuối những năm 1950. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam, trung liên RPK đóng vai trò như một mẫu vũ khí hỗ trợ hỏa lực, súng máy cá nhân ở cấp tiểu đội bộ binh cùng với súng máy đa năng PK hoặc PKM trang bị ở cấp trung đội tạo thành một lưới hỏa lực bắn thẳng tự động. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Trong ảnh là Hải quân Đánh bộ Việt Nam với trung liên RPK trong nhiệm vụ đổ bộ đường không, bản thân khẩu súng này khá thích hợp với các đơn vị trinh sát với cũng cấp mật độ hỏa lực mạnh hơn hẳn so với súng trường tấn công thông thường nhưng lại nhẹ và cơ động hơn các súng máy. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân đân.
Chính điều này đã biến RPK trở thành một trong những dòng súng máy hạng nhẹ phổ biến nhất thế giới và dần thay thế các mẫu súng trung liên như DP và RPD trong biên chế Quân đội Liên Xô sau khi nó chính thức được đưa vào trang bị trong năm 1960. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Về thiết kế, RPK là sự kết hợp giữa súng trường tấn công AKM và trung liên RPD (chỉ phần báng súng), dĩ nhiên mẫu trung liên này cũng sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62×39mm tương tự như của AK-47/AKM. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Với thiết kế định hướng trở thành một mẫu súng máy cá nhân, RPK đi kèm một nòng súng dài với giá đỡ có thể điều chỉnh, một chụp bù giật đầu nòng tăng cường, một báng súng cải tiến, giúp cầm nắm dễ dàng hơn trong những loạt bắn dài. RPK có thể được sử dụng như một mẫu súng máy đa nâng khi có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trên chiến trường. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Giống như AK-47/AKM, trung liên RPK là sự kết hợp hoàn hảo giữa “gỗ và thép” mang đến độ tin cậy và sự bền bỉ cho khẩu súng trên chiến trường. Trọng lượng của RPK cũng không quá lớn chỉ 4.8kg khi chưa có đạn (ở AK-47 là 3.8kg); chiều dài súng 1.040mm; chiều dài nòng 590mm. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
RPK thừa kế các đặc tính đáng tin cậy, ít hỏng hóc, dễ bảo dưỡng sửa chữa của dòng súng tiểu liên Kalashnikov, một số bộ phận có thể hoán đổi với AK-47/AKM (luôn sẵn có), hộp tiếp đạn có thể dùng chung. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Cơ cấu hoạt động của trung liên RPK sử dụng là trích khí xung, khóa nòng then xoay hai tai, bắn khi bệ khóa nòng đóng. Tốc độ bắn trên lý thuyết có thể đạt 600 phát/phút (thực tế 150 phát/phút), sơ tốc đầu nòng 745m/s, tầm bắn hiệu quả 800m, tầm bắn xa nhất 2.500m. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Để tăng mật độ hỏa lực của RPK, các thiết kế sư Nga trang bị cho mẫu trung liên này hộp tiếp đạn lớn hơn so với AK với khả năng mang theo từ 45-75 viên, ngoài ra mẫu súng này còn có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên của AK-47/AKM cũng như nhiều kiểu hộp tiếp đạn chuẩn Liên Xô khác. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Trên đường tiến công RPK bắn yểm trợ bám sát như một súng trường tiến công hỏa lực mạnh. Nhưng khi tác chiến phòng thủ, súng từ vị trí bắn trong công sự, sử dụng giá hai chân, tương tự như các súng máy dây băng. Súng cũng có thể dùng điểm xạ như súng trường chiến đấu đối với các mục tiêu xa. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Ngoài thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn như trên AK-47/AKM, súng còn có thể lắp thêm kính ngắm bắn tỉa quang học hoặc hồng ngoại chuyên dụng. Trung liên RPK còn được đánh giá là loại vũ khí lý tưởng cho nhiệm vụ tác chiến trong môi trường đô thị hoặc ở những vùng rừng núi. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Tuy vậy, RPK cũng mang trên mình nhược điểm cơ bản của một khẩu trung liên đó là nòng súng không được thiết kế để có thể thay thế nhanh trên chiến trường, cùng với tốc độ bắn chậm. Nòng súng của RPK cũng nhanh nóng dẫn đến đường đạn không ổn định làm giảm độ chính xác của súng khi tác xạ liên tục. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Bất chấp việc mang trên mình một số nhược điểm không thể khắc phục thì RPK vẫn là một trong những mẫu súng máy thành công nhất của Liên Xô kể từ sau Thế chiến thứ 2, bên cạnh những cái tên nổi tiếng khác như AK-47 và súng chống tăng RPG-7. Ở Việt Nam, RPK cũng được nội địa hóa với biến thể trung liên TUL-1 do nhà máy Z111 sản xuất. Nguồn ảnh: Kalashnikov.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh cấu tạo súng trung liên RPK. (nguồn Kalashnikov)